Khoa học xã hội và nhân văn các ngành

Khi nhắc đến ngành khoa học Xã hội và Nhân văn, mọi người thường có suy nghĩ đây là một khối ngành rộng lớn, khô khan, rập khuôn và thường chỉ dành cho những bạn học giỏi khối C. Tuy nhiên, liệu những định kiến ấy về khối ngành này liệu có đúng?

Ngành xã hội và nhân văn là gì?

Xã hội nhân văn là một lĩnh vực rất rộng lớn. Nó bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện của con người trong thế giới. Nhân văn còn có tên gọi khác là nhân văn học được hiểu nhân có nghĩa là người, văn trong văn hóa. Do vậy, nhân văn là ngành học nghiên cứu về văn hóa của con người và sử dụng các phương pháp như lập luận, phân tích, suy đoán và có những yếu tố lịch sử. Đây cũng là điểm khác biệt so với cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên.

Các ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể kể đến bao gồm: Nhân chủng học, Xã hội học, Tâm lý học xã hội, Khoa học chính trị, Kinh tế, khoa học kinh doanh và quản trị, Địa lý Kinh tế xã hội, Giáo dục – phát triển nguồn nhân lực, Lịch sử, Luật học.

Một số ngành xã hội và nhân văn tiêu biểu

Tổ hợp xã hội và nhân văn có rất nhiều chuyên ngành khác nhau cho các bạn học sinh, sinh viên có thể lựa chọn. Dưới đây là một số nhóm ngành tiêu biểu mà các bạn có thể tham khảo:

Xã hội học

Khoa học nghiên cứu về xã hội, hành vi giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân và tập thể, và cấu trúc xã hội bao gồm: các hệ thống xã hội, kỳ vọng xã hội, tầng lớp xã hội, các hoạt động di tản và di cư, hệ thống luật pháp, tôn giáo, y học, giới tính, chủng tộc… Một số lĩnh vực chuyên sâu hơn trong Xã hội học bao gồm Toàn cầu hóa, Chủng tộc học, Gia đình, Bất bình đẳng xã hội, Kiến thức, Địa lý, Sức khỏe và Bệnh tật, Thị trường lao động, Tín ngưỡng.

Nhân chủng học

Nhân chủng học là chuyên ngành nghiên cứu về những khía cạnh tạo nên con người và hành vi của con người với góc độ cá nhân và sống trong tập thể. Nhân chủng học nghiên cứu về:

  • Lịch sử phát triển của con người thông qua những vật thể con người tạo ra trong lịch sử (Khảo cổ học);

  • Cấu tạo cơ thể, cách thức con người thích ứng với các điều kiện, môi trường khác nhau, nguyên nhân của dịch bệnh,… (Sinh học);

  • Cách thức con người sinh sống ở những địa điểm khác nhau và thế giới quanh ta, cách con người suy nghĩ và hành xử, tương tác với những người khác (Nhân văn học)

  • Cách con người giao tiếp trên hành tinh, sự liên kết giữa ngôn ngữ với cách con người nhìn về thế giới (Ngôn ngữ học)

Khoa học chính trị

Khoa học chính trị nghiên cứu về hệ thống chính trị, phân tích các hoạt động động chính trị, tư duy, quan điểm và hành vi chính trị, bao gồm lý thuyết và thực tiễn về chính trị và quản lý công theo từng cấp độ: địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.

Một số lĩnh vực chính trong Khoa học chính trị

  • Lý luận chính trị: nghiên cứu về nền tảng các cộng đồng và tổ chức chính trị; tập trung vào bản chất con người và mục đích đạo đức của hiệp hội chính trị

  • Quan hệ quốc tế: nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và vai trò của các tổ chức quốc tế – đa quốc gia như Liên Hợp Quốc và các doanh nghiệp đa quốc gia; Chiến tranh và Hòa bình; Thương mại, Truyền thông, Đầu tư và Tài chính quốc tế

  • Quản lý Hành chính công: nghiên cứu việc áp dụng, thực hiện các chính sách của Chính phủ thông qua các cơ quan nhà nước, dịch vụ công cộng.

Luật học

Hệ thống các luật lệ, quy định, được ban hành và thực hiện bởi các cơ quan chức năng. Luật định hình chính trị, Kinh tế và xã hội và là công cụ hòa giải chính giữa quan hệ con người.

Giáo dục

Khoa học nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp sư phạm, dạy và học, cách thức truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, đánh giá tích cực và phát triển Tri thức. Giáo dục cũng là một trong những khía cạnh cơ bản lan truyền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác

Tâm lý học

Khoa học nghiên cứu về chức năng và hành vi tinh thần của con người hoặc động vật. Một nhà tâm lý học luôn cố gắng để hiểu vai trò của các chức năng tinh thần trong hành vi cá nhân và xã hội, khám phá các quá trình sinh lý và thần kinh cơ bản, từ đó hiểu được những nguyên nhân tạo ra hành vi hay thái độ hiện tại của con người.

Quản trị học

Khoa học xã hội nghiên cứu chuyên sâu về Quản lý trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh và hoạt động tổ chức; giúp mọi người cùng nhau hoàn thành các mục tiêu mong muốn. Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp nhân sự, lãnh đạo hoặc chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức (nhóm gồm nhiều người hoặc tổ chức) hoặc nỗ lực hoàn thành mục tiêu; triển khai và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tài nguyên công nghệ và tài nguyên thiên nhiên.

Quản trị nguồn nhân lực

Khoa học nghiên cứu chuyên sâu về các hệ thống, chính sách, phương thức quản trị hiệu quả, tối ưu và phát triển nguồn lực nhân sự trong một tổ chức. Ba nhóm lĩnh vực chính trong quản trị nguồn nhân lực bao gồm: Tuyển dụng; Chính sách nhân sự; Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Quản trị nguồn nhân lực cũng hướng tới mục tiêu không ngừng tăng năng suất của một tổ chức thông qua đội ngũ nhân sự và các hệ thống, công cụ phục vụ cho công việc cá nhân và làm việc nhóm.

Vai trò của ngành xã hội và nhân văn

Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh vực quan trọng trong nền khoa học của hầu hết mọi quốc gia. Trong lịch sử phát triển, các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại nói chung cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng, quốc gia nói riêng. Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn giúp cho người ta có những góc nhìn đa dạng về thực tại cuộc sống, có những lý giải, diễn giải các quá trình vận động và phát triển, cũng như đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, hệ quả, các mối quan hệ và dự đoán những diễn biến tiếp theo của các sự kiện, hiện tượng trong đời sống con người.

Khoa học xã hội và nhân văn, một mặt là sản phẩm của quá trình sáng tạo của con người nên nó có tính lịch sử và mang tính chất của từng thời đại khác nhau và nó vận động theo sự vận động và phát triển của xã hội. Nhưng khoa học xã hội nhân văn cũng là một lĩnh vực khoa học nên nó có tính dự báo và góp phần vào việc cải tạo, biến đổi xã hội ở những mức độ khác nhau. Vậy nên, các ngành khoa học xã hội nhân văn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, cộng đồng hay địa phương cũng đóng một vai trò vô cùng to lớn.

Trong bối cảnh hiện nay, các ngành khoa học xã hội và nhân văn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, nhất là theo các định hướng và chiến lược phát triển bền vững và phát triển hài hoà. Trước hết là vai trò về nhận thức luận. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn giúp con người nhận thức rõ hơn về bản chất và sự biến đổi của xã hội loài người, và cả về cảnh quan sinh thái liên quan đến cuộc sống con người. Những diễn giải có tính khoa học giúp cho các tổ chức chính trị, nhà nước và các cộng đồng tìm kiếm những chiến lược phát triển hợp lý hơn. Khoa học xã hội và nhân văn cũng là cơ sở nền tảng để con người lựa chọn chương trình hành động sao cho hợp lý và hiệu quả hơn, phù hợp với bối cảnh cụ thể. Và cuối cùng, khoa học xã hội và nhân văn cũng có vai trò dự báo các xu thế biến đổi nhằm giúp cho con người lường trước, tính toán để giảm thiểu rủi ro hay tránh được những hậu quả nặng nề mà sự biến đổi có thể mang lại.

Như vậy, có thể thấy, các ngành học của ngành xã hội và nhân văn khá đa dạng với cơ hội việc làm cao. Vai trò của các ngành xã hội và nhân văn đối với xã hội cũng vô cùng lớn. Vậy nên, khi quyết tâm theo đuổi các ngành của xã hội và nhân văn, các bạn cần xác định rõ lộ trình học tập và làm việc để thành công cũng như cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách “Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì” ở dưới nhé. Cuốn sách là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả – những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã Hội Nhân Văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao…

Ngành khoa học xã hội và nhân văn là gì? - Spiderum Store

Sách Người trong muôn nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.

Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?

Thực tế, Ngành Xã hội Nhân văn đang ngày một khẳng định vai trò của mình khi thế giới phát triển, kéo theo hàng loạt các vấn đề leo thang: xung đột văn hóa, con người rệu rã trong áp lực, khủng hoảng bản sắc cá nhân, phát sinh các vấn đề sức khỏe tinh thần,… nhu cầu thấu hiểu bản thân và các mối quan hệ ngày một nâng cao. Như vậy, ngành Xã Hội Nhân Văn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới với đa dạng các ngành nghề: nhà báo; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao…