Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã kéo theo các ngành nghề khác. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu làm quen với việc dùng Smart Contract thay cho hợp đồng truyền thống.
1. Smart Contract là gì?
Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là các chương trình chạy trên blockchain, tự động thực hiện, kiểm soát và ghi lại những sự kiện, hành động có liên quan đến nhau về mặt pháp lý dựa theo những điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận.
Hai bên trong hợp đồng có thể đưa ra những cam kết thông qua blockchain mà không cần phải biết về danh tính hay tin tưởng lẫn nhau mà vẫn đảm bảo nếu các điều kiện của hợp đồng không được thỏa mãn thì hợp đồng sẽ không được thực thi, đồng thời có thể tự động hóa quy trình, kích thích hành động tiếp theo nếu đáp ứng được các điều kiện.
Hợp đồng thông minh – Smart Contract đang được sử dụng nhiều
2. Ưu và nhược điểm của hợp đồng thông minh
Sử dụng Smart Contract có những lợi ích như: Smart Contract có khả năng tùy chỉnh cao nên có thể thiết kế theo những cách khác nhau tùy theo loại dịch vụ và giải pháp. Nó cũng là các chương trình phi tập trung và tự thực hiện, giúp tăng tính minh bạch, giảm chi phí hoạt động và tăng hiệu quả vận hành.
Bên cạnh đó, hợp đồng thông minh cũng tồn tại một vài mặt hạn chế: Smart Contract dựa trên hệ thống blockchain nên một khi đã được viết ra sẽ không thể sửa đổi, nếu muốn thay đổi thì chỉ có cách viết lại một hợp đồng mới.
Smart Contract cũng có những điểm mạnh và hạn chế
Hợp đồng thông minh cũng là sản phẩm từ Blockchain, mà Blockchain hiện vẫn chưa được bảo vệ bởi pháp lý nên khi có lỗi xảy ra, người dùng không được chính phủ bảo vệ quyền lợi.
3. Vai trò của Smart Contract
Vì hợp Smart Contract là một chương trình chạy trên blockchain, nên người dùng sẽ cần gửi các giao dịch đến blockchain để các mã được xác định và khóa logic, thì mới có thể chạy chương trình.
Sự ra đời của Smart Contract nhằm mục đích loại bỏ các bên trung gian liên quan đến quy trình kinh doanh truyền thống, làm đơn giản hóa các giao dịch kinh doanh giữa các bên, giảm sự chậm trễ thanh toán, rủi ro có sai sót và sự phức tạp của hợp đồng thông thường. Lợi thế đặc biệt của loại hợp đồng này là cho phép thực hiện các giao dịch đáng tin cậy mà không cần trung gian.
Smart Contract loại bỏ các bên trung gian làm đơn giản hóa các giao dịch
4. Cách thức hoạt động của Smart Contract
Smart Contract hoạt động tuân theo các câu lệnh “nếu… thì…” nên sẽ thực thi một tác vụ cụ thể trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện nhất định. Hợp đồng thông minh đề cập đến một thuật toán được thiết kế để hình thành, kiểm soát và cung cấp thông tin về chủ sở hữu nội dung, nó là một chương trình chạy trên blockchain để xác minh hoặc thực hiện các giao dịch đáng tin cậy một cách độc lập.
Trong mỗi Smart Contract bao gồm: Chữ ký giữa hai hoặc nhiều bên, chủ thể hợp đồng, các điều khoản. Tất cả các điều khoản này được mã hóa, khi hệ thống kiểm tra, xác minh các điều kiện đã hoàn thành thì hợp đồng sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
Dựa vào những điều trên, nhà phát triển sẽ lập trình ra Smart Contract để doanh nghiệp và cá nhân sử dụng theo nhu cầu cụ thể. Chỉ bên được cấp quyền mới có thể xem kết quả và không thể tự ý thay đổi giao dịch trong Smart Contract.
Smart Contract sẽ thực thi theo điều kiện nếu … thì…
5. Các ứng dụng của Smart Contract
Smart Contract được ứng dụng nhiều, đặc biệt là đối với lĩnh vực tiền điện tử. Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên đặt nền tảng cơ bản cho việc thiết lập Smart Contract trên Blockchain, tuy còn sơ khai. Phải đến khi Ethereum phát triển Smart Contract trở thành nghiệp vụ nền tảng chạy trên Ethereum một cách chính xác và không bị lỗi gián đoạn, giả mạo cũng như bị can thiệp bởi bên thứ ba thì loại hợp đồng này mới trở nên phổ biến.
Hợp đồng thông minh loại bỏ các bên giao dịch trung gian, khắc phục những bất cập về vấn đề bảo mật, pháp lý, gian lận, kiểm duyệt … tiết kiệm thời gian và nhân lực.
Bên cạnh đó,hợp đồng thông minh còn được ứng dụng vào các hoạt động của nhiều tổ chức như: Bảo vệ hiệu quả thuốc Sonoko và IBM, tăng cường mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp của Home Depot, WE.Trade tổ chức các hoạt động thương mại quốc tế hiệu quả hơn
6. Rủi ro khi sử dụng Smart Contract
Rủi ro lớn nhất là hợp đồng thông minh có khả năng bị tấn công và có lỗi.
Do hợp đồng không thể sửa đổi nên nếu nhà phát triển viết sai bất cứ điều khoản nào sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hợp đồng và phải viết lại từ đầu hoặc có thể gây thiệt hại nặng nề.
Việc lưu trữ Smart Contract đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều
7. So sánh hợp đồng thông minh với hợp đồng truyền thống
Hợp đồng thông minh được giao kết bằng phương tiện điện tử, sử dụng chữ ký điện tử thay vì giao kết trên giấy và ký tay như hợp đồng truyền thống.
Smart Contract được tạo ra bởi ngôn ngữ lập trình, các điều khoản không chịu sự can thiệp của con người giúp cho việc thực thi hợp đồng công minh và chính xác. Trong khi đó hợp đồng truyền thống do chuyên gia pháp lý tạo ra dựa vào những tài liệu cụ thể, văn bản pháp luật và cần bên thứ ba giúp thực thi.
Việc lưu trữ hợp đồng thông minh dễ dàng, thuận tiện hơn, thay vì phải lưu bản hợp đồng giấy như thông thường, Smart Contract được lưu trữ trên các nền tảng số, không lo thất lạc, hư hỏng.
Có thể thấy mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận Smart Contract đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức hợp đồng này. Nếu bạn yêu thích tìm hiểu về tài chính và đầu tư, hãy theo dõi TOPI để biết thêm nhiều kiến thức mới nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!