Drama là gì?
Trong tiếng Anh, Drama được hiểu là “kịch”. Đó là những vở kịch hoặc phim chính kịch, hoặc đơn giản hơn là một câu chuyện nào đó có cốt truyện khá dài, diễn biến phức tạp và gay cấn được thể hiện qua các nhân vật. Đặc biệt Drama cần phải có diễn biến tâm lý nhân vật được đẩy lên đỉnh điểm của sự mâu thuẫn, có cao trào.
Drama rất đa dạng về nội dung: hành động, tâm lý, hài, có cả những Drama kết hợp cả hai hoặc ba.
Drama có nguồn gốc từ đâu?
Drama thực ra đã được sử dụng từ rất lâu không phải mới cách đây vài năm như nhiều người nhầm tưởng. Drama bắt nguồn từ một từ Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “hành động”, được nhà hiền triết Aristoteles sử dụng trong tác phẩm “Poetics” (Nghệ thuật Thi ca) từ thế kỉ IV TCN. Ông cho rằng “drama” là kịch – một dạng tác phẩm thơ mộng có tính “hành động”.
Drama trên Facebook là gì?
Drama là từ mà cũng được rất nhiều bạn trẻ sử dụng thường xuyên trên Facebook để ám chỉ những tình huống trớ trêu, bất ngờ đan xen những yếu tố hài hước.
Ngoài ra Drama thường là những câu chuyện mang tính phơi bày, bóc phốt các vụ scandal có tác động đến cộng đồng, xã hội, khiến người ta phải chú ý theo dõi, hưởng ứng liên tục.
“Hít drama” được hiểu là sự hóng hớt, thưởng thức, bàn tán về những câu chuyện, những chủ đề hot hay phốt trên mạng xã hội.
Một số cách hiểu của Drama
Theo nghĩa gốc, Drama là “tuồng, kịch”. Tuy nhiên ngày nay ý nghĩa của từ này đã được mở rộng hơn với nhiều cách sử dụng và hiểu theo đa dạng nghĩa.
1. Drama – phim nhiều tập
Thông thường, Drama được hiểu là thể loại phim có nhiều tập. Ví dụ: Một số bộ phim mang tính Drama của Hàn Quốc từng làm mưa làm gió trên màn ảnh: Hậu duệ mặt trời, Vì sao đưa anh tới, Ngôi nhà hạnh phúc, Penthouse…
2. Drama – tính kịch
Drama được sử dụng với nghĩa “tính kịch” khi một câu chuyện đời thật nhưng nghe như hư cấu. Cách nói này ngày càng trở nên phổ biến hơn cùng với sự phát triển của Internet và các mạng xã hội như Facebook, Instagram,…
Ví dụ: Drama trong chương trình Vietnam’s Next Top Model là không thiếu những khoảnh khắc kịch tính lôi cuốn người xem.
3. Truyện Drama
Drama cũng được dùng như một thuật ngữ trong anime và manga Nhật Bản. Những truyện Drama tập trung vào thể loại bi kịch, tình cảm, trinh thám,…
Ví dụ: Một số truyện Drama của Nhật Bản từng là cả một bầu trời tuổi thơ: Vua Hải Tặc, Doremon, Bảy Viên Ngọc Rồng, …
4. Web Drama
Web Drama là dạng phim dài tập được phát sóng trực tiếp trên mạng mà không cần đến truyền hình truyền thống. Các nhà sản xuất có thể thu lợi nhuận từ lượt view và quảng cáo.
5. Drama Queen và Drama King
Drama Queen là nữ hoàng phim truyền hình, Drama King là ông hoàng phim truyền hình. Drama Queen và Drama King được sử dụng để chỉ những diễn viên xuất sắc trong thể loại phim Drama.
Ngoài ra, Drama Queen và Drama King thường được chúng ta sử dụng để ám chỉ những người (nam hoặc nữ) tính cách “bất thường, hỗn loạn”. Những người này thường không thể làm chủ cảm xúc của mình và luôn đắm chìm trong những “bi kịch” chính mình tạo ra.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!