Nếu bổ sung quá nhiều sắt dẫn đến dư thừa, sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc sắt (bệnh thừa sắt), và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, liều lượng sắt nguyên tố có thể gây ra ngộ độc sắt là 180 – 300mg/kg. Phần lớn chúng ta đều khó có thể hấp thu được lượng sắt đó từ thực phẩm hay các viên uống bổ sung sắt.
Mặt khác, sắt là một yếu tố vi lượng rất cần thiết. Thiếu sắt sẽ dẫn đến rối loạn nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em là một tình trạng bệnh lý phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc phải cao hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam và hay gặp ở phụ nữ có thai và trẻ em.
Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh thừa sắt là gì? Có thể nói nguyên nhân gây ra không phải do chúng ta hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm hay từ thuốc bổ sung sắt. Mà là do các nguyên nhân sau đây, bạn hãy cùng tìm hiểu với Iron Woman ở bài viết này nhé!
Bệnh thừa sắt là gì?
Bệnh thừa sắt hay bệnh quá tải sắt (Hemochromatosis) là rối loạn liên quan đến vấn đề lượng sắt bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Cụ thể ở đây là hiện tượng ruột mất khả năng điều hòa lượng sắt không cần thiết, đồng thời, sắt lại bị tích trữ quá nhiều ở gan dẫn đến sự nhiễm sắt (Siderosis- hiện tượng các mô tích trữ quá nhiều sắt) và gây thương tổn đến các cơ quan như gan, tim, tuyến tụy.
Một người bình thường có thể hấp thụ 1mg sắt/ngày, nhưng với các bệnh nhân mắc bệnh thừa sắt, họ có thể hấp thụ tới 3mg/ngày. Bệnh được chia thành hai nhóm:
- Thừa sắt nguyên phát: do di truyền từ gia đình. Nếu bạn nhận được hai trong số các gen gây ra bệnh, từ bố hoặc mẹ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Việc phát hiện sớm bệnh này ở trẻ chủ yếu vẫn dựa trên thí nghiệm đo lượng Ferritin trong huyết thanh và trong mẫu sinh thiết gan.
- Thừa sắt thứ phát: đây là một bệnh cơ hội, do các bệnh lý khác gây nên như thiếu máu (thiếu hồng cầu), bệnh gan hoặc do được truyền máu nhiều và các bệnh liên quan đến hấp thụ sắt.
Nguyên nhân thừa sắt
1. Quá liều sắt
Khi cơ thể uống quá nhiều sắt, lớn hơn lượng cần thiết sẽ gây ra ngộ độc sắt cấp tính. Phần lớn các trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi do vô tình uống nhầm viên bổ sung sắt hoặc viên đa sinh tố của người lớn (với liều lượng 180 – 300mg/kg hoặc hơn tính theo lượng sắt nguyên tố). Nhưng thường chúng ta khó có thể hấp thu được lượng sắt đó từ thực phẩm hay các viên uống bổ sung sắt.
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Thiếu máu thiếu sắt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị thế nào?
2. Quá tải sắt
Đây là loại nhiễm độc sắt mạn tính. Nguyên nhân quá tải sắt có thể do yếu tố di truyền. Người được truyền máu số lượng lớn cũng gây thừa sắt. Những bệnh nhân viêm gan C mạn tính hoặc nghiện rượu cũng mắc phải chứng bệnh này.
Triệu chứng thừa sắt
Thừa sắt di truyền xuất hiện từ khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không có dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi lớn lên, thường là trong độ tuổi từ 50-60 ở nam giới và sau 60 tuổi ở phụ nữ. Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng sau mãn kinh, khi họ không còn bị mất sắt do kinh nguyệt và mang thai nữa. Triệu chứng bệnh thừa sắt bao gồm những triệu chứng sớm và những triệu chứng muộn sau:
1. Triệu chứng sớm bệnh thừa sắt
- Mệt mỏi, yếu người.
- Suy nhược cơ thể, giảm cân.
- Da đậm màu hoặc có màu đồng: Sắt dư thừa sẽ đi từ máu đến những mô của cơ thể và đọng lại ở những tế bào da. Kết quả là da xám lại, bạc màu và có thể nhạy cảm với những tia cực tím có hại.
- Đau khớp: Sắt thừa cũng tồn tại trong những khớp xương làm tổn thương mô, rồi đến viêm khớp sau đó.
- Đau bụng
2. Triệu chứng muộn bệnh thừa sắt
- Mất ham muốn tình dục
- Bệnh tiểu đường: Chất sắt thừa tích tụ trong tụy và làm ảnh hưởng quá trình tổng hợp insulin làm đường trong máu tăng gây bệnh tiểu đường.
- Suy tim: Sắt thừa sẽ cản trở sự dẫn điện của tim gây suy tim hoặc rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, khi bị dư thừa sắt cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc bơm máu và lưu thông máu.
- Tổn Thương gan: Sắt dư thừa trong cơ thể tạo áp lực đến gan, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa mô gan, tổn thương nội tạng và tạo sẹo tại gan. Đây là yếu tố tăng nguy cơ ung thư gan hoặc suy gan.
Các biện pháp điều trị thừa sắt
Để điều trị bệnh thừa sắt, hiện nay những phương pháp sau đây được thực hiện phổ biến như:
1. Lấy máu
Lấy máu hay còn gọi là phương pháp truyền thải sắt được thực hiện liên tục, được đánh giá là một phương pháp điều trị bệnh thừa sắt an toàn và hiệu quả.
Mục tiêu của thủ thuật mở tĩnh mạch là làm giảm lượng sắt về mức bình thường. Lượng máu được loại bỏ và mức độ thường xuyên bị loại bỏ phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể và mức độ nghiêm trọng của tình trạng quá tải sắt. Có thể mất 1 năm hoặc lâu hơn để giảm lượng sắt trong cơ thể xuống mức bình thường.
- Lịch điều trị ban đầu: Ban đầu, bạn có thể mất khoảng 470ml máu, được lấy 1 hoặc 2 lần một tuần, thường là trong bệnh viện hoặc phòng mạch bác sĩ.
- Lịch điều trị duy trì: Khi nồng độ sắt của bạn đã trở lại bình thường, máu có thể được lấy ít thường xuyên hơn, thường là sau mỗi 2-4 tháng. Một số người có thể duy trì mức độ sắt bình thường mà không cần phải lấy máu và một số có thể cần phải lấy máu hàng tháng. Lịch trình phụ thuộc vào việc lượng sắt tích tụ trong cơ thể bạn.
2. Thủ thuật mở tĩnh mạch
Được áp dụng khi bệnh nhân đã mắc phải bệnh gan, bệnh tim và bệnh tiểu đường. Phương pháp này chủ yếu là trích ly máu qua đường tĩnh mạch (phlebotomy) giúp thải lượng sắt thừa theo máu ra khỏi cơ thể. Phương pháp này tương tự như quá trình hiến máu, một lượng máu khoảng 500ml được lấy ra từ 1-2 lần mỗi tuần tùy theo mức độ tích tụ sắt.
3. Điều trị nội khoa bằng thuốc
Phương pháp dùng thuốc (liệu pháp chelation) thường được áp dụng nhằm ngăn ngừa các bệnh lý như bênh gan, bệnh tim và bệnh tiểu đường. Nếu bạn không thể thực hiện mở tĩnh mạch, do thiếu máu hoặc biến chứng tim, bác sĩ có thể đề nghị cho bạn loại thuốc để loại bỏ sắt dư. Các thuốc được sử dụng như deferoxamin (đường tiêm), deferiprone và deferasirox (đường uống), là những tác nhân khi vào cơ thể sẽ gắn kết với chất sắt thừa, tạo thành những phức chất được thải ra ngoài theo đường bài tiết (nước tiểu hoặc phân).
Liệu bệnh thừa sắt có nguy hiểm như lời đồn?
Nói tóm lại, nếu bạn không thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thừa sắt (do di truyền từ gia đình hoặc mắc bệnh gan, tim mạch) thì không phải lo lắng về nguy cơ bị ngộ độc sắt cấp. Bạn chỉ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tờ thông tin thuốc về liều lượng sắt nguyên tố cần nạp. Còn đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh gan và bệnh tim mạch cần tuân thủ chế độ ăn uống sau đây:
- Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều sắt như: ngũ cốc, đậu đỗ, rau bina, hạt vừng, thịt màu đỏ…
- Ngoài ra, những bệnh nhân này không nên bổ sung sắt hay vitamin C hằng ngày, vì vitamin C gia tăng hấp thu sắt trong thực phẩm.
- Tránh uống rượu và đồ uống có cồn vì rượu làm gia tăng nguy cơ tổn thương gan ở người mắc bệnh thừa sắt. Thay vào đó, nên kết hợp các sản phẩm ngăn cản sự hấp thu sắt như sữa, phô mai, sữa chua, trà…
- Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ để giảm hấp thu sắt.
Thừa sắt cũng là bệnh lý nghiêm trọng không kém thiếu sắt vì nó để lại những biến chứng quan trọng và có thể dẫn đến tử vong. Nhưng chỉ khi bạn dung nạp quá liều lượng cho phép và nhu cầu của cơ thể. Do đó, bạn chỉ cần chú ý đến liều lượng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu đúng về bệnh thừa sắt và biết được những tác hại và nguyên nhân của thừa sắt.
Nguồn tham khảo:
What Is Hemochromatosis? – https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-hemochromatosis#1
Hemochromatosis: Types, Risk Factors, Causes, Prevention and Treatment – https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/hemochromatosis
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!