Điện áp bước và cách phòng tránh – Trung tâm ứng phó sự cố An Toàn Môi Trường

Điện áp bước và cách phòng tránh

Điện áp bước là gì? Xin chào Trung tâm. Tôi từng nghe qua một số tai nạn về điện áp bước nhưng không biết cụ thể nó là gì? Và có biện pháp nào phòng tránh? (Câu hỏi từ anh T., Bình Chánh)

Trả lời:

Tai nạn điện là một trong những mối nguy tiềm ẩn lớn nhất. Nó liên quan đến An toàn điện và An toàn sinh mạng trong đảm bảo An toàn sức khỏe môi trường (HSE).

Điện áp bước là điện áp xảy ra khi dòng điện chạy qua hệ thống nối đất để đi vào trong đất hay dây dẫn có điện áp bị đứt rơi trên mặt đất, thì đất sẽ là điện trở tản với dòng điện này.

Điện trở của đất mà dòng điện chạy qua sẽ giảm theo khoảng cách càng xa đối với điểm dòng điện chạy vào trong đất. Đến một khoảng cách nhất định thì điện trở này thực tế trở nên bằng 0. Vùng mà dòng điện thực tế bị triệt tiêu được gọi là vùng điện thế 0. Ở ngay tại điểm chạm đất, điện áp so với đất sẽ là: Uđ=Id.Rd.

Điện áp bước và cách phòng tránh - Trung tâm ứng phó sự cố An Toàn Môi Trường

Điện áp bước là điện áp mà con người phải chịu khi chân tiếp xúc tại hai điểm trên mặt đất hay trên sàn, nằm trong phạm vi dòng điện chạy trong đất do đó có sự chênh lệch điện thế. Khi người di chuyển trong vùng đất này sẽ xuất hiện điện áp bước giáng lên 2 bàn chân một điện áp, gây ra hiện tượng điện giật.

Trong điều 93 Quyết định 12/2008/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện quy định:

Điều 93. Làm việc đẳng thế

  1. Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn. Khi tháo lắp các chi tiết có điện áp khác nhau của pha được sửa chữa phải mang găng cách điện.
  2. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ vật gì.
  3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng và sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn.

Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất (m) Đến 110 0,5 220 1,0 500 2,5

  • Khi thấy dây dẫn đứt, rơi xuống đất phải có biện pháp để không cho mọi người tới gần dưới 10 mét, kể cả bản thân.
  • Ngoài ra cần lưu ý nếu đang đứng trong phạm vi nhỏ hơn 10 mét thì hai chân phải đứng trên vòng tròn đẳng thế.
  • Muốn di chuyển ra ngoài phải tiến hành nhảy lò cò để đảm bảo an toàn.
  • Càng xa điểm đường dây chạm đất điện áp giáng càng bé, khoảng cách > 20m thì điện áp =0.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường

Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM

Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) – 0938 040 020 (Ms Linh)

Email: [email protected]

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động