Hôm nay, Fitobimbi sẽ giúp cả gia đình mình biết được quá trình sinh trưởng, phương pháp nuôi dưỡng, cách giáo dục dành cho em bé 8 tháng thông minh khỏe mạnh. Hơn ai hết bố mẹ chính là những người thầy, cô giáo vỡ lòng của mỗi thiên thần nhỏ và giáo dục giai đoạn đầu dựa vào sự học hỏi tìm hiểu thông tin từ bố mẹ. Hy vọng bài viết hôm nay cung cấp được những kiến thức hữu ích cho bố mẹ cũng mỗi gia đình.
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 -18 tuổi theo WHO
- Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế mới nhất
Chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi đạt chỉ số sinh trưởng và phát triển
Cân nặng
Trẻ từ tháng thứ 8 phát triển cân nặng và chiều dài giảm dần, cân nặng trẻ không hơn kém nhau nhiều giữa các tháng tuổi. Cân nặng của bé nam 8 tháng tuổi trung bình chỉ là 8,8kg, bé gái 8 tháng tuổi trung bình là 8kg. Nếu trẻ quá gầy, chỉ được hơn 6kg thì cần được kiểm tra sức khỏe cũng như tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.
Cân nặng là một chỉ tiêu quan trọng chứng tỏ sự phát triển của con người, nhưng cân nặng không phải chỉ tiêu sức khỏe.
Tốc độ tăng cân có liên quan đến độ tuổi. Trong vòng 3 tháng sau sinh nếu trẻ được chăm sóc hợp lý sẽ tăng cân rất nhanh, trung bình mỗi tuần tăng thêm 200 đến 250g, được 3 đến 6 tháng thì mỗi tuần trung bình tăng từ 150 đến 180g, sau đó trong vòng 3 tháng sau mỗi tuần có thể tăng từ 60 đến 90g.
Nếu cân nặng không tăng hoặc giảm theo cách tính của quy luật thông thường, thì ngoài nhân tố do bệnh ra phần nhiều do chăm sóc không chu đáo, dinh dưỡng kém gây nên, phải kịp thời khắc phục. Trẻ phát triển chậm còn có thể do di truyền do cơ thể gầy nhỏ của cha mẹ.
Răng
Nếu hai răng cửa hàm dưới chưa mọc thì trong tháng này trẻ 8 tháng tuổi sẽ mọc. Nếu đã mọc, thì hai răng cửa hàm trên cũng sẽ xuất hiện ngay bố mẹ nhé.
Phát triển về động tác
Các động tác của trẻ 8 tháng tuổi bắt đầu có ý thức, đã biết cầm vật bằng hai tay. Biết cầm đồ chơi lắc đi lắc lại, chuyển từ tay này sang tay khác hoặc biết dùng đồ chơi gõ lên bàn. Khi nằm ngửa biết kéo chân cho lên miệng. Trẻ từ 8 tháng tuổi không cần có người đỡ vẫn ngồi được vài phút.
Hoạt động của ngón tay trẻ cũng rất linh hoạt, trẻ cũng đã biết chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia và mỗi tay cầm một vật, cả hai vật đều có thể lắc, đập. Lúc này nếu trẻ đang nắm vật gì thì không phải dễ dàng bỏ ra, khi mẹ bế trẻ, trẻ sẽ túm chặt lấy áo, lấy tóc hoặc sẽ lấy tay cấu miệng, mũi mẹ. Vì thế lúc này bố mẹ có thể cho trẻ một đồ chơi thích hợp để trẻ cầm.
Trẻ 8 tháng tuổi ngày càng cảm thấy thích thú mọi vật xung quanh. Bé thích sờ mó, gõ đập, nếu cầm được vật gì liền cho ngay vào mồm gặm.
Phát triển ngôn ngữ
Trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nghe hiểu được lời nói đơn giản của mẹ, mẹ nói đến tên vật dụng mà bé thường dùng, bé đã biết chỉ đúng vật đó. Bé đã có thể liên hệ giữa lời nói và đồ vật, mẹ có thể dạy bé biết nhiều hơn. Nếu mẹ muốn bé nhận biết một vật, có thể cho bé sờ, mó, nhìn thứ ăn được có thể cho bé nếm, trước tiên để cho bé hiểu, sau đó nhắc đi nhắc lại cho bé biết tên của vật đó.
Phát triển cảm giác
Trẻ 6 tháng đã cảm thấy thích thú đối với vật ở xa, được 8 tháng tuổi thì quan sát kỹ hơn. Bé sẽ xem đi xem lại vật nắm trong tay, cảm thấy thích thú. Lúc này nên thường xuyên đưa bé ra ngoài, để bé nhìn thấy các động vật nhỏ, người đi lại và xe cộ, cây và hoa lá, cả trẻ em điều này làm cho bé rất thích.
Phát triển tâm lý
Bé 8 tháng tuổi đã có thói quen ngồi chơi nhất là được ngồi trong chậu tắm nghịch nước, đập nước cho bắn lên tung tóe. Nếu đỡ bé đứng dậy bé càng đập mạnh, bé sẽ nhảy tâng tâng, miệng không ngừng kêu, mặt cười vui vẻ. Nếu lúc này giấu đồ chơi trước mặt bé bé sẽ tìm ra ngay. Bé thích bắt chước động tác của người lớn, cũng thích được mọi người bế xem sách, xem tranh nghe tiếng lật trang sách.
Bé 8 tháng tuổi ngoài việc thường bắt chước phát âm mà 50 -70% trẻ còn biết tự động phát ra âm thanh bố hoặc mẹ. Lúc đầu bé chưa hiểu là gì nhưng khi thấy bố mẹ vui mừng thì dần dần từ phát âm những âm vô thức chuyển sang phát âm có ý thức để gọi bố hoặc mẹ. Điều này chứng tỏ bé đã bước vào giai đoạn nhạy cảm để học phát âm.
Lưu ý: Bố mẹ nên nắm bắt ngay thời cơ này để giáo dục, hàng ngày lúc bé vui nên đọc sách ảnh, đọc ca dao, bài hát để bé quen dần.
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 8 tháng tuổi
Đối với trẻ 8 tháng tuổi mỗi ngày cần ngủ 15 -16 tiếng, ban ngày ngủ 2-3 lần. Nếu trẻ ngủ không tốt thì mọi người trong gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân, xem trẻ có bị ốm hay không, đo nhiệt độ, quan sát da mặt cũng như tinh thần của trẻ.
Chăm sóc tăng chiều cao cho trẻ 8 tháng tuổi
Thời kỳ trẻ tăng chiều cao nhanh nhất là sau khi sinh 1- 6 tháng, trung bình mỗi tháng dài ra 2,5cm. Khi trẻ 2 tuổi tăng khoảng 10cm, sau đó mỗi năm tăng thêm 4 -7,5cm.
Nhân tố ảnh hưởng đến chiều cao có rất nhiều, như đau ốm, điều kiện sinh hoạt kém, nuôi dưỡng không tốt, thay đổi kích tố trong cơ thể cũng như sự phát triển xương không bình thường. Ngoài ra còn có các nhân tố khác biệt về cơ thể.
Bổ sung dinh dưỡng trẻ 8 tháng tuổi
Để trẻ phát triển lành mạnh, mẹ cần duy trì nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời duy trì tối thiểu đến khi trẻ được 2 tuổi. Trong điều kiện không cho phép về việc sữa mẹ có vấn đề gây ảnh hưởng đến trẻ khi cho bú thì mẹ có thể cho trẻ ăn bằng sữa công thức, lượng sữa theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như chuyên gia dinh dưỡng. Mỗi ngày từ 3 đến 4 cữ sữa, mỗi cữ từ 150 đến 200ml.
Trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm thêm ngày 2 bữa cháo hoặc mì nấu nát, thêm rau, cá nấu nhừ, trứng gà có thể luộc hoặc hấp nhưng chỉ ăn lòng đỏ.
Giai đoạn này đang là thời kỳ mọc răng nên cho trẻ ăn một ít bánh quy, bánh hấp để trẻ tập nhai.
Nên cho trẻ 8 tháng tuổi ăn gì?
Có thể cho bé ăn các thực phẩm sau:
- Bột gạo
- Bột ngô, bột gạo tẻ, bột kê
- Dùng khoai tây, cà rốt, súp lơ làm bột khoai
- Dùng táo, chuối tiêu, lê, mận làm bột quả
- Ruốc thịt, ruốc cá
Các món ăn dinh dưỡng được giới thiệu:
- Quả tươi
- Rau xanh
- Sữa không chất béo
- Thịt gà bỏ da
- Thịt cá
- Các loại ngũ cốc
- Thịt bò nạc
- Bánh làm bằng lúa mạch
- Bột ngô, bột khoai tây, bỏng nổ
Không nên cho trẻ 8 tháng tuổi ăn muối
Có một số gia đình khi làm thức ăn cho trẻ, thường dùng khẩu vị của người lớn để nấu, khiến cho trẻ thường bị động ăn mặn, không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Đối với trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ cùng gia đình chỉ nên cho trẻ ăn ngọt vị ngọt tự nhiên, không ăn muối. vì cơ thể của trẻ chưa phát triển toàn diện, thận phát triển chưa đầy đủ, không đủ khả năng bài tiết lượng Natri quá nhiều trong máu.
Chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi hàng ngày
Chăm sóc đôi mắt cho trẻ 8 tháng tuổi
Bố mẹ cần chú ý quan sát trẻ đặc biệt là đôi mắt của trẻ khi bò chơi cùng đồ chơi và sóc với các bạn cùng trang lứa, nếu có vấn đề về thị lực cần sự tư vấn của bác sĩ sớm nhất.
Lưu ý về việc lựa chọn dầu gội cho bé tránh loại có chứa hóa chất kiềm, tránh việc dầu gội vào mắt của trẻ gây ảnh hưởng đến đôi mắt.
Cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón
Đối với trẻ bị táo bón, phân khô thì bố mẹ cần tăng cường cho trẻ uống nước ấm, ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Bên cạnh đó bố mẹ cũng cần tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ.
Tuyệt đối không dùng thuốc xổ cho trẻ nếu không được sự cho phép từ bác sĩ.
Giúp bé 8 tháng tuổi ngủ tốt
- Ban ngày cần cho trẻ vận động đầy đủ
- Trước khi ngủ tránh chơi quá nhiều
- Buổi tối có thể tắm để thân thể trẻ được dễ chịu, thư thái
Bồi dưỡng thói quen sinh hoạt khoa học cho trẻ 8 tháng tuổi
Bé tám tháng tuổi đã ngồi vững thì hàng ngày để bé ngồi bô, khi ngồi bô không cho bé ăn, không cho chơi, không ngồi quá lâu, sau khi đi đại tiện xong nên đứng dậy.
Bố mẹ cần tập cho trẻ ăn ngủ đúng giờ. nếu trẻ chưa ăn ngủ đúng giờ thì bố mẹ cần kiên trì, khi đến giờ ăn tiếp tục cho trẻ ăn, nhưng cũng không phải dùng mọi cách cho trẻ ăn cho xong, đến giờ ngủ bố mẹ cần cho bé lên giường đi ngủ. Khi trẻ làm tốt bố mẹ cần khen, bố mẹ kiên trì lâu sẽ hình thành thói quen sống đúng giờ dành cho trẻ.
Chăm sóc an toàn cho trẻ 8 tháng tuổi
Bố mẹ cần đề phòng những tai nạn nhỏ, bất ngờ có thể tránh được cho trẻ như:
- Tuyệt đối không để trẻ một mình trong chậu tắm, dù nước có nông hay không
- Cửa phòng và cửa tủ cần tránh dùng cửa kính
- Không dùng phủ khăn bàn
- Dây điện cần để cao, các ổ cắm cần được bịt an toàn nếu trong tầm với của trẻ
- Ngăn kéo, gầm bàn, không được để hóa chất, bật lửa
- Nước sôi ở phích phải để cao tránh xa trẻ
Phát triển và luyện tập trí năng cho trẻ 8 tháng tuổi
Giai đoạn này bố mẹ cần chú ý bồi dưỡng khả năng quan sát cho trẻ, bên cạnh đó phải chú khẩu hình khi nói để làm cơ sở cho trẻ học nói sau này. Thường xuyên cho trẻ nghe những ca khúc hay, những bài hát ở lứa tuổi của trẻ, dùng âm nhạc để phát triển trí lực cho trẻ.
Các thao tác giúp trẻ 8 tháng tuổi phát triển
Khi bé 8 tháng tuổi đã biết ngồi, trẻ bắt đầu tập bò. Bò là một hoạt động toàn thân có thể tập các cơ bắp ngực, bụng, lưng và tay chân, để chuẩn bị cho giai đoạn trẻ có thể đứng lên tự đi. Bò có thể mở rộng phạm vi nhận thức của trẻ, tăng thêm khả năng nhận biết, thúc đẩy tâm lý phát triển, đối với trẻ việc bò không phải là dễ dàng. Có những trẻ không thích hoạt động, thì bố mẹ có thể dùng một số đồ chơi cử động được để trước mắt để hấp dẫn bé bò lên.
Học bò sẽ thúc đẩy phát triển não. Các bậc phụ huynh nên áp dụng các trò chơi để bé học bò. Để bé nằm sấp, hai tay đỡ thân trước, bụng sát giường, bố mẹ hoặc người thân có thể đặt chân vào gót chân trẻ để làm chỗ dựa cho trẻ đẩy lên. Đồ chơi trước mặt trẻ hấp dẫn, bé sẽ biết dùng một tay đỡ lấy người, tay còn kia đưa ra lấy đồ chơi.
Khi trẻ biết bò cả nhà nên tạo không gian an toàn cho trẻ bò.
Tập động tác ngón tay dành cho trẻ 8 tháng tuổi
- Sử dụng 5 ngón tay: dạy trẻ dùng ngón tay cái cùng nắm với 4 ngón còn lại
- Phối hợp hai tay: Trẻ 8 tháng tuổi hai tay phối hợp hoạt động với nhau, tay này cầm đồ vật chuyển cho tay kia
- Động tác lặp lại: giai đoạn này trẻ 8 tháng tuổi rất thích lập lại động tác như ném bóng xuống sàn, nhặt lên ném lại,…Lúc này bàn tay trẻ 8 tháng tuổi dùng cảm nhận cảm xúc qua việc cầm, sờ của bàn tay
Dạy cho trẻ 8 tháng tuổi lựa chọn thứ mình thích
Trẻ 8 tháng tuổi biết bò và biết ngồi thì phạm vi hoạt động rộng và nhận thức được nhiều thứ. cả nhà nên cho bé chơi trò chọn thứ mình thích trong các đồ vật xung quanh, trò chơi này tập cho trẻ khả năng tự quyết định. Mẹ có thể cầm 2 hoặc 3 chiếc thìa khác nhau rồi gọi : “Con muốn chọn cái nào” khi trẻ đưa tay lấy thìa, khi trẻ lấy được mẹ cần động viên khích lệ trẻ. Sau mỗi lần như vậy để trẻ chọn thứ mình thích.
Trò này giúp trẻ quan sát phân biệt hình dáng màu sắc. Tập cho trẻ khả năng chú ý đến vật nhỏ lấy vật nhỏ bằng ngón tay. Chọn lựa giúp trẻ bồi dưỡng năng lực độc lập, tự chủ cho trẻ 8 tháng tuổi.
Cách lựa chọn các loại đồ chơi an toàn và kích thích phát triển trí não cho trẻ 8 tháng tuổi
- Đồ chơi phải thích hợp với đặc điểm phát triển của trẻ
- Đồ chơi cần phải thích hợp với năng lực của trẻ. Đồ chơi không quá dễ, không quá khó làm cho trẻ không thích thú
- Nên chọn đồ chơi mà trẻ thích
- Không nên chỉ mua một loại đồ chơi. Nên mua nhiều loại đồ chơi để trẻ có nhận thức rộng rãi
- Không nên mua đồ chơi kém phẩm chất, phải chú ý an toàn. Đồ chơi không có các cạnh góc sắc nhọn, không được dùng các chất liệu có hại, các linh kiện phải chắc chắn không được long ra
- Không mua các loại đồ chơi bị lây nhiễm
Các trò chơi dành cho cả gia đình chơi với trẻ 8 tháng tuổi
1. Chui vào hang
Người bố bò trên thảm, hai tay chống lên, bụng thót lại, người mẹ cho con chui vào hang, cho bé chui qua bụng bố, sau đó người bố nằm ngửa trên thảm, người mẹ nói leo núi để cho bé leo qua ngực bố.
Mục đích: Tập cho trẻ bò, bồi dưỡng tình cảm giữa bố mẹ và con.
2. Chim bay
Đứng ngoài cửa, người mẹ để cho bé đứng, giơ hai cánh tay đập như chim bay
Mục đích: Luyện tay chân.
3. Xé giấy
Cho trẻ một số giấy để trẻ vò xe để trẻ cảm thấy thích thú nghe tiếng xé giấy.
Mục đích: Luyện tập ngón tay.
4. Leo núi cao
Người mẹ nằm trên thảm để trẻ bò qua bò lại trên mình.
Mục đích: Tập bò.
5. Kéo dây
Đặt lên bàn hai sợi dây, một sợi dây buộc đồ chơi, một sợi dây không có gì. Mẹ để cho bé kéo dây, làm đi làm lại trẻ sẽ nhớ được sợi dây nào có đồ chơi.
Mục đích: Luyện trí nhớ.
6. Tập gõ
Người mẹ đặt hộp nhựa, vỏ đồ hộp, bát nhựa lên bàn, cho trẻ một que nhựa nhỏ để trẻ gõ.
Mục đích: Tập cho trẻ cảm nhận được các thanh âm khác nhau.
7. Bò lên phía trước
Đặt trẻ nằm sấp, bụng sát giường, dùng hai tay đỡ thân, người mẹ đặt tay vào chân trẻ làm chỗ dựa cho trẻ trườn lên lấy đồ chơi trước mặt.
Mục đích: Học bò.
8. Vịn đứng dậy
Khi trẻ đã biết đứng, dùng một chiếc bàn thấp để cho trẻ đứng lên, cũng có thể cho trẻ chui qua gầm bàn.
Mục đích: Tập đứng và ngồi xổm.
9. Xé giấy theo kim châm
Người mẹ dùng que tròn châm những lỗ tròn trên những tờ giấy màu sắc, rồi bế trẻ vào lòng, mẹ xé những lỗ đã châm cho trẻ xem, sau đó trẻ tập xé lỗ tròn giống như mẹ.
Mục đích: Phát triển động tác tỉ mỉ của ngón tay.
Lời kết
Trẻ bước vào tháng thứ 8 là một hành trình với những điều mới mẻ mà cả bố mẹ lẫn trẻ đang cùng tìm hiểu và khám phá mong với những chia sẻ thông tin hôm nay sẽ giúp đỡ được nhiều gia đình trong hành trình tháng thứ 8 đồng hành cùng con khỏe mạnh, thông minh và vui vẻ.
Tham khảo thêm:
- Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách
- Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi Chuẩn Khoa Học
- Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Từ 0 Đến 6 Tháng Tuổi Từ A-Z
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!