Đảm bảo chất lượng là gì? Vai trò của việc đảm bảo chất lượng

Đảm bảo chất lượng (Quality assurance – QA) là gì?

Đảm bảo chất lượng là gì? Đảm bảo chất lượngtrong tiếng Anh gọi là Quality assurance – QA, là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong việc quản lý chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng các sản phẩm hay dịch vụ đó sẽ đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng.

Đây là một quá trình chủ động nhằm phòng chống khiếm khuyết và nhận ra sai sót trong các quy trình. Hoạt động này cần được thực hiện trước kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC).

Mục đích của việc đảm bảo chất lượng nhằm hướng đến tạo lòng tin cho khách hàng, đối tác và những bên có liên quan khác về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức/doanh nghiệp đó cung cấp. Đây sẽ là chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng.

Căn cứ tiến hành các hoạt động về đảm bảo chất lượng

Đảm bảo chất lượng chính là cốt lõi của quản lý chất lượng, vì vậy căn cứ để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động về đảm bảo chất lượng là các tiêu chuẩn, mô hình hệ thống quản lý chất lượng. Có thể kể đến các hệ thống đảm bảo chất lượng dưới đây:

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000

Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 là một trong những phương thức quản lý tiên tiến nhất, bao gồm các hoạt động quản lý và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt, duy trì và cải tiến chất lượng của sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ. Đồng thời, hệ thống còn giúp giảm bớt các chi phí ẩn trong sản xuất, kinh doanh và tạo lòng tin đối với người tiêu dùng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standardization) xây dựng và ban hành.

>> Xem thêm về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000

Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

Theo ISO 9000 thì hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM được hiểu là cách quản trị một tổ chức/doanh nghiệp tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ vào sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên trong tổ chức và cho xã hội.

Mục đích chính của hệ thống này là làm sao cho các sản phẩm và dịch vụ được thực hiện với chất lượng tốt nhất đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động cũng như rút ngắn thời gian giao hàng… thông qua sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong tổ chức.

>> Xem thêm về đào tạo quản lý chất lượng toàn diện – TQM

Hệ thống quản lý chất lượng Q.Base

Hệ thống Q.Base tuy chưa phải là tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000 nhưng nó đang được thừa nhận rộng rãi và làm chuẩn mực để chứng nhận các hệ thống đảm bảo chất lượng. Q.Base sử dụng chính các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9000 nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn. Q.Base có đầy đủ những yếu tố cơ bản của một hệ thống quản lý chất lượng, giúp doanh nghiệp kiểm soát được những lĩnh vực chủ chốt trong hoạt động của mình. Đồng thời, tập trung vào việc phân công quyền hạn, trách nhiệm khiến cho mọi thành viên trong tổ chức chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Ngoài ra còn có một số hệ thống khác như:

  • ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường
  • ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • HACCP – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
  • GMP – Thực hành sản xuất tốt

Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng

Để đảm bảo chất lượng thì các tổ chức/doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Chấp nhận việc tiếp cận từ đầu với khách hàng đồng thời nắm bắt yêu cầu của họ
  • Tất cả mọi người trong tổ chức, từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến nhân viên, công nhân đều phải quan tâm đến chất lượng. Trong đó, vai trò của ban lãnh đạo là quan trọng nhất
  • Không ngừng cải tiến liên tục chất lượng
  • Nhà sản xuất và nhà phân phối phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng
  • Hoạt động đảm bảo chất lượng không chỉ thực hiện đối với khách hàng mà còn liên quan đến việc đảm bảo chất lượng nội bộ trong doanh nghiệp. Điều này có nghĩa quá trình kế tiếp chính là khách hàng của quá trình trước.

Tóm lại, đảm bảo chất lượng bao gồm mọi việc từ khâu lập kế hoạch cho đến khi sản xuất ra sản phẩm, bảo dưỡng, sửa chữa cũng như tiêu hủy. Vì vậy, cần xác định công việc rõ ràng ở mỗi công đoạn để đảm bảo chất lượng trong suốt đời sống của sản phẩm, bao gồm cả việc đảm bảo chức năng sản phẩm sử dụng có hiệu năng cao và cần thường xuyên kiểm tra lại những gì mà mình đã thực hiện được.

Vai trò của việc đảm bảo chất lượng?

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải đảm bảo cung cấp đến khách hàng của mình những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, việc đảm bảo chất lượng sẽ giúp cho doanh nghiệp:

  • Hạn chế các rủi ro và cắt giảm chi phí
  • Đáp ứng yêu cầu và sự kỳ vọng của khách hàng
  • Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
  • Tạo dựng uy tín và danh tiếng cho công ty bạn
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
  • Đóng góp vào lợi ích quốc gia.

Qua đó có thể thấy, chất lượng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp

>> Xem thêm về tầm quan trọng của chất lượng trong doanh nghiệp hiện nay.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về vấn đề đảm bảo chất lượng là gì? Hy vọng sẽ giúp cho Quý doanh nghiệp có cái nhìn rõ và sâu hơn về đảm bảo chất lượng, từ đó không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình để mang lại những lợi ích thiết thực. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc có nhu cầu nâng cao chất lượng thông qua các tiêu chuẩn quốc tế hay công cụ cải tiến, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được hỗ trợ chi tiết nhất!

Clip: Đảm bảo chất lượng là gì? Vai trò của việc đảm bảo chất lượng

Ngày cập nhật: 2021-09-14 01:35:36