Dải tần nhạy sáng (Dynamic Range: DR) hay dải động là một dải biên độ thể hiện mức độ chênh lệch giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất của cảnh mà máy ảnh ghi nhận được. Vùng sáng nhất được mặc định là vùng màu trắng và vùng tối nhất được mặc định là vùng màu đen. Đơn vị dùng để đo khoảng Dynamic Range trong máy ảnh số là f-stop (Zone hoặc EV).
Tùy vào cường độ chiếu sáng và phản xạ mà các cảnh đều có khoảng Dynamic Range riêng. Thực tế, sẽ có nhiều cảnh được chiếu sáng không đồng đều bởi ánh sáng mặt trời trực tiếp, đối tượng màu đen và được phản xạ mạnh xuất hiện nhiều hơn nên có thể có khoảng Dynamic Range rộng và dễ dàng vượt quá phạm vi Dynamic Range của máy ảnh.
Nếu DR của cảnh và của máy ảnh càng rộng thì sự chuyển tiếp và độ chi tiết về màu sắc của ảnh càng rõ ràng, máy sẽ tái hiện hình ảnh với màu sắc sống động và chân thực hơn.
Nếu DR của máy ảnh thấp hơn DR của cảnh thì 1 số chi tiết của vùng tối và vùng sáng trên ảnh sẽ bị mất. Nếu chọn đo sáng ưu tiên vùng sáng thì DR của máy ảnh được ưu tiên dùng để thu nhận chi tiết của vùng sáng, nên vùng tối sẽ bị mất chi tiết. Nếu chọn đo sáng ưu tiên vùng tối thì DR của máy ảnh được ưu tiên dùng để thu nhận chi tiết của vùng tối, nên vùng sáng bị mất chi tiết.
- Những chiếc máy ảnh hiện đại đều có dải tần nhạy sáng (dynamic range) tuyệt vời và có thể chụp một bãi biển đầy nắng có dải tần lên đến 17 stops. Nhưng liệu bạn có nên mua những chiếc máy ảnh hiện đại và đắt tiền chỉ để chụp phong cảnh tốt hơn, hay dải tần nhạy sáng có thật sự quan trong trong nhiếp ảnh phong cảnh?
Câu trả lời là không, dải tần nhạy sáng chỉ là một yếu tố hữu ích khi chụp phong cảnh nhưng nó không phải là thứ quan trọng nhất để bạn có được một bức ảnh đẹp mà thay vào đó còn có nhiều yếu tố khác hơn. Bên cạnh dải tần, còn có yếu tố khác là kĩ thuật HDR và còn có cả filter mật độ trung tính sẽ giúp chụp các bức ảnh có dải tần nhạy sáng lớn tốt hơn.
Exposure Bracketing và High Dynamic Range
Trong cảnh quan với dải tần nhạy sáng cao, cách tốt nhất để có thể chụp được tất cả giá trị ánh sáng là sử dụng Exposure Bracketing (Phơi sáng mở rộng). Hãy xác định phần sáng nhất trong ảnh và ước lượng lượng ánh sáng có trong phần đó, làm tương tự với phần tối nhất trong ảnh và kế tiếp bạn sẽ chụp các bức ảnh phơi sáng mở rộng có thể bao quát được hai thái cực đó.
Bạn có tính toán được số stop đang có và thiết lập khoảng phơi sáng có thể chụp được từng giá trị ánh sáng mà không gặp khó khăn gì. Bạn có thể tạo ra loạt ảnh phơi sáng mở rộng lên đến 3, 5, 7 hoặc 9 bức ảnh lại. Nếu bạn thực hiện phơi sáng mở rộng bằng tay thì các bức ảnh sẽ không bị giới hạn và theo lý thuyết, bạn có thể chụp được dải tần nhạy sáng từ bề mặt có thể nhận thấy được của mặt trời cho đến những vùng bóng tối nhất.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng chế độ HDR ngay trên chiếc máy ảnh của bạn. Ở chế độ này máy ảnh sẽ tự động chụp 3 tấm ảnh với 3 mức độ phơi sáng khác nhau để rồi khi về nhà chúng ta có thể chồng 3 tấm ảnh lên nhau để được một tấm ảnh HDR hoàn chỉnh. ( Photoshop, Lightroom hay các phần mềm trên điện thoại đều có thể làm được bước này.)
Sử dụng filter lọc sáng theo vùng (GND filter)
Một tuỳ chọn thứ hai cho chụp phong cảnh chính là sử dụng filter lọc sáng theo vùng GND (Graduated Neutral Density). Filter này có thể giảm dải tần nhạy sáng của cảnh quan lại giúp cho máy ảnh của bạn có khả năng chụp được nhiều hơn. Filter GND rất quan trọng, thậm chí là dùng xếp lớp nhiều filter có thể giúp chụp và thu được nhiều bức ảnh ấn tượng hơn.
Mặc dù vậy thì cũng có hạn chế, đó là đôi khi dải tần vượt quá khả năng của filter, hoặc nhiều lớp filter. Nhưng bên cạnh hạn chế này thì việc sử dụng filter vẫn có thể đem đến ảnh đẹp mà không cần phải có máy ảnh đắt tiền và hiện đại có dải tần nhạy sáng cao.
Kết hợp filter lọc sáng theo vùng và phơi sáng lâu
Nếu bạn gặp phải tình uống mà filter lọc sáng theo vùng không thể đem đến kết quả mong muốn, lúc này bạn có thể kết hợp hai cách ở trên. Bằng cách sử dụng filter GND, bạn có thể giảm dải tần nhạy sáng của khung cảnh, bớt vùng sáng đi và lúc này có thể chụp dải tần còn lại. Vùng sáng giảm đi cũng giảm khả năng bị cháy sáng khi chụp các vùng tối.
Lý do mà dải tần nhạy sáng lớn sẽ hữu ích
Thông thường, khi chụp phong cảnh bạn sẽ có rất nhiều thời gian và bạn có thể dùng tripod, chậm rãi thiết lập và chụp phơi sáng mở rộng, sử dụng filter GND được chính xác. Nếu không dùng tripod, hai cách thức trên sẽ gặp khó khăn. Mặc dù việc chụp phong cảnh thì tripod là thứ phải có, nhưng nếu chẳng may bạn không mang theo hay bạn không thích dùng thì sao?
Lúc này thì dải tần nhạy sáng trên máy ảnh sẽ là thứ giúp ích cho bạn. Thông thường trong quá trình chỉnh sửa ảnh, bạn có thể kéo thanh Shadows về bên phải để có thể thu được chi tiết vùng tối, nhưng như thế sẽ khiến bức ảnh nhoè và xuất nhiện noise nếu máy ảnh của bạn không có dải tần nhạy sáng tốt. Ngoài ra các máy ảnh có dải tần nhạy sáng tốt cũng sẽ là một vị cứu tinh trong một số trường hợp chụp, ví dụ như chủ thể di chuyển và lúc này phơi sáng mở rộng vô dụng vì nhoè thì bạn có thể tận dụng dải tần nhạy sáng cao trên máy ảnh để làm cho bức ảnh tốt hơn nhưng vẫn giữ được chi tiết vùng sáng.
Đó chính là những ưu điểm của việc có máy ảnh cao cấp, hiện đại sở hữu dải tần nhạy sáng cao. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên lựa chọn những máy ảnh này mà nên cân nhắc dàn trải chi phí hơn nữa cho các filter và áp dụng phơi sáng mở rộng, đây chính là cách thức tối ưu hơn.
–
Nếu bạn đang lăn tăn chưa lựa chọn được cho bản thân một bộ máy ảnh ưng ý
thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Giang Duy Đạt để nhận được sự tư vấn nhiệt tình cũng như đảm bảo về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!