Hiện nay tại Việt Nam, các ngành công nghiệp nặng đang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Đặc biệt, đây cũng là ngành góp phần giúp cho nước ta có thể vươn mình phát triển và sánh ngang với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Vậy công nghiệp nặng gồm những ngành nào? Cùng GTECO tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau đây!
1. Công nghiệp nặng là gì?
Công nghiệp nặng (Heavy industry) được hiểu là một lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều vốn và ứng dụng kỹ thuật. Điều này trái ngược với ngành công nghiệp nhẹ là chủ yếu dùng nhiều lao động. Đồng thời, ngành công nghiệp nặng sẽ tác động khá nhiều đến môi trường và tốn kém chi phí đầu tư. Cũng chính vì những điểm khác biệt này mà các ngành công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bổ.
Hay có thể lý giải một cách đơn giản hơn thì công nghiệp nặng chính là ngành sử dụng máy móc, thiết bị để thay thế cho các hình thức sản xuất thủ công. Các sản phẩm được tạo ra từ ngành này được sử dụng để cung cấp, phục vụ cho các ngành khác.
2. Vai trò của ngành công nghiệp nặng đối với phát triển kinh tế
Thực tế, các ngành công nghiệp nặng đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Một số vai trò chủ đạo của ngành công nặng phải kể tới như:
- Phục vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Cung cấp các tư liệu sản xuất.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp cũng như nhiều ngành nghề khác.
- Góp phần thay đổi các phương pháp quản lý và cải thiện hiệu quả kinh tế tốt hơn
- Mở rộng thị trường cho các đối tượng lao động, hỗ trợ việc làm, tăng thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
- Đóng góp, tích lũy cho nền kinh tế nước nhà.
3. Công nghiệp nặng bao gồm những ngành nào?
Hầu hết các ngành công nghiệp nặng chính ở Việt Nam đều tập trung phát triển tại các khu công nghệ cao. Có thể hiểu khu công nghệ cao chính là khu vực kinh tế – kỹ thuật tích hợp đa chức năng. Chúng được sử dụng để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp.
Hiện tại, Việt Nam đang tập trung đầu tư và phát triển vào 6 ngành công nghiệp nặng chủ yếu là:
3.1 Luyện kim
Luyện kim chính là một trong các ngành công nghiệp nặng hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu. Ngành này có nhiệm vụ nghiên cứu những tính chất vật lý, hóa học của những nguyên tố kim loại cùng các hỗn hợp liên quan, được gọi chung là hợp kim. Hay cũng có thể nói một cách cụ thể đó là cách thức được áp dụng để sản xuất ra kim loại. Đồng thời, nghiên cứu các thành phần kim loại được sử dụng trong sản phẩm của người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Tại Việt Nam, ngành luyện kim đang phát triển chủ yếu ở lĩnh vực luyện kim đen. Trong đó, Khu Liên hợp Gang thép Thái Nguyên được xem là “cái nôi” của ngành công nghiệp luyện kim ở Việt Nam.
3.2 Khai thác than
Khai thác than được xem là ngành công nghiệp nặng có lịch sử lâu đời tại Việt Nam với gần 180 hình thành và phát triển. Theo đó, kể từ thời vua Minh Mạng thì đã được ban Chỉ dụ cho phép khai thác than tại các tỉnh Yên Lãng, Yên Thọ, Đông Triều, Quảng Ninh (năm 1840). Theo tiến trình phát triển của lịch sử thì ngành khai thác than cũng ngày càng lớn mạnh.
Công nghiệp khai thác than ở nước ta được thực hiện chủ yếu với phương pháp lộ thiên hoặc hầm lò. Tại Việt Nam, loại than được khai thác nhiều nhất là Anthracite, chiếm đến 90% trữ lượng than của cả nước và chúng tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, chúng ta cũng còn khai thác than bùn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay than nâu tại Đồng bằng sông Hồng.
3.3 Sản xuất phân bón
Nhắc tới các ngành công nghiệp nặng tại Việt Nam thì không thể bỏ ra lĩnh vực sản xuất phân bón. Trong những năm gần đây, ngành này đã có những bước tiến mạnh mẽ và nổi bật.
Theo đó, nước ta đã chủ động được nguồn cung, thậm chí là xuất khẩu các sản phẩm phân bón cho trên 20 quốc gia. Mặc dù trước đó, Việt Nam là nước phải phụ thuộc khá nhiều vào nguồn phân bón nhập khẩu.
Đến thời điểm hiện nay thì ngành sản xuất phân bón được xem là đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta. Ngoài phân lân,phân đạm thì phân hỗn hợp NPK cũng là những sản phẩm đang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho Việt Nam. Thậm chí, ngày càng nhiều nhà máy sản xuất phân bón ra đời và mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đầu tư trang thiết bị để cải tiến chất lượng, gia tăng nguồn cung.
3.4 Cơ khí
Cơ khí cũng được đánh giá là một trong các ngành công nghiệp nặng đang rất phát triển ở Việt Nam. Nó giữ vị trí và vai trò rất quan trọng giống như động lực cho nhiều ngành công nghiệp khác phát triển. Cụ thể, kỹ thuật cơ khí sẽ cung cấp toàn bộ các trang thiết bị cần thiết cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản, giao thông vận tải và một số thiết bị cho bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Hiện nay, tại Việt Nam ngành công nghiệp cơ khí tập trung ở 3 phân ngành chính là xe máy và phụ tùng, linh kiện xe máy; ô tô và phụ tùng ô tô; cơ khí gia dụng và dụng cụ. Theo thống kê thì 3 phân ngành công nghiệp nặng này đang chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành cơ khí trên cả nước.
Xem thêm: Quạt ly tâm
3.5 Điện tử – tin học
Có thể nói công nghiệp điện tử – tin học chính là ngành sản xuất giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, chúng cũng tác động mạnh mẽ tới nhiều ngành công nghiệp khác. Theo khảo sát thực tế thì ngành điện tử – tin học chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp.
Hơn thế trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc đầu tư và phát triển ngành công nghiệp điện tử – tin học được đánh giá là điều rất cần thiết. Đây cũng chính là hướng đi, là cách để Việt Nam dễ dàng tiếp cận và hội nhập với các nước phát triển trên thế giới. Trong tương lai, lĩnh vực điện tử – tin học chắc chắn sẽ trở thành một trong các ngành công nghiệp nặng mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
3.6 Công nghiệp năng lượng
Ngành công nghiệp năng lượng được xem là sự tổng hợp của các ngành công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí, công nghiệp điện lực. Có thể khẳng định đây chính là một trong các ngành công nghiệp nặng chủ lực của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Bởi trên thực tế, các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng chủ yếu cung cấp cho hoạt động của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng,…
Ở nước ta, ngành công nghiệp năng lượng sở hữu tiềm năng phát triển rất lớn. Chúng góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề về việc làm cho người lao động. Hơn nữa, ngành năng lượng này cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong tương lai.
Trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc: Công nghiệp nặng gồm những ngành nào? mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Qua đây, có thể khẳng định rằng, việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp nặng chính là nhiệm vụ hàng đầu tại nước ta.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!