Chỉ cần ngửi thấy mùi thơm từ bánh ép Huế tỏa ra từ các quán bên đường, chắc chắn bạn sẽ không thể kìm lòng mà ghé vào “lót dạ” vài chiếc. Nếu chưa có dịp tới Huế mà vẫn muốn thưởng thức món này, thì hãy vào bếp ngay với cách làm bánh ép Huế siêu đơn giản mà VinID gợi ý dưới đây.
1. Cách làm bánh ép Huế ngon tê tái
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột năng: 100g
- Nước: 100ml
- Tôm: 10 con
- Bột tỏi: 1 ít
- Hành lá: 1 ít
- Ớt băm: 1 ít
- Nước mắm: 1 ít
- Trứng gà: 2 quả
- Chanh: ½ quả
- Gia vị: Nước mắm, dầu ăn, đường, muối, tiêu xay, vá múc canh,…
- Rau thơm, giá đỗ, dưa leo, xoài xanh, cà rốt (bào mỏng/ thái sợi): 1 ít
- Dụng cụ: Tô, phới đánh trứng, dao, thớt, chảo, vá
Bước 2: Trộn bột bánh
- Cho 100g bột năng, 1 ít muối, 100ml nước vào tô, khuấy đều.
Bước 3: Ướp tôm / Cách ướp thịt làm bánh ép Huế
- Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Ướp tôm cùng 1 ít tiêu, 1 ít bột tỏi trong 15 phút.
- Nếu bạn không ăn được hải sản có thể thay thế bằng thịt lợn. Bạn rửa sạch thịt, luộc sơ cùng chút bột canh, thái nhỏ. Ướp cùng 1 chút hạt nêm, tiêu xay, hành tím băm.
Bước 4: Đổ bánh ép bằng chảo
- Trước khi đổ bánh, cho vào tô bột 1 muỗng cafe dầu ăn, 1 ít hành lá thái nhỏ rồi khuấy đều.
- Bắc chảo lên bếp, phết 1 lớp dầu ăn, đun nóng trên lửa vừa. Áp chảo tôm đến khi chín tái 2 mặt. Nếu là thịt băm thì đảo sơ còn thịt thái nhỏ đã chín rồi nên chỉ cần cho vào chảo rồi đổ bột vào.
- Trứng gà đập ra tô, đánh tan.
- Đổ 1 ít bột vào và tráng đều chảo. Khi thấy mặt bột hơi săn lại thì cho thêm 1 ít trứng gà vào rồi đậy nắp từ 45s – 1 phút trên lửa vừa.
- Lật mặt bánh và tiếp tục áp chảo đến khi cả 2 mặt vàng đều thì tắt bếp.
Bước 5: Pha nước chấm
- Cho vào tô 1 vá múc canh nước mắm, 1 vá múc canh đường và 2 vá múc canh nước sôi khuấy đều đến khi đường tan hoàn toàn.
- Cho vào 1 ít nước cốt chanh, 1 ít ớt băm là hoàn tất.
Bước 6: Thành phẩm
Khi ăn, bạn cho rau thơm, dưa leo vào giữa bánh rồi cuộn tròn lại chấm với nước mắm pha. Món bánh ép Huế có lớp vỏ giòn dai, bên trong dẻo mềm, ăn cùng với nước mắm chua ngọt, cay cay, kích thích vị giác vô cùng.
2. Bí quyết làm món bánh ép Huế chuẩn vị Cố đô
2.1. Cách chọn mua nguyên liệu chất lượng
- Tôm tươi ngon là những con tôm còn quẫy đạp trong nước, vỏ ngoài trong suốt, phần đầu và thân tôm dính chặt với nhau.
- Với nguyên liệu thịt lợn thì bạn chọn loại có cả nạc cả mỡ để làm nhân bánh. Nếu chỉ chọn thịt nạc thì bánh bị khô và khó ăn hơn vì vốn vỏ bánh cũng đã giòn rồi.
- Chọn trứng gà rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phần vỏ màu nâu sẫm, đều màu, không xuất hiện vết nứt hay đốm đen. Khi sờ tay lên bề mặt vỏ trứng thấy sần sùi, hơi nhám là trứng ngon.
2.2. Lưu ý khi chế biến món bánh ép Huế
- Bột năng khuấy kỹ với một chút nước, cho thêm muối vào để bột bánh đậm và thơm mùi bột hơn.
- Đổ bột càng ít thì bánh ép Huế sẽ càng giòn và ngược lại.
- Nếu muốn ăn dẻo, bạn rút ngắn thời gian đổ bánh. Còn muốn ăn thật giòn có thể ép lâu hơn một chút.
- Lượng nước chanh cho vào nước chấm sẽ còn phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình. Bạn không cần cho thêm tỏi còn nếu bạn thích ăn tỏi thì có thể cho vào nước chấm nhé!
3. Cách bảo quản bánh ép Huế
- Bạn nên ăn tới đâu đổ bột tới đó vì bánh ép Huế ăn ngon nhất là khi vừa mới làm xong.
- Trường hợp ăn không hết thì có thể bảo quản bánh hoặc bột bánh trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 ngày.
Hy vọng với cách làm bánh ép Huế này bạn sẽ thực hiện thành công chiêu đãi gia đình. Đừng quên chọn mua nguyên liệu tươi sạch, an toàn tại hệ thống siêu thị Winmart/Winmart+ hoặc qua app VinID để món ngon thêm chất lượng, bổ dưỡng nhé!
>>> Cách làm bánh dứa Đài Loan ngon ngọt <<<
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!