Ngọc Thạch 3 màu là loại hoa lan đặc biệt, với màu sắc bắt mắt dung hòa với nhau tạo nên một loại lan đẹp và được nhiều người ưa thích và được xếp vào top những loài lan đẹp được ưa chuộng tại Việt Nam. Lan nở một lúc nhiều bông đua sắc, với vẻ đẹp choáng ngợp cùng hương thơm ngọt ngào, loài lan này đã khiến bao nhiêu người bị đắm say. Để nhận biết và chăm sóc loài lan này đúng cách, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tên gọi và nguồn gốc của lan ngọc thạch ba màu
Tên gọi: Ngọc Thạch Ba Màu có tên khoa học là Dendrobium crystallinum, ở Việt Nam được gọi bằng nhiều tên khác nhau như lan ngọc thạch ba màu, lan ngọc vạn pha lê, hoàng thảo hoa sen, hoàng thảo ngọc thạch, lan phi điệp đơn hay thạch hộc kim.
Nguồn gốc: Lan ngọc thạch 3 màu là giống cây phụ sinh thuộc họ phong lan Orchidaceae trong bộ phong lan Orchidales. Ngọc thạch ba màu là loại lan dễ sống phân bố nhiều ở các vùng Quảng Trị, Gia Lai (Pleiku), Đắk Lắk, Lâm Đồng (Đà Lạt, Langbiang, Bảo Lộc). Trên thế giới thì tập trung nhiều ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Cách nhận biết Hoàng Thảo Ngọc Thạch
Thân: Hoàng thảo ngọc thạch là giống lan phụ sinh, thân dài khoảng 40 – 50 cm, hình trụ, dày khoảng 0,5 cm, lóng dài 2 – 3 cm, thân to mập gần như đều nhau từ gốc đến gần ngọn, chỉ thuôn tròn lại một chút tại đỉnh, thân vàng ươm, bóng, các đốt không nổi to rõ ràng. Khi chuẩn bị ra hoa, lá lan sẽ rụng hết chỉ để lại thân trơ trụi màu xanh bạc.
Lá: Lá lan Ngọc Thạch hình mác, đỉnh chia làm hai thùy nhọn lệch nhau, dài khoảng 8-10cm, rộng 2cm, lá mỏng và dẻo dai. Khi đến mùa nở hoa, lá sẽ bắt đầu chuyển vàng và rụng dần để những nụ hoa nhú lên.
Rễ: Rễ lan Ngọc Thạch là loại rễ chùm, mọc từng chùm ở dưới gốc, rễ màu trắng, nhỏ bám vào giá thể khi trồng sẽ kết lại thành tảng rễ một.
Hoa: sau khi lá rụng các cụm hoa gồm 2 – 3 nụ sẽ nhú lên từ các đốt. Hoa thường nở vào mùa xuân hay mùa hè, hoa to, đường kính khoảng 5cm, cuống hoa dài khoảng 2,5 cm, có cằm dài, đỉnh tròn. Cánh có hoa hình mác nhọn, dài khoảng 2,5 – 3cm, rộng 1 – 1,5 cm. Môi hình trứng, dài chừng 2,5 – 2,8cm, rộng cỡ 2,5cm, có màu trắng ở mép, giữa môi có 1 đốm lớn màu vàng lục, mép xẻ răng nhỏ. Cột cao 0,4 – 0,5cm; răng cột tù. Nắp hình mũ cao, bề mặt phủ lông thô có màu trông giống như thủy tinh pha lê. Hoa nở rất bền thường tàn sau 15 -20 ngày.
Cách trồng lan ngọc thạch 3 màu
Giá thể: Giá thể trồng lan ngọc thạch là xơ dừa, rêu, và than củi đã vệ sinh sạch sẽ. Là giống cây thân dài nên giá thể thích hợp để trồng ngọc thạch nhất là ghép vào gỗ hoặc có thể trồng lên chậu.
Cây giống: cây khi mua về nên lựa chọn những giống cây cứng cáp, khỏe mạnh, không bị dập nát, héo úa, thân cây thường có màu hơi xanh vàng, mua về xử lý như bình thường.
Hoàng thảo ngọc thạch thường được trồng vào chậu hoặc ghép vào thân gỗ đều được. Với tôi thì dòng này ghép vào khúc gỗ là ok hơn cả, tất nhiên là phải đáp ứng đủ độ ẩm cho cây thì mới nên áp dụng kiểu trồng này, nếu không cây sẽ bị còi cọc.
Cách trồng vào chậu: Trước hết, bạn cần cho lớp lớp xốp lớn dưới đáy chậu để đảm bảo vừa thoáng khí, vừa thoát nước tốt cho cây. Tiếp theo cho thêm than củi và vỏ thông cỡ to đến khoảng ⅔ chậu thì trồng lan vào giữa chậu, sau đó dùng vỏ thông cỡ nhỏ trộn với dớn vụn hoặc xơ dừa xếp xung quanh rễ. Bạn cần cố định sao cho cây không đổ, nên đặt 1 que gỗ ở giữa giúp lan đứng thẳng và cố định cây cho chắc chắn. Cuối cùng thì treo lên giàn tạm thời tránh mưa nắng trực tiếp, hôm sau mới tưới và cứ như vậy 1 ngày 1 lần tưới nước, thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây.
Cách ghép lan vào thân gỗ: chuẩn bị gỗ, xếp lan hoàng thảo sao cho ngọn lan quay xuống đất, áp rễ vào thân gỗ, rễ và thân tơ hướng ra ngoài và dùng dây buộc chặt để cố định cây lan, sau đó dùng súng bắn ghim, ghim vào sợi dây vừa buộc, không nên đóng đinh hay buộc dây thép, khi đinh gỉ sẽ làm hại đến cây. Sau đó tưới nước cho thân gỗ và theo dõi sự phát triển của cây như bình thường.
- Bạn có thể đọc thêm bài viết: Cách xử lý gỗ trồng lan
Kỹ thuật chăm sóc lan hoàng thảo ngọc thạch 3 màu
Ánh sáng: ngọc thạch 3 màu thuộc loại phong lan ưa ánh sáng. Nếu như cây thiếu ánh sáng thì cây sẽ không ra hoa được dù bạn có chăm sóc tốt cỡ nào. Vì vậy độ sáng cho hoa khoảng 70% là đủ, không nên để ở nơi nắng gắt sẽ làm cây bị khô hạn.
Độ ẩm: Lan ngọc thạch cần độ ẩm khoảng 80% mùa hè và khoảng 60% mùa đông. Nhưng bộ rễ của cây lan lại không chịu được sự ẩm ướt liên tục nên chúng thích khô ráo. Lưu ý khi tưới nước không nên tưới trực tiếp vào rễ mà nên tưới xung quanh gốc.
Chế độ phân bón cho lan ngọc thạch: Nên bón phân cho lan hàng tuần khi cây non phát triển mạnh. Bạn có thể tưới thêm K và P, phân chuồng, nước chuối cho cây hàng tuần để cây phát triển khỏe mạnh.
Phòng ngừa sâu bệnh hại cây: Chúng ta nên thường xuyên thăm nom và chăm sóc cây để phát hiện kịp thời những loại lá vàng, lá bị bệnh để tiến hành loại bỏ ngay tránh lây lan rộng và lây cho các cây khác tại vườn. Phòng chống bệnh cháy lá và thối rễ cho lan bằng cách phun khoảng 30g thuốc Ridomil 75WP vào bình 10 lít nước sạch khoảng 2 -3 lần 1 tháng.
Hy vọng với những kiến thức, kinh nghiệm thực tế trên đây đã giúp các bạn sở hữu cho mình những chậu lan ngọc thạch khỏe mạnh xanh tốt và hoa to, đẹp. Trồng lan ngọc thạch không quá khó mà chỉ cần làm đúng kỹ thuật và chăm chỉ bạn sẽ có thể thưởng thức được trọn vẹn vẻ đẹp và hương thơm của chúng.
Xem thêm:
- Các loài lan chịu nắng nóng tốt trồng ban công
- Hướng dẫn cách trồng lan hạc vỹ thiên cung lữ bố
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!