Bụng dưới căng tức, khó chịu ở nữ giới là bị làm sao?

Bụng dưới căng tức, khó chịu là tình trạng phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Đây là hiện tượng không hề hiếm gặp nhưng vẫn khiến nhiều chị em lo lắng vì không biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào hay không? Để tìm hiểu rõ hơn bụng dưới căng tức, khó chịu là bị làm sao, các bạn hãy theo dõi nội dung chia sẻ của Genk STF dưới đây.

Xem thêm:

  • VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
  • Cách làm giảm đau bụng dưới rốn cho cả nam và nữ giới
  • 12 cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà đơn giản, hiệu quả

1. Bụng dưới căng tức, khó chịu là gì?

Chắc hẳn không ai muốn phải đối mặt với tình trạng bụng dưới căng tức, khó chịu. Bởi bụng lúc nào cũng có cảm giác căng tức như kiểu chướng bụng, đầy hơi. Tình trạng này kèm theo sự khó chịu không chỉ khiến người mắc lo lắng mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.

2. Bụng dưới căng tức, khó chịu là bị làm sao?

Tình trạng căng tức, khó chịu ở bụng dưới xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này, mời các bạn cùng tìm hiểu:

2.1. Dấu hiệu mang thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ bị căng tức ở bụng dưới. Nếu trước đó chị em từng quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn thì khả năng mang thai là rất cao. Thông thường, sau khoảng 10 ngày quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai thì sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng dưới, tưng tức nhẹ cho thấy trứng đã thụ thai với tinh trùng.

Trứng sau khi được thụ tinh sẽ làm tổ bằng cách di chuyển vào cổ tử cung. Các chân giả và nhau thai lúc này sẽ được hình thành để cấy vào thành tử cung. Chính điều này khiến chị em thấy đau âm ỉ ở bụng dưới kèm theo tình trạng căng tức nhẹ.

Căng tức và khó chịu bụng dưới khi mang thai chỉ ở mức độ nhẹ. Thời gian đầu cơ thể sẽ làm quen để thích nghi với sự hình thành và phát triển của thai nhi trong tử cung. Vì thế, bụng dưới khó chịu, căng tức ở phụ nữ mang thai thường sẽ diễn ra trong 2 tháng đầu tiên.

Ngoài hiện tượng căng tức, khó chịu bụng dưới thì việc có thai sớm còn có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác, đó là:

  • Máu báo thai: Khi trứng thụ tinh được 7 – 14 ngày có thể sẽ xuất hiện máu báo thai. Lượng máu ra ít, có thể màu nâu hoặc hồng và thời gian ra máu chỉ kéo dài từ 1 – 3 ngày.
  • Chậm kinh: Chậm kinh là một trong những dấu hiệu có thai phổ biến và dễ nhận biết nhất.
  • Căng tức ngực: Khi trứng được thụ tinh thành công đồng nghĩa cơ thể sẽ mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Vì thế, lượng máu lưu thông đến ngực bị ảnh hưởng và gây hiện tượng căng tức ngực.
  • Chuột rút: Sau khoảng 7 – 12 ngày trứng thụ tinh thành công sẽ xuất hiện tình trạng chuột rút.
  • Một số triệu chứng khác: Táo bón, ốm nghén, xì hơi, mệt mỏi, buồn ngủ, thay đổi tâm trạng thất thường,…

Nếu căng tức, khó chịu bụng dưới kèm theo các dấu hiệu trên thị chị em có thể dùng que thử thai để kiểm tra. Hoặc để chắc chắn hơn, chị em nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định xem mình có mang thai hay không.

2.2. Bụng dưới căng tức, khó chịu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Căng tức, khó chịu bụng dưới nếu không phải do mang thai thì đó có thể là dấu hiệu tiền kinh nguyệt. Thế nhưng, đây cũng là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Đó có thể là một trong những bệnh sau đây:

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Đường tiêu hóa bị nhiễm trùng sẽ khiến chị em phải đối mặt với tình trạng căng tức, khó chịu bụng dưới. Bệnh nếu không được điều trị thì càng về sau sẽ càng buốt và nhói rất khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, tiêu hóa thức ăn.
  • Bệnh sỏi thận: Bệnh sỏi thận cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng căng tức, khó chịu bụng dưới. Kèm theo đó, người bệnh còn thấy những cơn đau nhẹ dưới xương sườn.
  • Nhiễm trùng bàng quang: Bụng dưới căng tức kèm theo triệu chứng đau rát vùng kín, khó khăn khi đi tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng bàng quang.
  • Đau dạ dày: Đau dạ dày do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh không chỉ gây căng tức bụng dưới mà còn khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt vùng bụng dưới.

3. Cần làm gì khi bụng dưới căng tức, khó chịu

Bụng dưới căng tức, khó chịu mà không thuyên giảm, ngược lại càng gia tăng thì chị em không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng bằng cách hỏi về các triệu chứng đang gặp phải. Kết hợp với đó có thể là sờ, ấn bụng để đánh giá tình hình tổng quát.

Để có kết luận chắc chắn và chính xác hơn, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu. Một số xét nghiệm phổ biến thường dùng là:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu.
  • Siêu âm bụng.
  • Chụp X-quang, MRI…

Sau khi tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng căng tức, khó chịu bụng dưới, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Kết luận

Bụng dưới căng tức, khó chịu ở nữ giới là bị làm sao đã được giải đáp trên đây. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, các bạn nên sớm đi thăm khám để tìm chính xác nguyên nhân nhằm có hướng khắc phục kịp thời, hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư