Một trong những băn khoăn thường thấy của người bệnh đái tháo đường là làm sao theo dõi mức đường huyết (hay còn gọi là glucose máu) của bản thân. Bên cạnh việc đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra glucose máu tại nhà với bộ dụng cụ thích hợp gọi là máy đo glucose máu cá nhân.
Các bước kiểm tra glucose máu tại nhà:
Kiểm tra glucose máu không hề khó khăn như bạn vẫn nghĩ. Điều quan trọng nhất là bạn phải thực hiện đúng kỹ thuật và hướng dẫn của bác sĩ. Khi đo, hãy tuân thủ các bước sau:
- Rửa tay bằng nước ấm và lau khô trước khi đo.
- Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng.
- Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn (mỏng, bình thường, dày).
- Lắp que thử vào máy đo glucose máu. Bạn cần lưu ý nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động đến các que khác.
- Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ và ngón tay của bạn.
- Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên đúng phần que thử trên máy đo.
- Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu và đợi vài giây cho máy hiển thị kết quả.
- Ghi chép lại kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.
Sau đây là mức khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) để bạn tiện so sánh kết quả đo được:
Trước bữa ăn 1-2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn Người trưởng thành, không mang thai 4.4 – 7.2 mmol/L (xấp xỉ 80-130 mg/dL)
ít hơn 10 mmol/L(hoặc ít hơn 180 mg/dL)
Phụ nữ đang mang thai ≤ 5.3 mmol/L trước bữa sáng(hoặc ≤ 95 mg/dL)
1 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn:≤ 7.8 mmol/L (hoặc ≤ 140 mg/dL)
2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn:≤ 6.7 mmol/L (hoặc ≤ 120 mg/dL)
Một số lưu ý quan trọng:
Kiểm tra glucose máu tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vẫn có những lưu ý bạn không nên bỏ qua để đạt được hiệu quả tốt nhất. Những lưu ý ấy bao gồm:
- Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra glucose máu tại nhà. Bác sĩ sẽ cho bạn chỉ định, hướng dẫn cần thiết và chính xác nhất.
- Ghi chép rõ thời gian, kết quả và những thông tin liên quan để có cơ sở so sánh, theo dõi mức glucose máu của bản thân. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ tìm hiểu, đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bạn.
- Không cần thiết phải kiểm tra glucose máu liên tục trong ngày. Quan trọng là bạn giữ thói quen đo theo định kỳ, gắn thời điểm đo với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
- Máy đo và que thử phải khớp mã vạch. Nếu không khớp, bạn phải liên hệ điểm bán, chuyên viên để được tư vấn, thay đổi.
- Đo luân phiên ở các đầu ngón tay chứ không đo liên tục trên cùng một ngón. Không tiến hành lấy máu nếu bạn cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay.
- Tuyệt đối không tái sử dụng các loại que thử, kim lấy máu. Việc này vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, vừa làm sai lệch kết quả đo.
Hi vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã có thể tự kiểm tra glucose máu ngay tại nhà. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, đây sẽ là sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh, lạc quan cùng bệnh đái tháo đường.
Trích nguồn: Hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!