11 Cách quản lý chi tiêu cho vợ chồng HIỆU QUẢ, THÔNG MINH 

1. Thành thật về thu nhập và các khoản chi tiêu, cho vay, nợ nần

Nguyên tắc đầu tiên trong cách quản lý chi tiêu tiết kiệm vợ chồng tốt chính là sự trung thực. Khi bạn thành thật với nửa kia về thu nhập, các khoản chi tiêu, cho vay, nợ nần thì sẽ giúp cả 2 cùng đưa ra được kế hoạch tài chính rõ ràng phù hợp hơn. Ngoài ra, điều này còn thể hiện sự tôn trọng cũng như san sẻ gánh nặng tài chính cho nhau.

Cách thực hiện

Hai vợ chồng nên có những cuộc thảo luận và công khai toàn bộ những vấn đề về tài chính. Tránh giấu giếm, bớt xén thu nhập, các khoản cho vay hay nợ nần vì điều này có thể gây nên những bất hòa lớn ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và kế hoạch tài chính sẽ bị đảo lộn, kinh tế gia đình mất cân bằng.

Ví dụ

Thu nhập của vợ là 10 triệu, của chồng là 15 triệu. Tổng thu nhập của cả 2 vợ chồng sẽ là 25 triệu. Trong khi đó, các khoản chi tiêu cho gia đình trong 1 tháng khoảng 15 triệu, để dành tiết kiệm 3 triệu thì 2 vợ chồng vẫn còn dư 7 triệu; nhưng hiện tại chồng vẫn còn nợ bạn bè là 50 triệu.

  • Nếu chồng công khai với vợ về khoản nợ này thì 2 vợ chồng sẽ dành 7 triệu dư mỗi tháng để trả nợ dần.

  • Nếu chồng giấu giếm về khoản nợ này với vợ thì khi bị vỡ lở sẽ xảy ra những mâu thuẫn và sự thất vọng lớn của người vợ. Đồng thời, có thể vợ vẫn nghĩ thu nhập sau khi chi tiêu trong nhà vẫn dư 7 triệu thì lại có kế hoạch để đầu tư bán hàng online hay mua trả góp xe… Chính vì vậy, khi đến hạn trả nợ, 2 vợ chồng sẽ không có nguồn tài chính để chi trả và sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn tới chi tiêu chung.

Thành thật về thu nhập và các khoản chi tiêu giúp có được kế hoạch tài chính rõ ràng và phù hợp

Thành thật về thu nhập và các khoản chi tiêu giúp có được kế hoạch tài chính rõ ràng và phù hợp

2. Đặt ra mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn

Đặt ra mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn giúp bạn hoạch định chi tiêu phù hợp và tiết kiệm hơn. Bạn sẽ hạn chế được những chi tiêu tùy hứng gây lãng phí tài chính. Ngoài ra việc đặt mục tiêu trong tương lai còn giúp 2 vợ chồng có thêm động lực để tạo ra thu nhập và kiểm soát chi tiêu tốt.

Cách thực hiện

Hai vợ chồng cùng ngồi lại thảo luận và đưa ra mục tiêu ngắn hạn (trong từ 1 – 6 tháng) và dài hạn (từ 1 năm trở lên). Vợ chồng bạn cần phải có kế hoạch cụ thể về mốc thời gian và nguồn tài chính để đạt được mục tiêu.

Ví dụ

Hiện tại hai vợ chồng có tổng thu nhập là 30 triệu, để dành được 200 triệu và cùng đưa ra mục tiêu trong 3 tháng tới mua được tủ lạnh mới với giá khoảng 20 triệu. Sau đó, tiếp tục đặt mục tiêu trong 3 năm tới mua được một căn nhà chung cư trả góp 1.5 tỷ với số vốn ban đầu cần bỏ ra là 500 triệu.

  • Với mục tiêu ngắn hạn, 2 vợ chồng có thể dễ dàng đạt được khi mỗi tháng bỏ ra khoảng 7 triệu. Tức chi tiêu trong gia đình và quỹ tiết kiệm chỉ trong khoảng 23 triệu.

  • Với mục tiêu dài hạn, 2 vợ chồng cần lên một kế hoạch chi tiêu chi tiết hơn. Với số vốn ban đầu mua nhà là 500 triệu, trừ đi số tiền đã có được là 200 triệu thì mỗi năm 2 vợ chồng cần phải tích lũy được 100 triệu. Tính ra mỗi tháng số tiền cần phải bỏ ra là khoảng hơn 8 triệu. Như vậy, số tiền chi tiêu trong gia đình và tiết kiệm chỉ ở trong khoảng dưới 22 triệu.

Từ những mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn đó, hai vợ chồng sẽ lên được một kế hoạch tài chính chi tiết, hạn chế những chi tiêu không cần thiết để cố gắng đạt được mục tiêu trong tương lai.

Mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn giúp vợ chồng bạn chi tiêu kỷ luật và tiết kiệm hơn

Mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn giúp vợ chồng bạn chi tiêu kỷ luật và tiết kiệm hơn

3. Lên danh sách mua sắm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đúng theo nhu cầu

Việc lên danh sách mua sắm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng là việc làm quan trọng để quản lý chi tiêu hàng ngày cho vợ chồng hiệu quả. Đây chính là bước quan trọng để bạn dự trù và chủ động chi tiêu trong gia đình. Đồng thời, từ đó đưa ra những điều chỉnh, cân đối lại các khoản chi tiêu cho phù hợp.

Cách thực hiện

Bạn cần liệt kê chi tiết các chi phí cố định trong gia đình như: tiền điện, tiền nước, tiền mạng, tiền mua đồ ăn, tiền học của con… và những khoản chi phí phát sinh có thể xảy ra như ma chay, hiếu hỉ, sinh nhật… Ngoài ra, bạn đừng quên dành ra một khoản nhất định cho quỹ tiết kiệm và quỹ dự phòng.

Ví dụ

Bạn có thể lên danh sách chi tiêu theo bảng mẫu sau:

Tháng 5/2022

Tổng tiền chi trong tháng: 20 triệu

Tuần I:

Tổng số tiền chi trong 1 tuần: 5.700.000 VNĐ

Ngày 1

– Đi chợ: 300.000 VNĐ

– Thanh toán tiền mạng: 300.000 VNĐ

– Thanh toán tiền nước: 400.000 VNĐ

Ngày 2

– Đi chợ: 200.000 VNĐ

– Chi đám cưới bạn: 500.000 VNĐ

– Mua quần áo cho con: 500.000 VNĐ

Ngày 3

– Đi chợ: 250.000 VNĐ

– Đổ xăng 2 vợ chồng: 300.000 VNĐ

Ngày 4

– Đi chợ: 300.000 VNĐ

– Mua áo cho bố: 500.000 VNĐ

Ngày 5

– Đi chợ: 250.000 VNĐ

– Mua thẻ điện thoại 2 vợ chồng: 500.000 VNĐ

Ngày 6

– Đi chợ: 300.000 VNĐ

– Đưa con đi chơi công viên, uống cà phê: 500.000 VNĐ

Ngày 7

– Đi chợ: 400.000 VNĐ

– Mua sách, truyện cho con: 200.000 VNĐ

Các tuần tiếp theo ghi tương tự như tuần I

Hai vợ chồng sẽ chủ động hơn trong chi tiêu nếu lên danh sách mua sắm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng theo nhu cầu

Hai vợ chồng sẽ chủ động hơn trong chi tiêu nếu lên danh sách mua sắm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng theo nhu cầu

4. Hạn chế mua sắm online

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, việc mua sắm online trở nên phổ biến và mang lại nhiều tiện ích cho người mua. Chính vì vậy, bạn rất dễ bị cám dỗ khi mua hàng online. Đây cũng là lưu ý dành cho tất cả mọi người trong quá trình quản lý chi tiêu tiết kiệm, nhất là quản lý chi tiêu cho sinh viên do các bạn trẻ thường chưa quen với việc quản lý tài chính cá nhân.

Cùng với việc chi trả tiền online qua tài khoản hay thẻ tín dụng sẽ khiến cả hai vợ chồng bạn rất dễ bị mất kiểm soát khi chi tiêu. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt tài chính và không còn nguồn tiền để chi trả cho những chi phí thiết yếu khác trong gia đình.

Cách thực hiện

Cả hai vợ chồng cần tiết chế khi mua sắm trực tuyến, chỉ mua những thứ thực sự cần thiết, tránh sa đà và lạm dụng chi tiêu qua tài khoản ATM hay thẻ tín dụng. Trước khi quyết định mua một món đồ, bạn cần suy xét xem nó có thực sự cần thiết không, dùng để làm gì… Hay nói cách khác nên cho bản thân một chút thời gian suy nghĩ trước khi bấm nút “Mua hàng” trên các trang web trực tuyến.

Ví dụ

Khi bạn thấy một chiếc chân váy rất đẹp trên web với giá 700.000 VNĐ, 1 bộ quần áo ngủ 500.000 VNĐ và có ý định mua ngay. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc lại xem, chân váy ấy sẽ kết hợp với áo nào, có phù hợp không, rồi cân nhắc đến bộ quần áo ngủ.

Sau khi xem xét bạn thấy đồ ngủ của mình đã cũ, còn chân váy thì cũng có một cái với thiết kế tương tự thì có thể bạn chỉ quyết định mua bộ đồ ngủ và không mua chân váy. Khi đó, bạn đã tiết kiệm được 700.000 VNĐ để dành cho những chi tiêu thiết yếu khác.

Hai vợ chồng sẽ tiết kiệm hiệu quả nếu hạn chế mua sắm trực tuyến

Hai vợ chồng sẽ tiết kiệm hiệu quả nếu hạn chế mua sắm trực tuyến

5. Sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan

Với nhiều tiện ích và ưu đãi rất lớn cho người dùng, nhiều cặp vợ chồng thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng (thẻ Visa). Tuy nhiên, chiếc thẻ “quyền năng” này sẽ mang lại cho vợ chồng bạn nhiều “rủi ro” chi tiêu nếu sử dụng thẻ tùy tiện, không kiểm soát.

Bạn có thể chi tiêu quá nhiều bằng thẻ tín dụng và mất khả năng thanh toán dư nợ. Khi đó, bạn sẽ phải chi trả thêm số tiền lãi và phí phạt lớn, khiến cho kinh tế gia đình bị ảnh hưởng.

Cách thực hiện

Bạn nên sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu cần thiết, hạn chế sử dụng thẻ để chi trả các món tiền lớn. Lý do bởi nguy cơ bạn có thể mất khả năng thanh toán là rất lớn.

Ngoài ra, bạn nên tận dụng tốt khoảng thời gian miễn lãi, chi trả đủ số tiền dư nợ trong khoảng thời gian này để không phải trả thêm phí, lãi suất cho số tiền đã “vay” ngân hàng tiêu dùng. Đồng thời, cần hạn chế sử dụng thẻ để rút tiền mặt bởi bạn sẽ mất một khoản phí đáng kể cho giao dịch này.

Ví dụ

Hai vợ chồng bạn sở hữu một thẻ tín dụng hạn mức là 100 triệu/ tháng. Bạn chỉ nên sử dụng thẻ để chi tiêu tại các siêu thị, nhà hàng, mua vé máy bay… Với những khoản phí này, bạn thường được nhận nhiều ưu đãi như: giảm giá, tích lũy chặng bay, hoàn tiền… Bạn nên tránh sử dụng thẻ tín dụng để chi mua xe máy, xe ô tô… hay những đồ giá trị lớn, bởi bạn có thể bị mất khả năng thanh toán và chịu rất nhiều tiền lãi, phí trả chậm.

Hãy sử dụng thẻ tín dụng thật thông minh để hai vợ chồng tránh được “rủi ro” chi tiêu mất kiểm soát

Hãy sử dụng thẻ tín dụng thật thông minh để hai vợ chồng tránh được “rủi ro” chi tiêu mất kiểm soát

Xem thêm: Hướng dẫn thanh toán online bằng thẻ ATM – SeABank

6. Hạn chế những khoản nợ

Hai vợ chồng nên thảo luận và thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống một cách phù hợp với thu nhập. Điều này nhằm hạn chế những khoản nợ gây áp lực lớn đến kinh tế gia đình. Nếu có quá nhiều khoản nợ trong cùng một khoảng thời gian thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chi tiêu sinh hoạt chung và tạo ra những căng thẳng trong cuộc sống vợ chồng.

Cách thực hiện

Bạn và nửa kia nên thống nhất để thực hiện những dự định mua sắm theo từng mốc thời gian cụ thể. Tránh thực hiện dự định mua nhà, mua xe… cùng một thời điểm, bởi như vậy cả hai vợ chồng sẽ cùng lúc phải gánh một khoản nợ lớn. Bạn có thể tùy theo tình hình thực tế để ưu tiên mục tiêu nào trước, khi đã hoàn thành mục tiêu này thì sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu khác.

Nhiều khoản nợ trong cùng một khoảng thời gian sẽ tạo nên áp lực tài chính nặng nề, ảnh hưởng tới chi tiêu gia đình

Nhiều khoản nợ trong cùng một khoảng thời gian sẽ tạo nên áp lực tài chính nặng nề, ảnh hưởng tới chi tiêu gia đình

Ví dụ

Hiện tại 2 vợ chồng đã có 1 tỷ tiết kiệm và muốn mua chung cư 1.2 tỷ. Nhưng chồng bạn cũng muốn mua 1 chiếc xe ô tô trị giá 700 triệu để đi lại thuận tiện cho công việc.

  • Trường hợp 1: Hai vợ chồng quyết định thực hiện cả 2 mục tiêu là mua nhà, mua xe trả góp. Nhà sẽ trả trước 700 triệu, 500 triệu còn lại trả góp trong 10 năm. Xe ô tô trả trước 300 triệu, 400 triệu còn lại cũng trả góp trong 10 năm. Như vậy, trong 10 năm tới bạn sẽ phải gánh khoản nợ tổng là 900 triệu cùng tiền lãi trả góp hàng tháng. Tương ứng mỗi năm bạn cần dành ra khoảng 120 triệu cho riêng phần trả nợ.

  • Trường hợp 2: Bạn sẽ mua nhà trước, trả tiền ban đầu là 1 tỷ, 200 triệu bạn sẽ vay nợ người thân hoặc vay ngắn hạn ngân hàng để trả dần trong 2 năm. Mỗi năm bạn sẽ phải trả nợ khoảng 100 triệu. Sau 2 năm khi số nợ tiền nhà đã trả hết thì bạn có thể thực hiện kế hoạch mua ô tô trả góp và số nợ lúc này đã được san sẻ chỉ còn nợ tiền xe ô tô.

Xét theo 2 phương án trên thì việc hạn chế những khoản vay sẽ mang lại nhiều lợi ích để bạn quản lý chi tiêu vợ chồng tốt hơn, giảm bớt gánh nặng tài chính tại cùng một thời điểm.

7. Lập quỹ tiết kiệm cho gia đình

Với tổng thu nhập mà hai vợ chồng có được, bạn có thể chi tiêu trong khoảng đó nhưng đừng quên để một phần dành cho quỹ tiết kiệm. Quỹ tiết kiệm có thể chiếm từ 10 – 15% tổng thu nhập. Quỹ tiết kiệm sẽ giúp bạn chi tiêu một cách có kiểm soát, hạn chế những khoản không cần thiết và xây dựng tài chính gia đình trong tương lai bền vững hơn.

Cách thực hiện

Ngay từ khi có thu nhập của hai vợ chồng, bạn và nửa kia cần thống nhất số tiền tiết kiệm trên tổng thu nhập và để riêng. Khi đã có khoản tiết kiệm được tách biệt thì bạn sẽ chi tiêu một cách có kiểm soát và kỷ luật hơn. Khoản tiết kiệm của cả hai vợ chồng sẽ không bị “đụng tới” và sau một khoảng thời gian gia đình bạn sẽ thực hiện được nhiều dự định lớn để cải thiện cuộc sống.

Ví dụ

Hai vợ chồng bạn có tổng thu nhập là 30 triệu/tháng. Hai bạn cùng thống nhất mỗi tháng sẽ để dành tiết kiệm 5 triệu. Ngay khi có lương, 5 triệu tiết kiệm này sẽ được gửi tiết kiệm ngân hàng theo hình thức gửi định kỳ hàng tháng. Sau một khoảng thời gian là 5 năm, bạn sẽ có được một số tiền lớn (300 triệu) và khoản tiền lãi không hề nhỏ nhờ việc tiết kiệm có kỷ luật này.

Quỹ tiết kiệm giúp vợ chồng bạn hạn chế những chi tiêu không cần thiết và xây dựng tài chính bền vững trong tương lai

Quỹ tiết kiệm giúp vợ chồng bạn hạn chế những chi tiêu không cần thiết và xây dựng tài chính bền vững trong tương lai

8. Xây dựng quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp

Ngoài việc xây dựng quỹ tiết kiệm thì hai vợ chồng cũng cần lên kế hoạch cho quỹ dự phòng. Quỹ dự phòng khác với quỹ tiết kiệm, được sử dụng để chi trả cho những chi phí phát sinh trong gia đình mà không lường trước được như: chi phí ma chay, chi phí thuốc, viện phí… Quỹ dự phòng sẽ giúp bạn an tâm và thực hiện chi tiêu theo đúng kế hoạch đề ra mà không bị ảnh hưởng bởi những chi phí bất ngờ.

Cách thực hiện

Khi có thu nhập thì hai vợ chồng sẽ lập riêng quỹ dự phòng (chiếm từ 5 – 10% tổng thu nhập). Cũng tương tự như quỹ tiết kiệm, quỹ dự phòng sẽ được tách biệt riêng và các thành viên trong gia đình sẽ không chi tiêu vào số tiền của quỹ này.

Ví dụ

Hai vợ chồng bạn có thu nhập là 30 triệu và mỗi tháng bạn dành ra 3 triệu cho quỹ dự phòng. Số tiền này sẽ được để trong một tài khoản riêng của vợ hoặc chồng hay cất vào tủ, két… Khi có những chi phí phát sinh bất ngờ, bạn sẽ sử dụng số tiền này để chi tiêu và không làm ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt chung hay tiền tiết kiệm của gia đình.

Vợ chồng bạn sẽ an tâm và thực hiện chi tiêu theo đúng kế hoạch đề ra mà không bị ảnh hưởng bởi những chi phí bất ngờ nhờ quỹ dự phòng

Vợ chồng bạn sẽ an tâm và thực hiện chi tiêu theo đúng kế hoạch đề ra mà không bị ảnh hưởng bởi những chi phí bất ngờ nhờ quỹ dự phòng

9. Thường xuyên thảo luận về tài chính hàng tuần

Kế hoạch chi tiêu hai vợ chồng đã thống nhất đặt ra so với chi tiêu thực tế có thể xảy ra chênh lệch. Đó là điều hiển nhiên bởi thực tế chi tiêu có thể thay đổi, không hoàn toàn đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên, nếu sự thay đổi này là lớn thì cả hai cần phải thảo luận về tài chính thường xuyên. Từ đó, đưa ra những kế hoạch sắp tới phù hợp hơn và cùng hiểu nhau hơn để quản lý tài chính hiệu quả.

Cách thực hiện

Cả bạn và người bạn đời cần phải luôn hài hòa và tìm ra tiếng nói chung về quản lý tài chính. Sau mỗi tuần hai vợ chồng sẽ ngồi lại để kiểm tra tài chính, chi tiêu trong tuần, cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc và xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý cho các tuần tiếp theo. Đồng thời, cần thực hiện phân chia các khoản chi tiêu đồng đều giữa 2 vợ chồng để cùng nhau san sẻ tài chính và thấu hiểu nhau hơn.

Ví dụ

Hai vợ chồng bạn có tổng thu nhập là 30 triệu. Dự tính chi tiêu trong mỗi tháng khoảng 22 triệu. Trung bình mỗi tuần chi tiêu hết khoảng hơn 5 triệu. Nhưng trong thực tế có tuần bạn chi tiêu lên 8 triệu hay thấp hơn. Khi đó, hai vợ chồng sẽ thảo luận trung thực về các khoản đã chi, lý do mức chi tăng vì phải thanh toán tiền học cho con, tiền điện, tiền mạng… để cùng thống nhất và đưa ra định hướng chi tiêu cho tuần tới phù hợp hơn.

Thường xuyên thảo luận về tài chính giúp hai vợ chồng đưa ra kế hoạch chi tiêu sắp tới phù hợp hơn

Thường xuyên thảo luận về tài chính giúp hai vợ chồng đưa ra kế hoạch chi tiêu sắp tới phù hợp hơn

10. Tìm đọc sách về quản lý tài chính gia đình

Ngoài những kinh nghiệm quản lý tài chính bạn được chia sẻ từ người thân, bạn bè thì các cuốn sách về chủ đề này sẽ là một gợi ý lý tưởng để bạn định hướng được cho mình một phương pháp quản lý chi tiêu và tiết kiệm phù hợp cho gia đình. Trong các cuốn sách này sẽ có nhiều thông tin hữu ích để bạn lên kế hoạch chi tiêu, đánh giá mức độ chi tiêu của gia đình với mặt bằng chung, có được sự tinh tế trong việc quản lý chi tiêu vợ chồng…

Cách thực hiện

Bạn có thể tìm kiếm trên mạng, các hiệu sách để tìm mua những cuốn sách về quản lý tài chính gia đình. Sau đó mua và hai vợ chồng cùng đọc sách, đưa ra ý kiến và thống nhất các chi tiêu, tiết kiệm hợp lý.

Ví dụ

Những cuốn sách hay về quản lý tài chính gia đình mà bạn nên sở hữu như: Hiểu hết về tiền (How money works), Người giàu có nhất thành Babylon (The Richest man in Babylon), Con đường tự do tài chính, Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân, Kiệt quệ tài chính thế hệ Y… Bạn có thể mua và đọc những cuốn sách này để hiểu hơn về cách quản lý chi tiêu vợ chồng.

Những cuốn sách quản lý tài chính sẽ giúp vợ chồng bạn có thêm nhiều kiến thích hữu ích để quản lý chi tiêu hiệu quả

Những cuốn sách quản lý tài chính sẽ giúp vợ chồng bạn có thêm nhiều kiến thích hữu ích để quản lý chi tiêu hiệu quả

11. Áp dụng “Sổ quản lý chi tiêu 4.0” để theo dõi và tiết kiệm hiệu quả hơn

Để không mất nhiều thời gian liệt kê chi tiết các khoản thu chi, nhóm thành các loại chi phí và tự đưa ra đánh giá chi tiêu thì bạn có thể sử dụng “Sổ quản lý chi tiêu 4.0” để theo dõi. Với các ứng dụng thông minh này, bạn sẽ không mất nhiều thời gian ghi chép, tính toán tổng chi phí, so sánh chi thực tế với kế hoạch mà mọi báo cáo đều được thực hiện chính xác và trực quan. Ngoài ra, ứng dụng còn có nhiều tính năng ưu việt khác như: cảnh bảo chi tiêu, nhắc nhở… giúp bạn thực hiện tốt kế hoạch tiết kiệm.

Cách thực hiện

Đây là ứng dụng điện tử được sử dụng để thay thế cho việc ghi chép chi tiêu trên sổ hay excel. Bạn có thể lựa chọn ứng dụng mà bạn cho là phù hợp, dễ thực hiện nhất sau đó cài vào điện thoại để quản lý chi tiêu đơn giản và hiệu quả hơn.

Trong đó, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của SeABank với tính năng “Chăm sóc sức khỏe tài chính” được nhiều cặp vợ chồng hiện nay lựa chọn để quản lý chi tiêu thuận tiện và hiệu quả.

Điểm nổi bật của tính năng “Sức khỏe tài chính cá nhân” trên SeAMobile bao gồm:

  • Quản lý chi tiêu theo mô hình 6 lọ: Ứng dụng SeAMobile giúp người dùng phân chia thu nhập với mô hình 6 lọ chuẩn quốc tế gồm: Chi tiêu hàng ngày, Tiết kiệm cho tương lai, Chi phí giải trí, Đầu tư, Giáo dục, Từ thiện.

Ứng dụng được cài đặt tính năng cảnh báo khi chi tiêu vượt mức để người dùng kiểm soát chi tiêu tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể tự điều chỉnh tỷ trọng ở mỗi lọ để phù hợp với mục đích chi tiêu và tổng thu nhập của gia đình.

  • Đa dạng biểu đồ, báo cáo: SeAMobile có nhiều dạng báo cáo, biểu đồ để người dùng có cái nhìn tổng quan, trực diện về tình hình tài chính, nhằm đưa ra những quyết định chi tiêu phù hợp.

  • Phân tích thu chi của khách hàng: Dựa theo các số liệu chi tiêu, tổng thu nhập, SeAMobile sẽ phân tích và đưa ra những đánh giá về tình hình chi tiêu của gia đình bạn.

  • Thực hiện mục tiêu tốt: Với tính năng cài đặt, theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu, cảnh báo chi tiêu, SeAMobile có vai trò như một “trợ lý ảo” đồng hành cùng gia đình bạn thực hiện những dự định đã đặt ra.

  • Phân loại giao dịch chi tiêu: SeAMobile sẽ dựa vào lịch sử chi tiêu và tự động phân loại các giao dịch chi tiêu rồi nhóm chúng vào 6 lọ tương ứng. Đồng thời, bạn có thể tự thêm hoặc phân loại các giao dịch này để chủ động hơn.

SeAMobile - Trợ lý tài chính cá nhân để vợ chồng bạn chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả hơn

SeAMobile – Trợ lý tài chính cá nhân để vợ chồng bạn chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả hơn

Để tải ứng dụng Ngân hàng số SeAMobile về điện thoại và quản lý chi tiêu vợ chồng, bạn truy cập tại:

  • Tải ứng dụng trên hệ điều hành iOS

  • Tải ứng dụng trên hệ điều hành Android

Như vậy, cách quản lý chi tiêu vợ chồng sẽ hiệu quả nếu các bạn trung thực, biết san sẻ, xây dựng mục tiêu tài chính rõ ràng và sử dụng các ứng dụng thông minh để hỗ trợ quản lý tài chính. Đừng bỏ qua “Trợ lý tài chính cá nhân” trên SeAMobile của Ngân hàng SeABank để quản lý chi tiêu vợ chồng thuận lợi và tối ưu.

Khách hàng quan tâm tới các chương trình và sản phẩm dịch vụ của SeABank có thể liên hệ các điểm giao dịch gần nhất của SeABank trên toàn quốc, gọi Hotline 1900 555 587 hoặc truy cập website www.seabank.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn.