Nếu không có đủ kiến thức đầy đủ cho việc đỡ mèo đẻ, thì việc sinh con sẽ trở nên khó khăn và đôi khi sẽ khiến chúng gặp nguy hiểm. Cùng Kimi Pet tìm hiểu hướng dẫn chi tiết cách đỡ đẻ cho mèo, cách đỡ mèo đẻ trong bài viết này!
1. Làm thế nào để biết mèo chuẩn bị sinh con
Nếu bạn chưa biết các dấu hiệu mèo sắp sinh con như thế nào để chuẩn bị cách đỡ đẻ cho mèo tốt nhất, thì có thể xem qua các dấu hiệu sau:
- Trường hợp con mèo của bạn tự nhiên từ chối thức ăn, hành động bồn chồn và tìm một nơi kín đáo để định cư, đó có thể là dấu hiệu quá trình chuyển dạ của mèo sẽ bắt đầu rất sớm.
- Các mèo mẹ sẽ có dấu hiệu bao gồm bồn chồn, cào bới ổ, kêu nhiều. Quẩn chân cầu cứu chủ nhân, thường là người mà nó tin tưởng nhất.
- Nhiệt độ cơ thể mèo mẹ của bạn sẽ giảm xuống khoảng 37,8 độ C trong 12 – 24 giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ.
- Ngay trước khoảnh khắc sinh con, mẹ có thể trở nên trầm tính hơn, xuất hiện kích động và muốn rửa mình liên tục.
- Việc sinh nở sẽ bắt đầu bằng những cơn co thắt bụng mạnh, sau đó là một chút dịch tiết từ âm đạo của mèo. Nếu âm đạo tiết dịch nặng và đen, hoặc có màu máu, hãy liên hệ với bác sĩ thú y.
Dịch vụ tắm chó mèo chuyên nghiệp chỉ với 6 bước tại Kimi Pet
2. Cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà đơn giản
Mẹ nào mà chẳng thương con, huống chi loài vật mà đặc biệt là mèo; vì chúng rất kỵ hơi người lạ. Nên khi các bạn đỡ mèo đẻ các bạn cần phải chuẩn bị thật chắc kiến thức để quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
2.1. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ cho mèo
- Khăn hoặc quần áo cũ: Để lót chỗ mèo con khi mới sinh.
- Một chiếc khăn sạch: Để lau cho mèo sinh và kích thích mèo con nếu cần.
- Chỗ sinh đủ lớn cho mèo chẳng hạn như hộp các tông, giỏ đựng quần áo có lót khăn hoặc chăn.
- Bông, băng gạc hay dung dịch Glucose: chuẩn bị đầy đủ cho quá trình sinh con thuận lợi hơn, trong trừ trường hợp mèo mẹ mất sức do rặn nhiều.
- Găng tay y tế: Bạn cần đeo để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng nhiễm trùng cho mèo mẹ.
- Các dụng cụ y tế khác để hỗ trợ cắt rốn cho mèo con, nếu mẹ mẹ không thể tự làm.
⇒ Với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm như trên thì chi phí đỡ đẻ cho mèo sẽ cực kỳ rẻ mà vẫn đảm bảo an toàn.
Tổng hợp 12 Khách sạn cho chó TPHCM chất lượng nhất
2.2. Hướng dẫn đỡ đẻ cho mèo tại nhà
Dù muốn giúp đỡ tuy nhiên đừng đến gần mèo khi nó đang sinh, hãy đứng từ xa quan sát và can thiệp nếu thật sự cần thiết. Bạn có thể bị mèo cào và cắn.
Nếu bạn tự hỏi mình có nên đỡ đẻ cho mèo thì đừng lo, bạn hoàn toàn có thể làm được. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách đỡ đẻ cho mèo an toàn ở nhà:
- Biểu hiện mèo sắp sinh:
- Thi thoảng nôn
- Bỏ ăn hoặc giảm ăn
- Đái rắt
- Căng thẳng
- Nước mắt chảy ra và thở bằng mồm…
- Mèo con được sinh ra trong màng ối của chúng, mèo mẹ sẽ tự liếm rách bọc ối và làm sạch cho con.
- Nếu thấy mèo mẹ đã đuối sức thì bạn cần hỗ trợ. Bạn cần cẩn thận cắt hoặc xé màng túi, sau đó kích thích hô hấp của mèo con bằng cách dùng khăn chà nhẹ lên mũi và miệng chúng.
- Ngoài ra, bạn sẽ dùng chỉ buộc chặt phần dây rốn để cắt dây phòng khi mèo mẹ không làm được.
- Sau khi đẻ xong, mèo con sẽ tự tìm đến vú mẹ bú. Tuy nhiên hãy để ý để mèo con không bị mèo mẹ đè lên.
- Khoảng cách đẻ giữa các con là 30-60 phút, nếu thời gian lâu hơn cần đưa đi kiểm tra.
- Cần kiểm tra xem mèo có sót nhau thai không, bởi nếu sót lại sẽ rất nguy hiểm tính mạng của mèo mẹ.
- Xong xuôi, bạn hãy kiểm tra lại và để không gian yên tĩnh cho mèo tự chăm con
- Sau khi sinh sẽ mất rất nhiều sức, bạn nên cho mèo mẹ ăn nhẹ và uống thật nhiều nước để phục hồi.
2.3. Kinh nghiệm đỡ đẻ cho mèo quan trọng bạn cần biết
- Nếu mèo vỡ ối được 30 phút mà chưa thấy sinh, thì ngay lập tức gọi thú y để giải quyết kịp thời.
- Cách đỡ đẻ cho mèo khó đẻ: Nếu mèo con bị tắc ở tử cung từ 10 phút trở lên thì bạn có thể dùng băng gạc lót tay để hỗ trợ lôi mèo con ra nhẹ nhàng theo nhịp rặn đẻ. Tránh trường hợp mèo con tắc ở tử cung quá lâu dẫn tới mạch máu dây rốn tắc mèo con sẽ thiếu oxy.
Top 12 Dịch vụ Spa chó mèo hàng đầu tại Hà Nội
3. Những điều cần lưu ý sau khi sinh cho mèo mẹ
Có thể ca đẻ diễn ra thành công và thuận lợi, nhưng không thể chủ quan mà bỏ qua những lưu ý sau:
- Trong quá trình sinh nở, tuyệt đối không được cố kéo nhau thai ra.
- Mèo sẽ ăn nhau thai của mình sau khi sinh, đây là chuyện hết sức bình thường. Bạn không nên can ngăn bởi nhau thai có rất nhiều dưỡng chất.
- Chỉ nên ăn 2-3 nhau thai, ăn quá nhiều sẽ gây hiện tượng nôn mửa hoặc tiêu chảy
- Tắm cho mèo sau khi sinh là điều cấm kỵ không làm.
- Vài ngày đầu sau sinh, mèo mẹ có thể không dậy nổi nên hãy đặt đồ ăn gần ổ đẻ
- Cung cấp chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho mèo mẹ, để chúng đủ sức chăm đàn con mới sinh của mình.
- Dù ca đẻ đã thành công, tuy vậy bạn vẫn cần đưa mèo đến kiểm tra trong vòng 24 giờ.
- Hãy luôn để mắt đến lũ mèo con để đảm bảo chúng đang thích nghi tốt.
Video tổng hợp khoảnh khắc đáng yêu của những chú mèo con:
4. Đỡ đẻ cho mèo có đen không?
Đây là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi đỡ cho mèo đẻ. Với Kimi Pet chúng tôi thì đáp án cho câu hỏi này là KHÔNG.
Dân gian xưa đã truyền tai nhau câu nói “Mèo đến nhà thì xui. Chó đến nhà thì may”. Họ coi rằng việc mèo đến nhà là điềm xui, không may mắn. Và việc đỡ đẻ cho mèo là việc không nên làm, cần tránh.
Nếu xét theo hướng tự nhiên, sinh để là đặc tính của bất kỳ giống loài nào để duy trì nòi giống. Do đó việc đỡ đẻ cho mèo là bạn đang giúp đỡ để mang những bé mèo tới thế giới này.
Đó là một hành động tốt, cao quý mà bạn đã làm được, chứ không phải vấn đề may rủi truyền miệng từ dân gian. Khi bạn làm một việc tốt thì bạn đã gieo được một nhân tốt và là việc nên làm.
Trên đây là cách đỡ đẻ cho mèo cho những người chưa có kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể tự tin giúp mèo mẹ vượt qua quá trình sinh nở khó khăn!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!