Cách chọn bưởi ngon ngọt, mọng nước theo từng loại | VinID

Bưởi là một trong những loại trái cây hoàn hảo để cung cấp Vitamin C và bù nước cho cơ thể trong những ngày hè oi ả. Vậy bạn đã biết cách chọn bưởi ngon cho mình chưa? Để VinID mách mẹo cho bạn nhé.

1. Cách chọn bưởi ngon theo từng loại

Cách chọn bưởi 5 roi chuẩn vị Vĩnh Long

Bưởi Năm roi ngon thường có nốt gai nhỏ, vỏ mỏng
Bưởi Năm roi ngon thường có nốt gai nhỏ, vỏ mỏng
  • Cuống bưởi: Nếu cuống bưởi héo là bưởi đã được hái lâu và đã già, cuống còn tươi, xanh là bưởi mới.
  • Vỏ bưởi: Bưởi Năm roi có màu xanh hơi ngả vàng, trên vỏ có những nốt gai. Bưởi non và ngon thường có vỏ mỏng, nốt gai nhỏ. Bưởi già thường có nốt gai to.
  • Trọng lượng: Bưởi Năm roi trồng đúng quy trình thường nặng hơn 1 – 2kg. Khi mua đừng nên chọn quả dưới 1 kg nhé.

Cách chọn bưởi Diễn ngon miễn chê

Bưởi Diễn có tép bưởi vàng mượt, cùi mỏng và ráo nước
Bưởi Diễn có tép bưởi vàng mượt, cùi mỏng và ráo nước
  • Kích cỡ: Với bưởi Diễn, bạn nên chọn những quả nhỏ, kích cỡ trung bình khoảng 3 nắm tay chụm lại. Quả to thường dễ bị khô, ngọt mát chứ không sắt.
  • Hương thơm và vỏ: Quả chắc nặng, cuốn nhỏ, vỏ mỏng, rám nắng sẽ ngon và ngọt hơn so với quả có màu vàng tươi. Sau khi hái 1 – 2 tháng, vỏ sẽ se lại, xuống nước giúp mùi vị ngon hơn.
  • Tép bưởi: Màu vàng mượt, không quá to hoặc quá nhỏ, cùi mỏng, ráo múi, khi bóc khô tay và mọng nước. Khi ăn vị ngọt đậm. Bưởi hạt nhỏ và chắc.

Cách chọn bưởi da xanh chất lượng

Bạn nên đánh giá bưởi Da Xanh ở phần cuống bưởi
Bạn nên đánh giá bưởi Da Xanh ở phần cuống bưởi
  • Cuống bưởi: Dùng móng tay ấn vào phần cuống, nếu thấy cuống sụt là quả tươi. Cuống dai hoặc không dính là bưởi để lâu, có dấu hiệu héo.
  • Vỏ bưởi: Vỗ nhẹ vào bưởi để đánh giá độ dày mỏng của vỏ. Nếu có tiếng “cạch cạch” là vỏ mỏng, vỏ dày có tiếng “bụp bụp”. Tránh những quả vỏ dày vì chúng thường chua và khô hơn.
  • Trọng lượng: Nên chọn quả nặng hơn 1 kg vì chúng thường là những quả chín già, khi ăn vừa ngọt và mọng nước.

Cách lựa bưởi đào ngọt, mọng nước

Quả bưởi Đào ngon, ngọt có vỏ mỏng, ấn vào thấy cứng tay
Quả bưởi Đào ngon, ngọt có vỏ mỏng, ấn vào thấy cứng tay
  • Cuống bưởi: Cuống bưởi phải tươi, da căng và ửng vàng.
  • Vỏ bưởi: Bạn nên chọn những trái có vỏ màu sáng, căng mọng, gai vỏ to vì là những quả già, ăn vị ngon và ngọt. Búng thử vào vỏ, nếu nghe “cạch cạch” là vỏ mỏng, “bụp bụp” là vỏ dày. Hoặc ấn vào vỏ, thấy cứng tay là được.
  • Hình dáng: Quả có dáng đều đặn. Khi cầm thử sẽ cảm thấy quả nặng là được.

Cách lựa bưởi Phúc trạch ngon nức tiếng

Bưởi Phúc Trạch có vỏ bên ngoài khô ráp, màu vàng
Bưởi Phúc Trạch có vỏ bên ngoài khô ráp, màu vàng
  • Vỏ bưởi: Bạn nên chọn quả có da không trơn cũng không ráp, khi chín có màu vàng, có hương thơm. Ngoài ra, quả có gai to là quả già và ngon, còn gai nhỏ là quả non, vị chua.
  • Cuống bưởi: Chọn quả có cuống tươi, không bị lồi. Ngoài ra, nên mua những quả có đế lõm sẽ ngon.
  • Tép bưởi: Những tép bưởi dễ tách, không dính chặt vào mu. Tép căng tròn mọng nước, màu hồng nhạt hoặc trắng trong.
  • Khối lượng: Quả dao động từ 1 – 1,5kg, số múi trung bình 15 múi mỗi quả. Hoặc bạn cầm quả bưởi lên ước lượng, quả nặng tay và không nên tham quả to.

Cách lựa bưởi Đoan Hùng ngon ngọt

Bưởi Đoan Hùng ngon sẽ có vỏ ngoài héo và nhăn
Bưởi Đoan Hùng ngon sẽ có vỏ ngoài héo và nhăn
  • Vỏ bưởi: Bạn nên chọn những quả sáng mịn, nhiều gai, nốt gai to chứng tỏ quả già, ngon. Với bưởi Đoan Hùng, quả ngon thường vỏ héo, càng nhăn thì chứng tỏ quả già và ngon.
  • Trọng lượng: Quả bưởi chọn quả vừa, không quá to hoặc quá nhỏ, nặng không quá một cân.
  • Tiếng gõ: Khi vỗ hoặc gõ vào bưởi, tiếng “cạch cạch”, vỏ mỏng và mọng nước là quả già và ngon. Tiếng “bốp bốp” là vỏ dày, tép bưởi không ngon và nhiều nước.

2. Cách bảo quản bưởi tươi lâu

Mua được bưởi ngon nhưng nếu không biết cách bảo quản tốt thì sẽ giảm hương vị của bưởi. Tham khảo các mẹo sau đây để giúp bưởi luôn tươi và ngon nhé:

Dùng giàn tre là một cách để bảo quản bưởi được lâu
Dùng giàn tre là một cách để bảo quản bưởi được lâu
  • Dùng dao hoặc kéo cắt cuống, để dài khoảng 0,5cm, lấy vôi chấm vào vết cắt để khử trùng và thối.
  • Để bưởi nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Đây là cách bảo quản bưởi đặc sản sau khi cần để lâu.
  • Với bưởi để cúng hoặc làm lễ: Nếu số lượng ít, dùng bìa cát tông hoặc thùng phuy 200 lít, cho lớp cát khô, đổ dày khoảng 10 – 15cm. Xếp bưởi lên rồi đổ lên lớp cát dày 5 – 7cm, tiếp tục đến khi đầy thùng, lớp cát trên cùng dày 20cm.
  • Nếu bảo quản số lượng bưởi nhiều tại nhà: Kê gạch ở góc nhà hoặc nơi khô ráo, cho 1 lớp cát rồi xếp bưởi lên. Với phương pháp này, bạn có thể bảo quản bưởi từ 1,5 – 2 tháng sau khi hái.

3. Giá bưởi hiện nay

Thông tin mang tính tham khảo vì giá bưởi sẽ phụ thuộc vào nguồn cung và cầu của thị trường nên giá sẽ không cố định trong một thời điểm. Bạn đọc xem giá bình quân bên dưới nhé:

Bưởi 5 roi:

Bưởi Năm roi có giá khá rẻ so với thị trường
Bưởi Năm roi có giá khá rẻ so với thị trường
  • Loại 3: Nặng từ 0,7 – 0.99kg: 25.000 VNĐ/kg.
  • Loại 2: Nặng từ 1 – 1,29 kg: Giá khoảng 35.000 VNĐ/kg.
  • Loại 1: Nặng từ 1,3 – 2 kg: Giá khoảng 39.000 VNĐ/kg.

Bưởi da xanh ruột đỏ:

  • Loại 3: Nặng từ 0,7 – 0,99kg: Giá khoảng 45.000 VNĐ/kg.
  • Loại 2: Nặng từ 1 – 1,29 kg: Giá khoảng 60.000 VNĐ/kg.
  • Loại 1: Nặng từ 1,3 2 kg: Giá khoảng 68.000 VNĐ/kg.

Bưởi Diễn:

Bưởi Diễn trái nhỏ nhưng nhưng vị ngon, ngọt vô cùng
Bưởi Diễn trái nhỏ nhưng nhưng vị ngon, ngọt vô cùng
  • Giá bán lẻ: từ 30.000 – 40.000 VNĐ/trái (loại khá) hoặc 45.000 – 60.000 VNĐ/trái (loại ngon).
  • Giá bán sỉ: 25.000 VNĐ/trái hoặc 21.000 VNĐ/trái.

Bưởi Long núm – Long cổ cò:

  • Loại 3: Nặng từ 0,7 – 0,99kg: Giá khoảng 20.000 VNĐ/kg.
  • Loại 2: Nặng từ 1 – 1,29 kg: Giá khoảng 25.000 VNĐ/kg.
  • Loại 1: Nặng từ 1,3 2 kg: Giá khoảng 48.000 VNĐ/kg.

Vậy là bài viết đã tổng hợp một số cách chọn bưởi ngon mà bạn không phải nếm thử trực tiếp. VinID chúc bạn chọn được trái bưởi ngon ngọt và mọng nước nhất nhé. Đến ngay WinMart hoặc truy cập VinID giá sốc trên app VinID để mua bưởi tươi ngon với giá siêu rẻ nhé!

Banner CTA Đi chợ online 750

>>> Ăn bưởi có tác dụng gì? <<<