Các tật khúc xạ xuất hiện bởi những bất thường trong thành phần quang học của mắt như giác mạc, thể thủy tinh làm cho ánh sáng đi qua các thành phần này không hội tụ đúng trên võng mạc. Khi đó việc nhìn vật không rò, nhòe và mờ.
Khái niệm tật khúc xạ
Khái niệm tật khúc xạ là một rối loạn mắt rất phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật khúc xạ là mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu.
Tật khúc xạ thường có 3 loại là cận thị, viễn thị và loạn thị. Theo kết quả các khảo sát gần đây cho thấy khoảng 30% trẻ em Việt Nam mắc tật khúc xạ, trong đó chủ yếu là tật cận thị (chiếm hơn 70%).
Các tật khúc xạ của mắt và biểu hiện của tật khúc xạ
Trước khi tìm hiểu Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không, bạn cần biết biểu hiện của tật khúc xạ như thế nào. Có ba bệnh tật khúc xạ phổ biến nhất là:
Cận thị
Khi bị cận thị, hình ảnh của mục tiêu hội tụ trước võng mạc, do đó người bị cận thị có thể nhìn rõ mục tiêu ở cự ly gần nhưng không thể nhìn rõ chính mục tiêu đó khi ở cự ly xa hơn.
Viễn thị
Khi bị viễn thị, hình ảnh của vật sẽ hội tụ sau nhãn cầu, do đó người bị viễn thị có thể nhìn rõ những mục tiêu ở xa nhưng không thể nhìn rõ những mục tiêu đó ở cự ly gần hơn.
Loạn thị
Hình ảnh của vật hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, thay vì hội tụ ở một điểm như mắt chính thị. Điều đó làm cho mắt bệnh nhân không thể nhìn rõ vật, hình ảnh bị nhỏe, cảm giác như hoa mắt. Thông thường, tật loạn thị đi kèm với tật cận thị và viễn thị. Về mặt lý thuyết, loạn thị xuất hiện ở cả mắt chính thị và có thể bỏ qua, nó chỉ có tác động tiêu cực khi độ loạn thị lớn.
Như vậy, với câu hỏi Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không, câu trả lời là không quá nguy hiểm đến thị lực nhưng có thể gây khó khăn trong cuộc sống. Bạn không thể ngăn ngừa các tật khúc xạ, nhưng có thể chẩn đoán bệnh bằng việc khám mắt và điều trị bằng kính chỉnh hình, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.
Nếu điều trị đúng thời gian và đúng với các chuyên gia chăm sóc mắt, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp phòng chống tật khúc xạ, bệnh sẽ không cản trở chức năng thị giác tốt của bạn.
Ngoài ra còn có một số tật khúc xạ khác như lão thị, song thị
Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ
Khái niệm tật khúc xạ chỉ về đặc điểm chung nhất của những người mắc phải. Tuy nhiên, để tìm hiểu các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục, người bệnh không chỉ cần biết biểu hiện của tật khúc xạ mà còn cần biết về nguyên nhân.
Nguyên nhân của cận thị
Do lực khúc xạ lớn hơn bình thường. Mắt thường xuyên phải tập trung nhìn gần trong thời gian dài, thể thủy tinh phồng lên, độ cong của giác mạc tăng, làm tăng lực khúc xạ. Đối tượng mắc cận thị này chủ yếu là trẻ em từ 10 – 18 tuổi (chiếm hơn 70%), đây cũng là độ tuổi mà độ cận phát triển nhanh nhất. Tật cận thị này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân khách quan và có thể phòng tránh được.
Ngoài ra, dạng cận thị do trục nhãn cầu mắt dài hơn bình thường cũng khá phổ biến (trục nhãn cầu thông thường từ 22-24mm). Bệnh nhân mắc bệnh cận thị do trục nhãn cầu dài thường bị giám sút thị lực, độ cận tăng nhanh, ảnh hưởng xấu đến võng mạc như thoái hóa hắc võng mạc, rách võng mạc, bong võng mạc…dẫn đến mù lòa.
Tật cận thị từ nguyên nhân này thường do di truyền, bẩm sinh; xuất hiện sớm, từ khi chưa đến tuổi đi học nên việc phát hiện khó khăn hơn, khi phát hiện ra độ cận thị đã lớn. Vì vậy nên việc đưa trẻ đi khám mắt trước độ tuổi đến trường là cần thiết.
Nguyên nhân của viễn thị
Do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Số người mắc viễn thị do nguyên nhân này chiếm hơn 90%. Ngoài ra, viễn thị còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như do lực khúc xạ yếu, giác mạc dẹt (độ cong của giác mạc nhỏ), seo giác mạc do tác động khách quan…
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loạn thị
Do giác mạc có hình dạng cầu không đều, làm mất khả năng hội tụ ánh sáng trên các trục khác nhau.
Phương pháp phòng chống tật khúc xạ
Các tật khúc xạ thường có các biểu hiện của tật khúc xạ phổ biến và thường gặp như không nhìn rõ, hay nheo mắt, nhức đầu, mỏi mắt, vùng nhìn bị chói hoặc có quầng sáng, nhìn đôi… Tuy câu trả lời cho câu hỏi tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không, thường là không nhưng việc gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày, vì thế cần có những phương pháp phòng chống tật khúc xạ.
- Kiểm tra mắt thường xuyên;
- Kiểm soát các bệnh sức khỏe mãn tính;
- Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời, nên mang kính râm ngăn chặn ánh tia cực tím;
- Ngăn ngừa thương tích mắt; nên đeo kính bảo hộ khi làm những việc có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của mắt.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều hoa quả, rau lá xanh có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa…
Các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục
Bên cạnh các phương pháp phòng chống tật khúc xạ, dựa vào các biểu hiện của tật khúc xạ để tìm cách khắc phục. Để các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục hiệu quả, có thể dựa trên những giải pháp cơ bản dưới đây:
- Đeo kính mắt: Là cách đơn giản và an toàn để chữa bệnh tật khúc xạ. Bác sĩ nhãn khoa có thể giúp bạn chọn kính đúng số, nhằm điều chỉnh sai số khúc xạ, mang đến tầm nhìn tốt hơn.
- Kính áp tròng: Trong nhiều trường hợp, đeo kính sát tròng cho bạn tầm nhìn rõ ràng hơn, rộng hơn và thoải mái hơn. Nhưng bạn phải đeo kính theo đúng hướng dẫn để tránh nguy cơ nhiễm trùng mắt.
- Phẫu thuật khúc xạ: Thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn. Sự thay đổi hình dạng này giúp phục hồi khả năng tập trung của mắt, bằng cách cho phép các tia sáng tập trung chính xác vào võng mạc và tầm nhìn được cải thiện. Hiện nay, phẫu thuật các tật khúc xạ có nhiều loại, bạn nên tìm đến trung tâm uy tín, bác sĩ nhãn khoa sẽ giúp bạn quyết định loại hình phẫu thuật phù hợp với tình trạng mắt của bạn.
Khi mắc tật khúc xạ, bạn hãy đến các bệnh viện mắt gần nhất để khám và tìm phương pháp điều trị hợp lý.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!