Tầm quan trọng của các cấp quản trị phổ biến trong doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Doanh nghiệp khi chọn cho mình được sơ đồ quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ có thể tự tin phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra. Frontier Leader Institute (FLI) sẽ giúp bạn có thể hiểu và chọn được sơ đồ quản trị phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình qua bài viết này!
Các cấp quản trị phổ biến trong doanh nghiệp là gì?
Các cấp quản trị phổ biến trong doanh nghiệp được chia làm 3 cấp chính là Quản trị cấp cơ sở, Quản trị viên cấp trung gian và Quản trị viên cấp cao. Mỗi cấp quản trị trong doanh nghiệp đều có những đặc điểm và vai trò riêng trong doanh nghiệp.
Nhà quản trị cấp cơ sở:
- Đây là những cấp bậc cuối và cơ bản trong các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn và điều khiển nhân viên trong quá trình làm việc.
Nhà quản trị cấp trung gian:
- Những nhà quản trị cấp trung gian là cấp trên của nhà quản trị cấp cơ sở. Họ có nhiệm vụ đưa ra các thực hiện các kế hoạch, quyết định chiến thuật, chính sách của doanh nghiệp để có thể hoàn thành mục tiêu chung đã được đề ra.
Nhà quản trị cấp cao:
- Đây là những người nằm vị trí cao nhất trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của doanh nghiệp. Hơn nữa, họ cũng là những người đưa ra những quyết định về chiến lược để cho các cấp quản trị thấp hơn và nhân viên thực hiện nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp.
Tại sao nên phân các cấp quản trị trong doanh nghiệp?
Áp dụng các cấp quản trị phổ biến cho doanh nghiệp sẽ giúp nhà lãnh đạo có thể quản lý nhân sự, chất lượng một cách toàn diện hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tạo cho mình bước đà phát triển vững chắc hơn so với sự cạnh tranh cũng như những biến đổi từng thị trường.
Việc phân cấp quản trị cũng là một cách để doanh nghiệp quan tâm và tạo cơ hội cho nhân sự của công ty. Nhân viên sẽ có thể tập trung nâng cao chất lượng và năng suất công việc khi có những quản lý cấp trên luôn hướng dẫn, đốc thúc và giám sát.
Hậu quả khi áp dụng sai sơ đồ quản trị doanh nghiệp là gì?
Tình trạng doanh nghiệp áp dụng sai sơ đồ quản trị doanh nghiệp không phải hiếm hiện nay. Điều này về lâu dài sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.
Ví dụ về trường hợp áp dụng sai sơ đồ quản trị: Doanh nghiệp không phân cấp nhà quản trị cấp cơ sở sẽ làm cho những nhân viên cấp dưới không thể nắm bắt được thông tin chính xác từ cấp trên. Họ có thể cảm thấy mông lung khi làm việc và khi có vấn đề xảy ra sẽ không biết báo lại với ai hoặc ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Nhân viên khi làm sẽ không có ai đốc thúc và giảm sát gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Tình trạng áp dụng sai sơ đồ cũng sẽ làm cho doanh nghiệp tốn thêm chi phí quản lý, nhân sự,… Tình trạng thiếu nhân sự, chọn lựa nhân sự không phù hợp hoặc không đủ khả năng sẽ ảnh hưởng đến sự nhiệt huyết của nhân viên, tốn kém chi phí cho doanh nghiệp. Tệ hơn, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những thất thoát và rủi ro không đáng có.
4 loại sơ đồ các cấp quản trị phổ biến doanh nghiệp hiệu quả:
Cơ cấu tổ chức theo chức năng:
Cơ cấu tổ chức theo chức năng là công ty được chia thành các phong ban nhỏ với những chuyên trách khác nhau. Ví dụ như một công ty sẽ có phòng ban chuyên về kỹ thuật, phòng ban về sale,…
Việc áp dụng sơ đồ theo chức năng sẽ thu hút được những nhân sự tài năng, chuyên nghiệp cho từng lĩnh vực. Hơn nữa, nhân sự cũng có thể tập trung phát huy hết sức mạnh và trí tuệ của mình cho sự phát triển của Công ty.
Khi các nhiệm vụ đã được chia nhỏ ra các phòng ban nhất định thì sẽ tránh được tình trạng chồng chéo công việc, nhà quản trị dễ dàng phân chia và giám sát để công việc đạt hiệu quả nhất.
Cơ cấu tổ chức theo bộ phận:
Đây là sơ đồ cơ bản được nhiều công ty áp dụng nhất hiện nay, đặc biệt với những doanh nghiệp nhỏ, quy mô không quá phức tạp. Khi áp dụng sơ đồ này nhà quản trị có thể dễ dàng quản lý trên phương diện kỷ luật, thống nhất và truyền đạt thông tin được hiệu quả hơn cho cấp dưới. Việc áp dụng sơ đồ này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khoảng chi phí quản lý nhân sự.
Tuy nhiên khi áp dụng sơ đồ tổ chức theo bộ phận, công ty thường không nhận được tư vấn từ những chuyên gia vì thế đòi hỏi các nhà quản trị phải có chuyên môn cao cũng như dành nhiều thời gian hơn trong việc định hướng, quản lý và giám sát.
Sơ đồ các cấp quản trị theo ma trận:
Đây là loại sơ đồ thường được áp dụng tại các doanh nghiệp lớn. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ có những nhà cố vấn chuyên môn để hỗ trợ tối đa các nhà quản trị có thể đưa ra những chiến lược, chính sách phù hợp và có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhà cố vấn cho các lãnh đạo có thể chia làm 3 loại nhỏ là cố vấn cá nhân, cố vấn chuyên môn và nhân viên cố vấn thông thường,…
Tìm hiểu rõ hơn về cấp quản trị cũng như kĩ năng lãnh đạo của chương trình đào tạo Leadership Frontier Leader Institute (FLI) để tự tin định hướng và phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay nhé!
Cơ cấu tổ chức phân cấp – phẳng:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phân cấp – phẳng thường phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, Start-up và không tuân theo mô hình phân cấp truyền thồng. Mô hình này sẽ cho phép nhân viên có thể tập trung và tăng khả năng sáng tạo khi làm nhiều dự án mới. Mô hình này giúp doanh nghiệp tạo nên sự linh hoạt cũng như liên kết giữa nhân viên, các cố vấn chuyên môn và nhà quản trị.
Tuy nhiên cơ cấu tổ chức phân cấp thẳng đôi khi sẽ khiến cho nhân viên mơ hồ về trách nhiệm công việc dẫn đến chậm tiến độ cũng như hiệu quả công việc không cao.
Điểm khác nhau giữa các cấp quản trị phổ biến trong doanh nghiệp nhỏ và lớn:
Doanh nghiệp nhỏ:
Đối vối các doanh nghiệp nhỏ, họ thường áp dụng mô hình quản trị trực tiếp, chia theo các bộ phận hoặc theo chức năng. Việc này sẽ giúp họ có thể dễ dàng quản lý công việc, thoả mãn yêu cầu và đạt mục tiêu ngắn hạn.
Việc áp dụng các cấp quản trị theo chức năng hoặc bộ phận sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn cho việc thích ứng với những thay đổi của thị trường. Một ưu điểm nữa khi áp dụng sơ đồ các cấp quản trị này chính là doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cho nhân sự hơn.
Doanh nghiệp lớn:
Doanh nghiệp lớn khi đưa ra bất kì chiến lược hay chiến dịch mới nào đều nên tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành. Những cố vấn của công ty sẽ giúp các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định chiến lược, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Với mô hình này, những cố vấn của công ty có thể đại diện cho các nhà lãnh đạo cấp cao giải quyết những vấn đề phát sinh.
Tìm hiểu về các cấp quản trị phố biến trong doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra những sơ đồ quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Từ đó, công ty sẽ có nền móng để có thể phát triển nhanh và vững mạnh trước những biến động khó lường của thị trường. Nếu bạn có bất cứ vấn đề về quản trị doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Frontier Leader Institute (FLI) nhé!
>> Xem thêm: Quản trị nhân sự chiến lược là gì? 5 cách giúp nhà quản lý cải thiện hiệu quả nhân sự
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!