BÀI MẪU PP Nghiên CỨU KHOA HOC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

____________________

Nguyễn Lan Nguyên

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG

MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN

HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 62.31.

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2020

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

Người hướng dẫn 1: PGS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Người hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Kim Nhung

Phản biện:

Phản biện:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia

chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội vào hồi giờ

ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

– Thư viện Quốc gia Việt Nam

– Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

và luận giải những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà mạng xã hội Facebook mang đến đời sống sinh viên hiện nay. Hơn nữa, việc nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên có thể giúp đề xuất những kiến nghị có giá trị trong việc hỗ trợ giáo dục và đào tạo sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 hiện nay. Vì những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay” làm đề tài luận án của mình. Đề tài này phù hợp với chuyên ngành đào tạo xã hội học bởi nó tập trung làm rõ ảnh hưởng của mạng xã hội tới một nhóm đối tượng xã hội cụ thể là sinh viên, đặc biệt là những phương diện quan trọng nhất gắn liền với sinh viên là học tập và đời sống. Với tên đề tài xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng các kết quả xử lý dữ liệu thu thập được từ điều tra, khảo sát thực tế cùng những kết quả nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành có liên quan khác để cố gắng giải quyết vấn đề nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2. Mục đích Làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập, đời sống của sinh viên hiện nay để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook của sinh viên 2. Nhiệm vụ – Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…) – Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của sinh viên.

– Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của sinh viên (quan hệ xã hội gồm quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè, hoạt động ngoại khóa, việc làm) – Rút ra một số đề xuất, kiến nghị giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới học tập và đời sống của sinh viên. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến sinh viên 3. Khách thể nghiên cứu Sinh viên tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

  • Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường ĐHKHXH&NV), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường ĐHKHTN), Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trường ĐHBKHN). 3. Phạm vi nghiên cứu
  • Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 5/
  • Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường ĐHKHXH&NV; Trường ĐHKHTN; Trường ĐHBKHN
  • Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới hoạt động học tập (kết quả học tập, khả năng hỗ trợ trong học tập) và đời sống (quan hệ với gia đình, bạn bè; hoạt động ngoại khóa; việc làm) của sinh viên; các phương diện khác liên quan đến sinh viên không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Câu hỏi nghiên cứu

xã hội hóa” để giải thích vai trò của xã hội, nhóm xã hội, truyền thông đại chúng đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên. Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở khoa học của nghiên cứu xã hội học về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung tới sinh viên Việt Nam. 6. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu hướng đến việc mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên, chỉ ra ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến khía cạnh học tập và đời sống của sinh viên. Nghiên cứu mong muốn đưa ra định hướng, giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook hiệu quả hơn. Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác; nghiên cứu cũng trình bày một số khuyến nghị có giá trị tham khảo cho việc định hướng việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên. 7. Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Sử dụng mạng xã hội Facebook và hoạt động học tập của sinh viên Chương 4. Sử dụng mạng xã hội Facebook với các hoạt động khác trong đời sống của sinh viên

Chương 1. **TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

  1. Các nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội và mạng xã hội Facebook** Nghiên cứu lớn nhất về mặt định lượng về mạng xã hội phải kể đến “Mạng xã hội với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do Trần Hữu Luyến là chủ nhiệm, dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted). Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về mạng xã hội ở khía cạnh truyền thông. Lê Minh Thanh (2010) qua phân tích tài liệu trên blog và các trang mạng xã hội trực tuyến, trong đó tập trung vào hình thức và nội dung trong khoảng thời gian từ 2005-2010 đã tìm ra những mặt tích cực, tiêu cực của truyền thông cá nhân trong thời đại internet. Hoàng Thị Hải Yến vào năm 2012 với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme và Go). Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook, Zingme và Go. Ngoài ra còn một số các nghiên cứu khác về việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội đến việc kết bạn, học tập và giải trí của sinh viên: Tác giả Lê Thu Quỳnh năm 2014 đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam” (Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt Nam và Yahoo! 360); Ngô Lan Hương năm 2013 với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hoá – giải trí”;… Còn một số các nghiên cứu khác về việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội, ảnh hưởng của

trong giáo dục đại học: Một trường hợp về lợi ích của E Leaning” của Kevin P. Brady, Lori B. Holcomb và Bethany V. Smith; bài viết “Social Network Theory and Educational Change/Lý thuyết mạng xã hội và sự biến đổi của giáo dục” của Choi vào năm 2010;… 1. Một số nhận xét 1.2. Kết quả của các nghiên cứu đã công bố Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trên đã làm rõ được một số nội dung lớn như sau: Thứ nhất, khẳng định sự gia tăng và phát triển không ngừng

của các trang mạng xã hội. Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã

hội khác nhau như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace… Mỗi mạng xã hội có một sự thành công nhất định dựa trên sự phù hợp với những yếu tố về địa lý, văn hóa… Thứ hai, chứng minh được mức độ sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến. Rất nhiều người đã biết cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả. Họ sử dụng mạng xã hội là nơi để cung cấp thểm cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội. Thứ ba, phân tích được một số tác động của mạng xã hội đến đời sống xã hội. Sự phát tán thông tin từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để những kẻ xấu lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng mạng xã hội. Những tác hại tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Từ những lý do trên có thể thấy sự ra đời và phát triển của mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con

người, đời sống xã hội. Việc phân tích, khảo sát và phân tích thực trạng của mạng xã hội ở Việt Nam và đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến mạng xã hội ở Việt Nam trên các lĩnh vực sẽ là tiền đề quan trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng đối với các đối tượng cụ thể trong đời sống xã hội, cụ thể trong đề tài này là sinh viên. Cũng từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy, dù đã có nhiều đề tài, công bố khoa học về mạng xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội tới đời sống con người nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhưng vấn đề phân tích ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook tới sinh viên (cụ thể là trong việc hệ thống và đời sống sinh viên) vẫn chưa được đề tài nào đề cập trực tiếp, phân tích chuyên sâu và do đó cần được tiếp tục làm rõ. Đã có một số nghiên cứu nổi bật về vị trí, vai trò của mạng xã hội đối với thanh niên hoặc giới trẻ hiện nay, nhưng việc bàn luận chuyên sâu về đối tượng sinh viên (một bộ phận đặc thù của thanh niên/giới trẻ) vẫn là một đề tài mới. Xác định được khoảng trống nghiên cứu này là tiền đề quan trọng để triển khai những nội dung tiếp theo của luận án.

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu 2.1. Khái niệm “sinh viên”, “học tập” và “đời sống” Sinh viên là một bộ phận đặc thù trong cộng đồng thanh niên của xã hội. Có thể hiểu ngắn gọn, sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách chính thức tại các cơ sở giáo dục đại học, nghĩa là “những cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,

các mạng lưới được tổ chức theo các tiêu chí như quốc gia, thành phố, nơi làm việc, trường đại học,… để liên kết với người khác. Khả năng truyền tải và lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của Facebook cho phép việc truyền tải và lưu trữ dữ liệu với độ bao phủ dung lượng đa dạng. Facebook cho phép người dùng lưu trữ thông tin và sắp xếp có hệ thống theo thời gian sử dụng. Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm lại các dữ liệu đã từng đăng tải hoặc tương tác trên Faecbook. 2. Một số lý thuyết áp dụng trong đề tài 2.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rationl choice theory) Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao sinh viên lựa chọn mạng xã hội Facebook để sử dụng trong quá trình học tập, tương tác với bạn bè, gia đình, tham gia hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ cho việc làm thêm. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi như thế nào trong đời sống của sinh viên. 2.3. Lý thuyết xã hội hóa Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, cùng với sự hội nhập và giao thoa văn hóa mạnh mẽ, môi trường thông tin đại chúng ngày càng trở nên quan trọng. Đây là phương tiện, công cụ để truyền tải những thông tin, giá trị, trao đổi thông tin, giao lưu..ền thông đại chúng rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian khiến cho con người gần gũi nhau hơn. Sự ra đời của mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa con người đến với những khám phá mới, quan niệm mới nhanh chóng hơn. 2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2.4. Phương pháp trưng cầu điều tra bằng bẳng hỏi 2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

2. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 2.5. Trường ĐHKHXH&NV 2.5. Trường ĐHKHTN 2.5. Trường ĐHBKHN

Chương 3. SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 3. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay Theo kết quả khảo sát mà tác giả triển khai, có tới 81,5% sinh viên được hỏi trả lời rằng Facebook là mạng xã hội mà họ sử dụng nhiều nhất. Tỷ lệ sử dụng đối với các xã hội lớn khác như YouTube, Instagram, Zalo,… đều thấp hơn nhiều so với Facebook. Cụ thể hơn, về mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên, một khảo sát gần đây đã chỉ ra những mục đích chủ yếu sau: tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội; làm quen bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ; liên lạc với gia đình bạn bè; chia sẻ thông tin; giải trí; tìm kiếm việc làm; hỗ trợ học tập và làm việc; mua sắm trực tuyến; bán hàng trực tuyến và một số mục đích khác. Tần suất sử dụng Facebook có sự khác biệt đối trong sinh viên do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: quỹ thời gian, không gian, các công việc mang tính chất giải trí và học tập,… Đáng chú ý là, trong cuộc khảo sát phục vụ trực tiếp cho đề tài luận án này, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự khi những thời điểm mà sinh viên thường sử dụng Facebook vẫn là: trong thời gian nghỉ ngơi ở nhà, bất kể lúc nào có thể, giữa giờ nghỉ giải lao trên lớp. Với kết quả mà chúng tôi khảo sát được, đa số sinh viên

truyền thống thay đổi về bản chất cũng như cách thức kiến thức được truyền thụ cho người học. Đại dịch COVID-19 là một minh chứng rõ nét nhất về việc trao đổi thông tin học tập thông qua các nền tảng mạng xã hội mà Facebook cũng không ngoại lệ. Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ trong năm 2020, việc học tập theo mô hình truyền thống bị tạm hoãn do tình trạng lây lan dịch bệnh. 3.2. Tìm kiếm tài liệu Liên quan trực tiếp đến học tập, Facebook có thể cung cấp tính năng tìm kiếm, chia sẻ tài liệu học tập hiệu quả cho sinh viên. Facebook giúp cho sinh viên tiếp cận và chọn lọc các nội dung tài liệu học tập với nhu cầu của mình. Với sự tiện ích của Facebook việc các sinh viên dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu mở và các chuyên gia trong lĩnh vực mà họ quan tâm dễ dàng hơn trước đây. Bên cạnh việc tìm kiếm, chia sẻ tài liệu học tập, việc trao đổi thông tin học tập trên Facebook cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. 3.2. Kết quả học tập Ngoại trừ một số tính năng đặc thù (ví dụ: tính năng hỗ trợ học trực tuyến chỉ được sử dụng nhiều gần đây trong thời gian dịch bệnh Covid-19), Facebook được sinh viên sử dụng như một phương tiện hỗ trợ hữu hiệu trong hầu hết các mục đích quan trọng liên quan đến học tập như: cập nhật thông tin về việc học; tìm hiểu về các khóa học; tìm kiếm tài liệu; trao đổi với bạn bè về việc học; học nhóm;… Đáng chú ý là, những mục đích có liên quan đến tương tác với giáo viên (trao đổi thông tin với giáo viện, học trực tuyến với giáo viên) đều có tỷ lệ thâp hơn tương đối rõ rệt. Điều này phần nào cho thấy, sinh viên cảm thấy thoải mái, thuận tiện hơn khi sử dụng Facebook chủ yếu cho những hoạt động mang tính cá thể hoặc có tương tác với bạn bè; đồng thời, rất có khả năng một bộ phận giảng viên đại học

cũng chưa dành nhiều sự quan tâm tới việc tương tác trực tiếp với sinh viên qua mạng xã hội này. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng được hỗ trợ bởi các tính năng của Facebook. Các trang mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng đều có các tính năng hỗ trợ trong việc nghiên cứu khoa học. Người dùng sử dụng kết hợp hai nền tảng Google Forms và Facebook để thực hiện khảo sát và đưa ra được những số liệu nhanh chóng trên quy mô mẫu nghiên cứu lớn. Điều này giúp các nhà khoa học và những người tham gia nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí.

Chương 4. SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN

4. Sử dụng mạng xã hội Facebook và quan hệ với bố mẹ của sinh viên Với các đặc tính của mình, giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình trên Facebook có thể trở nên linh hoạt và diễn ra trên phạm vi rộng hơn nhiều so với khung cảnh truyền thống. Đặc biệt, các tương tác trực tuyến như vậy qua Facebook có thể giảm bớt tính thứ bậc, khiến các bên có thể nhìn nhận vai trò của bên còn lại theo hướng bình đẳng hơn. Trong nhiều trường hợp, sinh viên sẽ tránh được những áp lực trực tiếp từ cha mẹ và có quyền lựa chọn các thông tin mà mình muốn chia sẻ với thành viên gia đình trên Facebook; còn với cha mẹ, việc sử dụng Facebook có thể giúp họ truyền đạt nhiều thông điệp khó chia sẻ được qua tương tác trực tiếp cho con cái của mình. Không những vậy, ảnh hưởng của Facebook

4. Sử dụng mạng xã hội Facebook và hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đối với hoạt động ngoại khóa, mạng xã hội Facebook đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc cả về loại hình và cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Đáng chú ý là, nhiều sinh viên đang cho thấy khả năng sử dụng mạng xã hội Facebook một cách chủ động hơn để thiết kế và triển khai các hoạt động ngoại khóa phù hợp với nhu cầu thực tế thay vì sự phụ thuộc vào các hoạt động ngoại khóa tương đối cố định được cung cấp sẵn trong cơ sở giáo dục của họ. 4. Sử dụng mạng xã hội Facebook và việc làm thêm của sinh viên Đối với việc làm, để có cái nhìn đầy đủ hơn, luận án xác định rõ hai nhóm sinh viên cụ thể là nhóm sinh viên không/chưa đi làm và nhóm sinh viên vừa học vừa làm. Với nhóm thứ nhất, Facebook có thể hỗ trợ nhiều cho công việc học tập như: tìm kiếm, chia sẻ tài liệu học tập; trao đổi thông tin học tập; nghiên cứu khoa học. Mặt khác, về đến việc rèn luyện kỹ năng, Facebook cũng giúp sinh viên phát triển những kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống nói chung, đồng thời mang đến nhiều lợi ích trong việc rèn luyện thái độ, một cách tích cực. Đối với nhóm sinh viên vừa học vừa làm, có thể thấy, mạng xã hội Facebook thể hiện tầm ảnh hưởng trong vấn đề việc làm của sinh viên qua những mặt tiêu biểu là: thứ nhất, tìm kiếm thông tin về việc làm; thứ hai, sử dụng các tiện ích để triển khai công việc; thứ ba, khai thác thông tin để phục vụ công việc; thứ tư, chia sẻ thông tin về việc làm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận Tuy thời sinh viên là đối tượng nghiên cứu quan trọng của nhiều công trình khoa học về xã hội học, nhưng việc nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng đến một số phương diện chủ yếu gắn với nhóm đối tượng này vẫn là một nhiệm vụ bức thiết và cần được tiếp tục luận giải chuyên sâu. Xuất phát từ lý do đó, trong luận án này, chúng tôi đã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể với những kết quả cơ bản thu được như sau: Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu của công trình những công trình có liên quan đã công bố theo ba mảng vấn đề lớn là: các tài liệu có liên quan đến lý thuyết về mạng xã hội và mạng xã hội Facebook; các tài liệu có liên quan đến học tập và đời sống sinh viên; các tài liệu có liên quan đến ảnh hưởng của mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng đến sinh viên. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội tới thanh niên/giới trẻ ở Việt Nam đã được một số học giả thực hiện, nhưng đề tài nghiên cứu trực tiếp về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook tới học tập và đời sống của sinh viên vẫn là một khoảng trống cần được quan tâm, tạo tiền đề để chúng tôi tiến hành triển khai các nội dung cụ thể trong luận án này. Thứ hai, luận án đã phần nào làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài là khái niệm sinh viên , khái niệm ảnh hưởng và khái niệm mạng xã hội. Tác giả xác định rõ, đây là những khái niệm nền tảng trong luận án và việc làm rõ nội hàm của chúng có vai trò rất quan trọng. Chúng tôi cũng đã giới thiệu khái quát về sự hình thành và