Business Manager là một vị trí thuộc phòng kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp. Những vị trí quản lý như Business Manager thường đảm nhiệm vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Vậy, nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Business Manager là gì, những thông tin dưới đây có thể hữu ích với bạn.
Khái niệm và công việc của Business Manager là gì?
Để biết được những tố chất cần có khi trở thành Business Manager là gì, bạn cần hiểu về khái niệm cũng như công việc của vị trí này. Cụ thể như sau:
Business Manager là gì?
Business Manager còn có thể gọi là quản lý kinh doanh, đây là một trong những vị trí có trách nhiệm quản lý, giám sát, nâng cao hiệu quả của việc sản xuất để bộ phận kinh doanh có thể đạt được hiệu quả công việc. Business Manager thường sẽ làm việc dưới quyền, sự hướng dẫn, phân công của CCO – Chief Customer Officer (giám đốc kinh doanh).
Theo thống kê từ hơn 3000 việc làm liên quan đến vị trí Business Manager, mức lương trung bình của vị trí này được đánh giá khá cao. Bạn có thể tham khảo như sau:
- Lương trung bình: 27.200.000 đồng/tháng.
- Dải lương phổ biến: 13.500.000 – 26.900.000 đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 13.500.000 đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 134.600.000 đồng/tháng.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay
Công việc của Business Manager là gì?
Với mức lương khá cao như vậy, Business Manager sẽ có những nhiệm vụ, công việc như sau:
Người dẫn dắt: Tuy không có chức vụ cao như các CEO, founder hoặc co-founder,… nhưng bạn vẫn có một nhiệm vụ quan trọng là dẫn dắt các nhân sự cấp dưới của mình. Bạn cần trở thành một leader hướng dẫn, hỗ trợ cho các nhân viên mà mình quản lý.
Đưa ra chiến lược: Business Manager sẽ cần đưa ra các chiến lược liên quan đến hoạt động kinh doanh, tiếp thị của đội nhóm mà họ đang quản lý. Bên cạnh đó, Business Manager cũng sẽ cần phải đề xuất các biện pháp, kế hoạch, chiến lược để giúp quá trình sản xuất sản phẩm được hiệu quả hơn. Nó có thể bao gồm các kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn.
Nhiệm vụ liên quan đến nhân sự: Những người làm Business Manager cũng sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ liên quan đến nhân sự như các vị trí quản lý khác. Cụ thể, họ sẽ cần thực hiện những công việc như tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới, huấn luyện kỹ năng cho nhân sự cũ.
Những tố chất cần có của Business Manager là gì?
Về vấn đề những tố chất cần có của Business Manager là gì, bạn sẽ cần trau dồi những tố chất, kỹ năng thuộc 3 nhóm chính như sau:
Kỹ năng chuyên môn
Với nhóm tố chất, kỹ năng này, bạn sẽ cần lưu ý đến:
- Kiến thức chuyên môn: Với vai trò là một vị trí quản lý, bạn cần có kiến thức chuyên môn vững vàng. Những kiến thức chuyên môn này có thể bao gồm sự hiểu biết về hàng hóa, thị trường, quy trình kinh doanh, sản phẩm,…
- Kỹ năng quản lý: Đây cũng có thể được xem là kỹ năng chuyên môn cần thiết của bất kỳ vị trí quản lý nào. Để thành công khi làm Business Manager, bạn sẽ cần có kỹ năng quản lý liên quan đến công việc, đội ngũ nhân sự của mình tốt.
Kỹ năng dự đoán, lập kế hoạch
Khi trở thành Business Manager, bạn cần có tầm nhìn tốt về chiến lược phát triển, thị trường nói chung. Từ tầm nhìn tốt, khả năng dự đoán hiệu quả, bạn mới có thể thực hiện lập các bản kế hoạch phù hợp cho đội nhóm, doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần có kỹ năng thành lập được các bản kế hoạch từ đơn giản đến phức tạp. Bởi đây sẽ là đối tượng làm việc thường xuyên của bạn bên cạnh những công việc quản lý khác.
Kỹ năng nghiên cứu, phân tích
Một Business Manager sẽ cần thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Từ những nghiên cứu, số liệu đó, bạn cần phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu liên quan. Kỹ năng này rất quan trọng để giúp bạn lựa chọn được kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp.
Biết sử dụng công nghệ
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, các nhà quản lý nói chung và Business Manager nói riêng sẽ cần có kỹ năng và biết sử dụng công nghệ. Điều này giúp tối ưu hơn trong quá trình làm việc của Business Manager. Từ đó đem lại được hiệu quả làm việc tốt hơn.
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
Một Business Manager hơn ai hết sẽ hiểu rõ về sự quan trọng của việc kết nối, mở rộng các mối quan hệ như thế nào. Lúc này, bạn sẽ cần có kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng kết nối. Khi những kỹ năng này tốt, bạn có thể duy trì được số lượng, chất lượng của những mối quan hệ cần thiết.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp, kết nối tốt sẽ giúp bạn gắn kết được đội ngũ nhân viên của mình. Từ đó sẽ giúp đội nhóm đi đúng hướng, đúng với mục tiêu và đạt được hiệu suất công việc tốt hơn.
Business Manager cũng cần phải làm khá nhiều công việc đòi hỏi khả năng đàm phán tốt. Ví dụ như đàm phán về mức lương trong quá trình tuyển dụng với ứng viên, đàm phán với khách hàng, đàm phán với ban lãnh đạo,…
Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu hơn về Business Manager là gì. Để trở thành quản lý kinh doanh thành công, bạn sẽ cần rèn luyện nhiều tố chất khác nhau. Đừng quên theo dõi TopCV để cập nhật thêm những thông tin liên quan đến ngành nghề, công việc và tuyển dụng.
Hình ảnh: Sưu tầm
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!