1 học kỳ, 1 năm học có bao nhiêu tháng, tuần, tín chỉ ? đây là một trong những câu hỏi của khá nhiều bạn tân sinh viên quan tâm. Vậy với bài viết lần này chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé
1 năm học đại học có mấy học kỳ, 1 năm học bao nhiêu tháng?
Các bạn tân sinh viên thì luôn có những thắc mắc liên quan tới việc học của bản thân vì hiện nay có khá là nhiều trường đại học đưa ra mức học phí theo 1 tháng hoặc học phí theo 1 học kỳ nên làm cho các bạn tân sinh viên hoang mang rằng vậy 1 năm có bao nhiêu tháng hoặc bao nhiêu học kỳ để suy ra học phí 1 năm học.
Đương nhiên thì mỗi trường đều có những cách tính riêng và những chính sách khác nhau về mức học phí dành cho 1 sinh viên. Tiền học phí của sinh viên cũng còn tùy thuộc vào số lượng tín chỉ đăng ký mỗi kỳ học của sinh viên đó vì nhiều sinh viên cũng đăng ký học vượt môn để ra trường sớm hơn. Tuy nhiên thì cũng có cách tính chung chung như sau:
1 năm học 2 học kỳ chính và 1 học kỳ hè để sinh viên trả nợ, nếu học phí theo kỳ thì bạn X 2 là ra số học phí của năm.
1 học kỳ thường có khoảng 15 – 20 tín chỉ, tức khoảng 30-40 tín chỉ 1 năm. Tuy nhiên một số trường có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 1 chút, nếu học phí tính theo tín chỉ bạn có thể ướm trong khoảng này và cũng tùy vào số lượng tin chỉ bạn đăng ký học kỳ đó nhiều hay ít nữa.
1 năm học có 10 tháng, nếu học phí tính theo tháng thì bạn cứ lấy học phí của tháng X 10 là ra học phí của năm.
Tuy nhiên một số trường đại học cũng có quy định là học 3 kỳ, tức là 3 học kỳ chính luôn, học phí sẽ được X3, tuy nhiên số lượng trường có 3 học kỳ chính thì cũng khá ít ở TPHCM có trường đại học Nguyễn Tất Thành, các bạn cần phải tìm hiểu kỹ chính sách niên học và học phí của trường để chuẩn bị tài chính sao cho hợp lý.
Tín chỉ là gì?
Tín chỉ là được coi là một đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. 1 tín chỉ sẽ được quy định:
Tương đương 15 tiết học lý thuyết,
Cùng 30 tiết thực hành và thí nghiệm
Hay là thảo luận, bằng đúng 60 giờ thực tập tại các cơ sở
Hay là bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, đồ án Hay là khoá luận tốt nghiệp.
Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên tiếp thu được một tín chỉ thì phải phải dành ít nhất là 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp. Hiện nay có khoảng hơn 60 định nghĩa về tín chỉ. Có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của sinh viên, có định nghĩa lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của một chương trình học.
Một định nghĩa về tín chỉ được các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam biết đến nhiều nhất là của học giả người Mỹ gốc Trung Quốc James Quan thuộc Đại học Washington. Trong buổi thuyết trình về hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại Đại học Khoa học Công nghệ Hoa Trung, Vũ Hán mùa hè năm 1995, học giả James Quan trình bày cách hiểu của ông về tín chỉ như sau:
Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm thời gian lên lớp.
Thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài…
Đối với các môn học lý thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kỳ 15 tuần
Đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị)
Đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần
Hi vọng với bài viết 1 học kỳ, 1 năm học có bao nhiêu tháng, tuần, tín chỉ ? sẽ giúp bạn hiểu thêm về những kiến thức mới trong xã hội nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!