Nóng trong người hay bệnh táo bón là những câu chuyện không của riêng ai. Hơn nữa, ở mức độ nặng, táo bón còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bệnh trĩ, nhiễm độc mạn tính và làm cơ thể suy kiệt. Do vậy, việc điều trị táo bón kịp thời là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách điều trị táo bón, đồng thời làm mát gan, thanh lọc cơ thể từ lá cây bông gòn.
Đặc điểm của cây bông gòn
Cây gòn (hay còn gọi là cây bông gạo, bông lụa) là loài cây sống lâu năm, thân gỗ (có gai hoặc không gai), thân có màu xanh hoặc xám nâu, tán rộng, quả thuộc loại tự phát tán. Vào mùa quả chín, quả tự bung nở để lộ các búi gòn nhỏ, trắng, nhẹ và không thấm nước.
Công dụng của cây bông gòn
Ở quê tôi, cây gòn được biết đến chủ yếu qua công dụng đến từ trái gòn (các sợi bông gòn trong trái gòn trắng tinh, được sử dụng để nhồi bông cho áo gối, ghế nệm, đồ chơi…), thân gòn (nước nấu từ thân gòn giúp lợi tiểu) và đặc biệt là mủ gòn (nhựa tiết ra từ thân cây gòn khi cây bị tổn thương) giúp giải khát, thanh nhiệt, giải độc, giảm táo bón và giúp cân bằng lượng đường trong máu. Hơn nữa, thực tế sử dụng mủ gòn cho thấy uống mủ gòn còn giúp làm đẹp da, giảm mụn, giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái, thanh mát.
Đặc biệt, mủ gòn còn tạo cho người dùng cảm giác no nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, vì mủ gòn có tính âm, mát nên chúng ta không nên sử dụng quá nhiều (vì có thể dẫn đến tiêu chảy, khó thở…). Hơn nữa, vì cơ chế tạo mủ của cây gòn là cơ chế tự bảo vệ (giống như cơ chế tạo ngọc từ vết thương do sạn cát của ngọc trai) nên không phải cây gòn nào cũng có mủ và lượng mủ cũng không giống nhau. Nói cách khác, khi cây gòn bị tổn thương (do sâu đục thân…), nó sẽ tiết ra nhựa để làm lành vết thương. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu cây gòn càng có nhiều mủ thì cũng chính là dấu hiệu cây gòn đang bị tổn thương nghiêm trọng và đang dần chết đi.
Ngày nay, nhiều người trồng gòn thu hoạch mủ gòn bằng cách tạo tổn thương giả, khiến cây gòn tiết nhiều mủ nhằm mục đích kinh tế. Tuy nhiên, những ai đã từng dùng qua mủ gòn tự thu hái và so sánh với mủ gòn được lấy nhằm mục đích kinh tế sẽ dễ dàng thấy sự khác biệt. Mủ gòn tự thu hái màu sắc nhạt hơn, có vị thanh mát, phần mủ mềm mại, dẻo và có mùi thơm đặc trưng.
Cách dùng lá cây gòn làm thuốc
Ở quê tôi, lá gòn còn được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị bệnh táo bón. Vậy cách dùng lá gòn như thế nào? Sử dụng lá gòn trị táo bón rất dễ. Bạn chỉ cần hái khoảng 10 – 20 lá gòn tươi (lá non hay lá già đều được) rồi rửa thật sạch. Sau đó, bạn xay hoặc vò nát lá gòn trong một lượng nước vừa đủ rồi lọc lấy phần nước để uống. Thứ nước thu được có nhớt, màu xanh trong và đậm nhạt tùy theo bạn chọn lá gòn non hay già. Đây cũng là thứ nước mà trẻ em hay làm để thổi bong bóng chơi đùa (vì nhớt lá gòn thổi bong bóng rất to, màu rất đẹp).
Vì nhiều người không quen với nước lá gòn nên để dễ uống, các bạn chỉ cần dùng một lượng nước vừa đủ khi xay, vò để không ngán uống. Mặt khác, các bạn cũng có thể cho thêm đường và nước đá vào, xem như một loại nước giải khát. Cứ mỗi ngày uống hai lần sau khi ăn và tùy tình trạng bệnh mà bài thuốc này sẽ có hiệu quả trong từ một vài ngày đến một hoặc hai tuần. Đây là cách điều trị táo bón rất đơn giản và không tốn kém. Đồng thời, việc sử dụng bài thuốc đến từ tự nhiên này còn giúp bạn an tâm vì không phải lo sợ tác dụng phụ như nhiều phương pháp khác.
PHÂN BỐ
Cây gòn sống ở nhiều nơi thuộc vùng nhiệt đới và có nhiều dạng. Ở Việt Nam, cây gòn phân bố rộng khắp và nhất là các tỉnh Nam Bộ. Trong đó, thường thấy nhất là cây gòn có dạng thân không gai và vỏ, cành có màu xanh.
(Thùy Dương)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!