Hiện nay, mặc dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều các loại máy đo huyết áp điện tử hiện đại nhưng máy đo huyết áp cơ vẫn là lựa chọn được nhiều người tin dùng. Vậy máy đo huyết áp cơ là gì? Máy đo huyết áp cơ sử dụng có tốt không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau.
Máy đo huyết áp cơ là gì?
Người thực hiện đo nhận được chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương qua việc lắng nghe những chuyển động của dòng máu qua mạch. Các máy đo huyết áp cơ hiện thường được thấy tại các bệnh viện, phòng khám hay cơ sở y tế.
Cấu tạo của máy đo huyết áp cơ
Vòng bít: nối với quả bóp cao su bằng một ống dẫn khí. Vòng bít làm bằng vải và có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với bắp tay người cần đo.
Đồng hồ đo: các chỉ số huyết áp sẽ hiển thị trên mặt đồng hồ.
Quả bóp cao su: là công cụ bơm hơi vào vòng bít nhằm làm tăng áp lực gây ra.
Ống nghe: tương tự như ống nghe bình thường của các y bác sĩ. Nhiệm vụ của nó là giúp khuếch đại âm thanh, khiến việc phát hiện âm thanh mạch đập dễ dàng hơn.
Nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp cơ
Khi sử dụng máy đo huyết áp cơ, dòng máu của động mạch cánh tay sẽ bị cản trở lại bằng một vòng bít. Vòng bít sau khi quấn vào bắp tay sẽ được bơm phồng, cho tới khi không khí bên trong nó gây ra một áp lực đủ lớn làm cản trở hoạt động của dòng máu đi qua.
Khi van được mở, khí trong vòng bít thoát ra khiến áp lực do nó gây nên giảm xuống từ từ. Và đến khi áp lực được tạo ra bởi vòng bít bằng với huyết áp tâm thu của người đo thì máu sẽ đi qua vòng bít. Việc này dẫn đến dòng máu có sự thay đổi và tạo ra âm thanh có thể nghe được thông qua sử dụng ống nghe.
Áp lực vòng bít tạo ra vẫn sẽ tiếp tục giảm xuống cho đến khi âm thanh từ sự thay đổi của dòng máu biến mất. Lúc này, áp lực của vòng bít đã thấp hơn huyết áp tâm trương của động mạch. Xác định thời điểm âm thanh biến mất, số chỉ trên đồng hồ đo lúc đó cũng chính là huyết áp tâm trương.
Máy đo huyết áp cơ có tốt không?
Để bạn đọc có cái nhìn khách quan nhất về máy đo huyết áp cơ, chúng ta hãy cùng điểm ra một số ưu, nhược điểm của loại máy này và tiến hành so sánh với các dòng máy đo huyết áp điện tử.
Ưu điểm
- Độ bền cao, kháng va đập mạnh.
- Không sử dụng pin hay điện, tiết kiệm các nguồn năng lượng.
- Đưa ra các chỉ số huyết áp chính xác có độ tin cậy cao.
- Mức giá hợp lý.
Nhược điểm
- Người sử dụng cần có một trình độ chuyên môn nhất định hoặc có hiểu biết và được đào tạo cách sử dụng máy đo huyết áp cơ.
- Hạn chế tự đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ, do các kết quả khi tự đo thường thiếu chính xác hơn.
- Cần thường xuyên điều chỉnh đồng hồ đo để tránh sai số dụng cụ.
Cách sử dụng máy đo huyết áp cơ
Chuẩn bị trước khi đo:
- Tiến hành chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: ống nghe, vòng bít nối với đồng hồ và quả bóp cao su…
- Người cần đo huyết áp phải trong tư thế thả lỏng, cánh tay được đặt ngay ngắn trên một bề mặt phẳng cao ngang ngực.
Tiến hành đo huyết áp:
- Phần loa của ống nghe cần đặt ở trên mạch và dưới vòng bít.
- Đưa hơi vào vòng bít bằng cách bóp quả bóp cao su.
- Bóp quả bóp liên tục cho đến khi không còn nghe được tiếng mạch đập qua ống nghe. Lúc này, hãy tiếp tục bơm hơi để tăng áp lực vòng bít thêm khoảng 30mmHg.
- Xả hơi khỏi vòng bít thật chậm rãi, từ từ. Bạn chú ý không được xả quá nhanh để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.
Đọc kết quả: Sau khi xả hơi, để ý thật kĩ âm thanh mạch qua ống nghe cũng như chỉ số hiển thị trên bề mặt đồng hồ đo:
- Tại thời điểm người đo phát hiện tiếng mạch đập đầu tiên, số chỉ trên bề mặt đồng hồ chính là huyết áp tâm thu.
- Ngay khi âm thanh cuối cùng biến mất, ta thu được huyết áp tâm trương là số chỉ của đồng hồ.
Lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp cơ
Khi sử dụng máy đo huyết áp cơ, cần chú ý một số điều sau:
- Để kết quả đo huyết áp được chính xác nhất có thể, cần chọn vòng bít có kích cỡ phù hợp với bắp tay bệnh nhân.
- Người cần đo phải đảm bảo cả tinh thần và cơ thể được thư giãn, thả lỏng. Bệnh nhân nên dành ra 5 phút để thả lỏng cơ thể trước khi đo.
- Hạn chế trò chuyện trong lúc tiến hành đo huyết áp.
- Vòng bít cần tiếp xúc trực tiếp với da. Người tiến hành đo huyết áp cần chú ý không đo cách lớp quần áo.
- Đo huyết áp cần thực hiện trong nhiệt độ phòng.
- Tư thế đo huyết áp cần chuẩn xác. Người cần đo phải thẳng lưng, hai chân chạm đất, tay quấn vòng bít phải đặt ngang ngực và trên một bề mặt phẳng.
- Không sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… hay vận động mạnh trong vòng 30 phút trước khi kiểm tra huyết áp.
So sánh máy đo huyết áp điện tử và máy máy đo huyết áp cơ
Độ bền: Máy đo huyết áp cơ có độ bền cao, khả năng chống va đập tốt. Trong khi đó, độ bền của máy đo huyết áp điện tử thường kém hơn máy đo huyết áp áp cơ.
Yêu cầu kỹ năng chuyên môn: Máy đo huyết áp cơ chỉ có thể sử dụng bởi những người đã qua đào tạo và có kinh nghiệm nhất định. Với máy đo huyết áp điện tử, ngoài khả năng cung cấp các chỉ số huyết áp chính xác, một số dòng máy đo huyết áp điện tử như Omron còn có các tính năng tiện lợi khác như: lưu trữ kết quả đo, cảnh báo các dấu hiệu bất thường trong huyết áp, nhịp tim….
Bảo dưỡng: Máy đo huyết áp cơ cần bảo dưỡng định kỳ thường xuyên, nhất là đồng hồ đo để tránh các sai số dụng cụ. Còn máy đo huyết áp điện tử ít cần bảo dưỡng hơn, tiết kiệm thời gian.
Giá thành: Máy đo huyết áp cơ thường có giá rẻ hơn so với máy đo huyết áp điện tử. Hơn nữa, máy đo huyết áp điện tử còn yêu cầu thêm các chi phí năng lượng như pin, điện, còn máy đo huyết áp cơ thì không.
Máy đo huyết áp điện tử Omron – Máy đo huyết áp tốt nhất tại Việt Nam
Như chúng ta đã thấy, máy đo huyết áp cơ dù có giá thành rẻ và độ bền cao nhưng nó đòi hỏi người sử dụng phải có khả năng chuyên môn. Về độ tiện lợi, máy đo huyết áp cơ cũng kém hơn so với các dòng máy điện tử. Vậy nên máy đo huyết áp điện tử vẫn được các hộ gia đình ưu tiên hơn hẳn. Và nổi bật lên trong các dòng máy đo huyết áp điện tử chính là Omron – máy đo huyết áp tốt nhất Việt Nam.
Máy đo huyết áp HEM-7156-A
HEM-7156-A là một dòng máy sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn các dòng máy đo huyết áp điện tử hiện có trên thị trường.
- Vòng bít ° Intelliwrap ™ 360° và đèn hướng dẫn giúp đưa ra những kết quả chính xác dù xuất hiện lỗi sai khi quấn vòng bít.
- Báo cử động người trong khi đo giúp hạn chế các tư thế sai lệch, bất thường khi đo huyết áp.
- Công nghệ IntelliSense tiên tiến.
- Phát hiện nhịp tim bất thường.
- Lưu trữ 60 dữ liệu đo trong bộ nhớ.
Máy Đo Huyết Áp Tự Động JPN600
JPN 600 là một dòng máy được sản xuất tại Nhật Bản. Thiết bị sở hữu đầy đủ các tính năng của HEM-7156-A nhưng có dung lượng nhớ cao hơn, lên đến tối đa 90 kết quả đo.
Ngoài ra, JPN600 còn được đánh giá cao về độ bền cũng như khả năng chịu va đập tốt hơn so với các dòng máy đo huyết áp điện tử hiện có trên thị trường.
Máy đo huyết áp HEM-7361
Ngoài sở hữu các tính năng của HEM-7156-A, HEM-7361T còn được trang bị thêm tính năng báo rung tâm nhĩ (AFIB), giúp hạn chế các trường hợp tử vong do đột quỵ và suy tim. Đây là một tính năng tiên tiến mà rất ít các dòng máy đo huyết áp điện tử trên thị trường hiện nay có thể sở hữu.
Không chỉ sở hữu 1 bộ nhớ lớn hơn, có thể lưu trữ đến 100 kết quả đo, HEM-7361T còn là một thiết bị thông minh có khả năng liên kết với ứng dụng Omron connect. Nhờ vậy, việc theo dõi tình trạng sức khỏe trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi bạn kết hợp sử dụng cùng các thiết bị theo dõi sức khỏe thông minh khác của Omron.
**Giới thiệu chi tiết máy đo huyết áp bắp tay HEM-7361T hiện đại nhất đến từ Omron:
Trên đây là 3 dòng máy tiêu biểu trong số các máy đo huyết áp điện tử của Omron. Máy đo huyết áp Omron đã nhận được sự chứng nhận đến từ Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ, Hiệp hội Tăng Huyết Áp Châu Âu nhờ vào công nghệ “cảm biến thông tin sinh học” mà rất ít dòng máy đo huyết áp có thể vận dụng và phát triển.
Tại Việt Nam, máy đo huyết áp Omron được Hội Tim Mạch Việt Nam đặc biệt khuyên dùng do có độ chính xác cao, công nghệ tiên tiến.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về máy đo huyết áp cơ cũng như các ưu nhược điểm của nó. Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa ra một số lựa chọn về máy đo huyết áp để mọi người có thể cân nhắc thêm. Chúc các bạn độc giả và người thân luôn có một sức khỏe tốt, tránh xa các bệnh tim mạch, huyết áp.
Nguồn tham khảo:
- https://www.britannica.com/technology/sphygmomanometer
- https://suckhoedoisong.vn/mach-ban-tu-do-huyet-ap-dung-cach-n128506.html
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3639494/
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!