Hiện nay, tình trạng vi phạm luật giao thông đang diễn ra ngày càng phổ biến trong cả nước do sự thiếu hiểu biết về pháp luật giao thông của người dân. Vậy vi phạm luật giao thông là gì?.Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho Quý vị những vấn đề liên quan đến vi phạm luật giao thông thông qua bài viết dưới đây.
Vi phạm luật giao thông là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể,chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.
Cấu thành vi phạm luật giao thông
Sau nội dung về giới thiệu định nghĩa vi phạm luật giao thông là gì?, ở phần này chúng tôi sẽ đề cập về thông tin: cấu thành vi phạm giao thông, cụ thể:
– Vi phạm có các dấu hiệu cơ bản sau:
+ Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
+ Là hành ví trái quy định của pháp luật giao thông. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;
+ Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.
Các chế tài xử lý đối với vi phạm pháp luật giao thông
Nội dung cuối cùng về vấn đề trong bài viết vi phạm luật giao thông là gì? thì chúng tôi sẽ giới thiệu về các chế tài xử lý đối với vi phạm pháp luật giao thông.
Tuỳ thuộc vào tính chất của vi phạm pháp luật, vào hậu quả và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như tính chất của chế tài có thể được áp dụng đối với hành vi mà các vi phạm pháp luật được chia thành hai loại là tội phạm (bị truy cứu trách nhiệm hình sự) và vi phạm, trong đó vi phạm có thể vi phạm hành chính hoặc vi phạm dân sự.
Trường hợp vi phạm giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người vi phạm giao thông phải có hành vi vi phạm một trong các tội được quy định tại Bộ luật trên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, các tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại mục 1 chương XXI Bộ luật Hình sự 2015.
VD: Điều 260 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông như sau:
Trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý vi phạm hành chính
Các trường hợp vi phạm giao thông không gây ảnh hưởng đáng kể cho trật tự an ninh, an toàn xã hội và không được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì bị xử lý hành chính.
Quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và các hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
VD: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý dân sự
Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
Như vậy, các hành vi vi phạm giao thông nếu gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản,…thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm giao thông với xã hội mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kết hợp các chế tài để xử lý đối với hành vi đó.
VD: Khoản 1 Điều 262 Bộ luật Hình sự 2015 quy định
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!