Duới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề ước lệ tượng trưng là gì hay nhất do chính tay đội ngũ Cẩm Nang Tiếng Anh biên soạn và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác như: thủ pháp ước lệ là gì, hình ảnh ước lệ tượng trưng là gì, bút pháp ước lệ trong truyện Kiều,…mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé !
Nghệ thuật ước lệ tượng trưng là gì?
Nghệ thuật ước lệ tượng trưng là sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng những hình tượng thiên nhiên đẹp : ” trăng, hoa , ngọc , tuyết ,…” để nói về vẻ đẹp của một con người. Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán, trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.
Thế nào là ước lệ tượng trưng ?
- Ước lệ : Là biện pháp diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường được dùng trong văn chương cổ
- Tượng trưng : Là lấy một hình ảnh cụ thể nào đó từ cây cỏ, chim muông để diễn đạt cái trừu tượng trong một câu văn, câu thơ
Ước lệ tượng trưng chính là dùng một hình ảnh cảnh vật nào đó của thiên nhiên để miêu tả con người.
Ước lệ tượng trưng có phải biện pháp tu từ không
Ước lệ trưng trưng có phải biện pháp tu từ không ?
- Ước lệ trượng trưng là một trong các biện pháp tu từ
Đây là một dạng đặc biệt khác của ẩn dụ, hoán dụ. Biện pháp ước lệ tượng trưng được dùng khá nhiều lần trong một văn bản nên trở thành phổ biến, quen thuộc, thậm chí đã là những điểm đặc biệt của xã hội có ý nghĩa tượng trưng phổ biến
Ước lệ tượng trưng có tác dụng gợi nhiều hơn tả, ý tứ hàm xúc dư ba và rất phù hợp với kiểu “ lời ít ý nhiều hay ý tại ngôn ngoại ”
Ví dụ Ước lệ tượng trưng trong văn học trung đại
Dưới đây là một vài ví dụ ước lệ tượng trưng trong văn học trung đại được rất nhiều tác giả nổi tiếng sử dụng, mọi người cùng tham khảo qua nhé.
Ước lệ tượng trưng trong chuyện người con gái nam xương
Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng về truyện truyền kỳ. Trong những tác phẩm của ông, có lẽ “ chuyện người con gái Nam Xương ” là câu chuyện đặc sắc nhất. Tác phẩm viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của học. Đồng thời, qua đó ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với hoàn cảnh của họ.
Vũ Nương là người con gái tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Chồng nàng là Trương Sinh, một người đa nghi và hay ghen. Mặc dù vậy, với tính cách dung hòa của mình, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, cuộc sống gia đình của hai người luôn ổn định, không hề xảy ra bất hòa. Khi Trương Sinh phải sung binh, nàng lại là người vợ chung thủy, một lòng một dạ với chồng, chỉ mong chàng lên đường bình an trở về, không mong đeo được ấn phong hầu. Tình yêu và ước mơ của nàng thật giản dị và ý nghĩa. Chồng đi xa, nàng sinh con và chăm sóc mẹ chồng một cách chu đáo. Khi mẹ ốm, nàng hết sức thuôc thang, lễ Phật cầu thần, câu nói Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ. của mẹ chồng nàng đã cho ta thấy Vũ Nương là một người vợ chu đáo, một người con hiếu thảo biết chừng nào. Khi mẹ chồng mất, nàng đau xót, lo liệu ma chay như với cha mẹ đẻ của mình
Dù là như vậy người phụ nữ đức hạnh ấy lại phải chịu đựng một nỗi oan và dẫn đến cái chết thương tâm của nàng. Trong thời gian chồng đi tòng quân, nàng thường hay đùa với con bằng cách trỏ vào bóng mình trên tường và nói đó là ” cha Đản “. Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng vẫn cố gắng hỏi rõ sự tình và thanh minh với chàng ” Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh “. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Tuy nhiên, khi Trương Sinh một mực không tin, nàng đã gieo mình xuống bến Hoàng Giang mà chết. Chi tiết này đã nói lên nét đẹp con người Vũ Nương, nàng sẵn sàng lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Hành động mà Vũ Nương nhờ, Phan Lang về nói lại với Trương Sinh yêu cầu của nàng cũng một lần nữa nói nên tấm lòng chung thủy, một lòng son sắt của nàng. Khi hiểu ra sự tình, Trương Sinh đã vô cùng ân hận, lập đàn giải oan đã khiến cho Vũ Nương được trả lại sự trong sạch, yên lòng, nàng đã được đức Linh Phi cho hiện về, dẫu không thể trở lại cõi trần được nữa.
Tác phẩm của Nguyễn Dữ, một tác phẩm truyền kỳ có sử dụng những yếu tố hoang đường kỳ ảo. Nhưng từ đó lại thấy được cái nhìn, sự trân trọng và cảm thông của tác giả đối với số phận người phụ nữ xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của họ
Ước lệ tượng trưng trong chị em thúy kiều
Với những hình ảnh ước lệ tượng trưng quen thuộc nhưng Nguyễn Du đã chọn lọc một cách tài tình miêu tả được những bức tranh chân dung với nhiều vẻ đẹp khác nhau để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc
- Khi tả chị em Thuý Kiều :
“ Mai cốt cách, tuyết tinh thần ”
Dáng vẻ của họ thanh tú như cây mai, tâm hồn trong trắng như tuyết
- Tả Thuý Vân :
“ Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhương màu da ”
Qua nhiều hình ảnh ước lệ “ khuôn trăng, nét ngài hay ngọc, mây, tuyết ” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “ trang trọng, dầy đặn, nở nang, đoan trang, mây thua, tuyết nhường ” luôn tạo cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng. Thúy Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan trang và vô cùng phúc hậu.
Tả Thuý Kiều :
“ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ”
Nguyễn Du cũng dùng những hình ảnh ước lệ quen thuộc “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” để chỉ ánh mắt, lông mày. Tuy vậy với những hình ảnh “hoa ghen, liễu hờn” nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều thuộc loại nhan sắc độc đáo kì lạ, vượt lên sự bình thường. Vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà”.
Tả Từ Hải :
“ Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao ”
Cách nói ước lệ “ râu hùm, hàm én, mày ngài ” để miêu tả vẻ đẹp đường bệ, uy nghi, phi thường của một nhân vật anh hùng, hiệp sĩ
Nguyễn Du đã sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ với nhiều biện pháp linh hoạt sáng tạo nên không sáo mòn, người đọc không cảm thấy nhàm chán
- Dùng nhiều từ khác nhau để tả giọt nước mắt người đẹp Thuý Kiều :
+ Giọt châu ( Giọt châu lã chã khôn cầu )
+ Giọt hồng ( Nhìn càng lã chã giọt hồng )
+ Giọt lệ ( Rưới xin giọt lệ cho người thác oan )
+ Giọt ngọc ( Nàng càng giọt ngọc như chan )
Ghép từ ước lệ với ngôn ngữ dân gian, tách ra thành những tiểu đối tạo nên cách diễn đạt sinh động :
+ Hoa thải, hương thừa
+ Hoa trôi bèo dạt
+ Nước chảy hoa trôi
Kết hợp hình ảnh ước lệ với ngôn ngữ dân gian tạo nên cách diễn đạt giàu sức biểu cảm :
- Hoa ghen liễu hờn
- Mây thua, tuyết nhường
Kết hợp hình ảnh ước lệ với nhân hoá, thậm xưng :
- Hoa cười, ngọc thốt
- Hoa ghen, liễu hớn
- Mây thua, tuyết nhường
Ước lệ tượng trưng là một đặc điểm của nghệ thuật thơ văn cổ, là cách diễn đạt theo qui ước, khuôn mẫu có sẵn làm cho lời thơ, lời văn thêm tao nhã, thâm thuý. Các nhà thơ cổ đặc biệt Nguyễn Du là người đã có nhiều sáng tạo trong thủ pháp này nhất
Bút pháp ước lệ tượng trưng trong cảnh ngày xuân
Đoạn trích ” Cảnh ngày xuân ” là một tác phẩm hay, độc đáo, rất tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ngay sau đoạn tả tài, tả sắc của chị em Thúy Kiều. Qua đoạn thơ, Nguyễn Du dựng lên bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân trong tiết Thanh Minh thật tươi sáng, sống động. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp bút pháp tả và gợi với những chi tiết mang tính ước lệ tượng trưng mà vẫn vô cùng chân thực, giàu tính chất tạo hình và biểu cảm, ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt để miêu tả khung cảnh ngày xuân
Trước hết là bốn câu thơ đầu, với nghệ thuật chấm phá độc đáo tả ít gợi nhiều, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, giàu sức xuân :
” Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa “
Hai câu thơ đầu vừa gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhẹ nhàng, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi. Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn. Dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận chạy ra xa tít tắp. Động từ “ tận ” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ. Biện pháp đảo ngữ có tác dụng tô đậm thêm và làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ mùa xuân. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn nhưng dưới ngòi bút và cách miêu tả thần tình, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt
Đến sáu câu thơ cuối, bằng nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”, Nguyễn Du đã miêu tả thời điểm kết thúc của ngày hội xuân thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đây vừa là tả thực, lại vừa nhuốm màu tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ
” Tà tà bóng ngả về tâyChị em thơ thẩn dan tay ra vềBước dần theo ngọn tiểu khêLần xem phong cảnh có bề thanh thanhNao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang “
Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Cảnh vật như trở nên nhạt dần đều, cái khung cảnh rộn rã, náo nức, tưng bừng lúc sáng sớm ngày xuân đã phải nhường chỗ cho sự tĩnh lặng, yên ả. Không gian xuân co gọn lại theo ánh sáng của bầu trời hoàng hôn chứ không mở ra rộng lớn, mênh mông, vô tận như ở bốn câu thơ đầu. Tất cả đều thu nhỏ trong bước chân của người ra về. Phong cảnh thì “thanh thanh” nhẹ nhàng, dòng nước tiểu khê thì uốn quanh “nao nao” và chiếc cầu “nho nhỏ” thì “bắc ngang” cuối ghềnh. Cảnh thực đẹp, rất giàu chất thơ, chất họa, phảng phất một nỗi buồn lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng của lòng người. Đồng thời gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng. Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng con người của Nguyễn Du.
Nếu như ở bốn câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên mùa xuân vào lúc sáng sớm hiện lên căng tràn, đầy nhựa sống, bao la, vô tận trong màu sắc xanh non, biếc rờn của cỏ cây thì đến sáu câu cuối, bức tranh xuân khép lại trong ánh sáng nhạt nhòa của ánh nắng chiều yếu ớt ngã về phía tây, co gọn lại thật nhỏ bé và nhuốm màu sắc tâm trạng con người. Cảnh chuyển rất tự nhiên và hợp lý.
Tóm lại, qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất độc đáo, giàu sức gợi của nhà thơ. Đó là một bức tranh mùa xuân giàu chất thơ, chất họa, rất sống động, nhịp nhàng.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ những thông tin chi tiết về chủ đề ” Bút pháp nghệ thuật Ước lệ tượng trưng là gì ? “, mọi người tham khảo qua nhé. Hẹn gặp lại mọi người trong những bài viết tiếp theo hay và hấp dẫn hơn !
Video xem thêm về chủ đề ước lệ tượng trưng là gì ?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!