Bạn có thể đã nhìn thấy cảnh tượng chó giao phối dính đít nhau nhiều hơn một lần. Hai con chó đang quấn lấy nhau, và sau đó một lúc, chúng mắc kẹt lại với nhau và khá đau đớn. Vậy tại sao hiện tượng này lại xảy ra?
Giao phối và sinh sản là những hoạt động cốt yếu và quan trọng trong cuộc đời của mỗi con chó. Tuy nhiên, hầu hết mọi người, ngay cả những người chăn nuôi và những người nuôi chó có kinh nghiệm đều ngạc nhiên về cách mà chó giao phối.
1. Tại sao khi chó giao phối lại dính đít?
Cách chó giao phối tương tự như nhiều loài bốn chân khác. Khi con cái động dục, nó tạo ra pheromone để thu hút con đực, liện tục phô bày phần đuôi của nó để ngụ ý rằng nó đã sẵn sàng. Sau đó, chó đực đánh hơi và liếm “vùng nhạy cảm” của con cái như một cách để đánh giá phản ứng và khả năng tiếp nhận của nó.
Nếu bị từ chối, con đực thường sẽ lùi lại và thử lại vào lần khác. Hầu như không bao giờ bạn thấy một con chó đực đánh nhau với một con cái vì bị từ chối cả. Khi chó cái đã sẵn sàng, nó sẽ làm như đã nêu ở trên, chĩa đuôi và đưa thân sau của mình cho chó đực.
Con đực sẽ tiến hành các bước “xâm nhập” vào con cái. Thượng Đế ban cho giống chó một khúc xương nhỏ, gọi là baculum, trong “củ khoai” của con đực. ‘Đặc ân’ này cho phép con đực “xâm nhập” vào con cái mà không cần phải cương. Khi thấy một con chó đực đang nhún nhảy phía sau một con cái, bạn nghĩ ràng nó đang giao phối. NHƯNG sự thực lại không phải như vậy! Nó chỉ cố gắng đưa cơ quan sinh sản của mình vào đúng vị trí thôi.
Bạn có biết?!Động tác chó nhún nhảy này không chỉ có trong việc “lếu lều”; mà nó còn có thể dùng để giao tiếp, bao gồm thể hiện sự phấn khích, sự thống trị và tình bạn (ở cả chó đực và chó cái). Đôi khi chó còn thậm chí nhún nhảy với người. Bạn có thể tìm hiểu lý do chó nhún nhảy với người và đồ vật trong bài viết theo hướng dẫn của chúng tôi.
Sau khi “củ khoai” vào bên trong an toàn, máu sẽ dồn vào gốc “củ khoai”, được gọi là tuyến bulbus, khiến cơ quan này sưng lên về kích thước, gấp 3 lần bình thường và rất cứng. Đồng thời, “vùng kín” của chó cái co vào “củ khoai”, tạo ra cái được gọi là “dây buộc giao cấu” hay “dây thắt coital”. Chó đực và cho cái giờ đây đã bị khóa chặt vào nhau theo đúng nghĩa đen. Đây chính là cách loài chó giao phối!
Sau khi cả 2 bị “khóa” lại với nhau, con chó đực sẽ ngừng đẩy đẩy đẩy, chúng sẽ nhấc một chân lên và xoay mông về phía con cái. Chó đực và chó cái đứng ịn đít vào nhau, “củ khoai” của chó đực bị khóa bên trong âm đ*o khi chó đực “ra” (sau khi “xâm nhập” vào con cái, chó đực sẽ “ra” trong vòng 80 giây).
Điều này về cơ bản giữ cho t*nh dịch ở bên trong chó cái, tránh sự rò rỉ ra bên ngoài, đảm bảo cho chúng thụ thai cao hơn. Nó cũng có thể giúp ngăn những con chó khác giao phối với con cái cho đến khi t*nh trùng của con đực có cơ hội đi vào trứng.
Sau khi con chó giao phối xong xuôi, chúng vẫn giữ nguyên tư thế dính chặt vào nhau cho đến khi “củ khoai” của con đực xẹp xuống, và cơ vùng kín của con cái giãn ra. Thời gian thông thường là từ 5 đến 20 phút, nhưng đôi khi lâu hơn, tới cả 60 phút. Những con chó giao phối lần đầu có thể trở nên khá đau khổ khi thấy mình không thể tách ra trong lần đầu tiên và có thể cố gắng chạy trốn hoặc dứt ra.
2. Chó giao phối có đau không?
Giao phối ở chó có gây đau đớn không? Trong những tình huống hoàn hảo, tất cả những điều này xảy ra mà không gây đau đớn hay khó chịu cho con chó cái. Tuy nhiên, đôi khi có thể có sự khác biệt trong xu hướng chó giao phối và điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cách cư xử của con chó của bạn.
Trong quá trình chó giao phối, chúng có thể cố gắng chạy trốn hoặc dứt ra khi bị “khóa” lại. Điều này có thể khiến chó đực bị thương khá nặng, thậm chí đôi khi phải phẫu thuật. Ngoài ra, tiếng sủa, hú hoặc các hành vi tiêu cực khác mà chó cái thể hiện có thể thực sự khiến chó đực bị thương. Đôi khi, nó có thể nghiêm trọng đến mức chúng ít nhiều không thể giao phối trở lại nữa.
Khi con chó đực kết thúc quá trình “ra”, tình trạng sưng tấy ở bầu “củ khoai” của nó cuối cùng sẽ bắt đầu giảm bớt. Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy một hoặc cả hai con chó tự làm sạch mình, đây thường là dấu hiệu của sự thoải mái chung sau khi chó giao phối.
3. Cách gỡ chó dính lẹo
Nếu bạn thấy con chó của mình bị trói cùng với một con khác, đừng cố gắng tìm cách tách chó dính lẹo. Mặc dù đôi khi chó cái bắt đầu khóc, thút thít hoặc thậm chí gầm gừ hoặc sủa, nhưng điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng quá trình này là hoàn toàn tự nhiên sau khi chó giao phối.
Việc tách chúng ra không phải là một phần của quá trình tự nhiên và thực sự có thể làm tổn thương cả hai con chó và khiến chúng căng thẳng không cần thiết. Sau một thời gian, “củ khoai” của chó sẽ trở lại kích thước bình thường, và vùng kín của con cái sẽ giãn ra, và hai con chó sẽ có thể đường ai nấy đi.
Ngay cả khi bạn khó chịu vì không muốn hai con chó giao phối với nhau, bạn cũng không nên cố gắng tách chúng ra vì con đực đã “ra”. Nếu con cái sắp mang thai, bạn không thể làm gì để ngăn chặn nó vào thời điểm này và việc cố gắng tách những con chó ra sẽ chỉ có nguy cơ làm tổn thương chúng. Nếu muốn ngăn ngừa chó giao phối, bạn nên triệt sản chúng chứ không phải bằng cách này.
Ngoài việc ngăn ngừa chó đi giao lưu giao phối dạo và mang thai (chó cái), triệt sản còn mang lại nhiều lợi ích khác cho chó của bạn. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo “Hướng dẫn triệt sản cho chó và những lưu ý bạn cần biết” của chúng tôi.
Nếu bạn chưa thể đưa chó của mình đi triệt sản được và vẫn muốn ngừa thai cho chúng, thì bạn có thể dùng yếm quần phòng ngừa cho chúng để ngăn cản quá trình này diễn ra.
Bạn có biết?!Chó giao phối trượt là khi sự giao phối của chó không xảy ra do chó đực rút “củ khoai” của mình ngay cả trước khi tuyến bulbus phình to ra. Điều này xảy ra khi bạn tình chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc giao hợp và bắt đầu di chuyển ngay khi cuộc thâm nhập diễn ra.
4. Những sự thật thú vị về chó giao phối
– Chó cái nghĩ về việc giao phối khoảng 5 lần một ngày. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi những con chó đực nghĩ về việc này với con số khổng lồ lên tới 1.000 lần/ngày.
– Những chú chó có TV hoặc máy tính xách tay trong phòng ngủ thường ít có nhu cầu hơn những chú chó không sử dụng thiết bị điện tử.
– Chó thực sự không khác chúng ta, ham muốn của chó đực sẽ giảm đáng kể nếu chúng cảm thấy sợ hãi hoặc không phục tùng. Giống như khi chúng phát hiện ra người vợ của mình kiếm được nhiều tiền hơn.
– Theo một nghiên cứu, mùi gây kích thích nhất đối những con chó đực, đó là sự pha trộn giữa thịt xông khói và rác thải trong 1 tuần. Tất nhiên là phải có mùi của những con chó cái đang động dục.
– Chó đực bắt đầu nhún nhảy sớm nhất là năm tuần tuổi, mặc dù chúng không biết chúng đang làm gì hoặc tại sao chúng lại làm điều đó.
– Những con chó trong một mối quan hệ tình cảm yêu đường sẽ thấy vui sướng khi lếu lều hơn những con làm một cách tự do không ràng buộc.
– Tốc độ “ra” trung bình của chó đực là 43km/h.
– Để thu hút sự chú ý của một con chó đực hờ hững, chó cái thường tìm cách ịn mông vào mặt đối tượng, ngoáy đuôi một cách khiêu khích. Điều này khiến con đực không còn cách nào khác ngoài việc cân nhắc việc nhún nhảy và lếu lều.
– Chó giao phối cũng có nguy cơ mắc STDs (bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục). Một trong những bệnh phổ biến nhất được gọi là CTVT, tức là khối u hoa liễu. Ung thư lây lan trong quá trình chó giáo phối, khi các tế bào khối u từ con bị bệnh rụng ra và nhảy sang cư trú ở con chó khác.
– Chỉ 31% chó cái báo cáo đạt cực khoái khi lếu lều.
– Sự cứng của chó kéo dài từ 25 phút đến hơn một giờ sau khi lếu lều.
– Có ngân hàng t*nh dịch chó quốc tế cho những ai cần.
Tổng kết
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!