Tham khảo nhanh về OTC
Thuốc không kê đơn hay thuốc mua tự do (Over-the-counter) là dược phẩm được cơ quan quản lý dược phẩm quy định có thành phần an toàn và hiệu quả khi sử dụng mà không cần tới sự quan tâm của bác sĩ. Thuốc OTC thường được điều chỉnh bởi các thành phần dược phẩm hoạt động (API), không phải là sản phẩm cuối cùng. Bằng cách điều chỉnh API thay vì các công thức thuốc cụ thể, cơ quan quản lý thực & dược phẩm cho phép các nhà sản xuất tự do pha chế các thành phần hoặc kết hợp các thành phần vào hỗn hợp độc quyền.
Nói gọn hơn, thuật ngữ không kê đơn dùng để chỉ loại thuốc có thể mua mà không cần đơn bác sĩ. Ngược lại, thuốc theo toa phải có đơn kê của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe và chỉ được sử dụng bởi người được kê đơn. Một số loại thuốc có thể được phân loại hợp pháp là thuốc không kê đơn (tức là không cần kê đơn), nhưng chỉ dược sĩ mới có thể cấp phát sau khi đánh giá nhu cầu của bệnh nhân hoặc cung cấp giáo dục cho bệnh nhân. Các quy định chi tiết về các cơ sở nơi thuốc có thể được bán, người được ủy quyền phân phối thuốc và liệu có cần đơn thuốc hay không khác nhau đáng kể giữa các quốc gia.
10 mẹo sử dụng thuốc OTC thông minh
1. Đọc kỹ nhãn mác.
Điều này sẽ giúp người dùng chọn đúng sản phẩm để điều trị căn bệnh đang mắc phải. Ngoài ra, nhãn mác còn hướng dẫn và cảnh báo về liều lượng khi sử dụng.
2. Chọn đúng thuốc điều trị triệu chứng đang mắc phải
Một số sản phẩm chỉ dành cho một triệu chứng (như thuốc ho). Một số dành cho nhiều triệu chứng (như thuốc cảm lạnh điều trị đau đầu, nghẹt mũi và ho). “Nhiều hơn” không nhất thiết là tốt hơn, vì vậy nên chọn đúng thuốc cho đúng triệu chứng đang mắc phải.
3. Cần biết những gì nên tránh.
Giống như thuốc kê đơn, OTC có thể có tác dụng phụ. Đọc nhãn để biết những gì cần tránh lạm dụng và bất lợi khi dùng thuốc OTC.
4. Nên tham khảo ý kiến trước khi sử dụng
Hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ điều gì nếu bản thân chưa rõ để sử dụng thuốc cho an toàn và hiệu quả.
5. Dùng chính xác thuốc như ghi trên nhãn
Trước tiên là dùng chính xác thuốc như ghi trên nhãn, uống đúng liều lượng và thời gian như được hướng dẫn trên nhãn mác.
6. Thận trọng khi dùng nhiều hơn một loại thuốc OTC.
Nhiều loại thuốc OTC có chứa các hoạt chất giống nhau. Ví dụ, thuốc giảm đau dùng khi bị đau lưng cũng có thể có trong thuốc cảm. Nếu dùng nhiều hơn một loại thuốc OTC thì nhất thiết phải sử dụng thông minh và nên so sánh thành phần, nếu cần, nên tư vấn dược sĩ hay bác sĩ.
7. Không tự ý kết hợp thuốc kê đơn và thuốc OTC
Đôi khi kết hợp thuốc có thể gây phản ứng bất lợi. Hoặc, một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc kia. Vì vậy nếu dùng đơn kiểu này nhất thiết phải hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn.
8. Lưu giữ một danh sách tất cả các loại thuốc OTC, thuốc theo toa, thực phẩm bổ sung và thuốc thảo dược đã sử dụng.
Làm tốt điều này để kiểm tra tương tác hoặc tác dụng phụ nếu có. Nó cũng có tác dụng giúp bác sĩ điều trị biết cách xử lý sự cố sau khi dùng thuốc xảy ra.
9. Lưu ý dùng thuốc OTC cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trừ khi được dán nhãn, còn không, không nên dùng các sản phẩm OTC dành cho người lớn cho trẻ em dưới 12 tuổi. Làm như vậy có thể vô tình gây ra tình trạng quá liều. Ngoài ra cũng không nên bẻ đôi viên thuốc dành cho người lớn hoặc giảm nửa liều sản phẩm dạng lỏng dành cho người lớn dùng cho trẻ em. Đối với thuốc dạng lỏng, hãy sử dụng cốc đo lường hoặc xơ ranh đi kèm với thuốc. Không sử dụng muỗng nhà bếp để đong đếm.
10. Không dùng thuốc hết hạn sử dụng.
Để đảm bảo an toàn hãy vứt thuốc hết hạn. Đừng vứt chúng nơi trẻ em hoặc vật nuôi dễ tìm thấy để tránh ăn phải.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!