Nguyên nhân bé bị méo đầu? Cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh?

Hiện tượng bé bị méo đầu thông thường xảy ra trong 4 tháng đầu đời nên mẹ không phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Vậy mẹ đã nhận biết dấu hiệu bé có khả năng bị méo đầu chưa? Cần nắm các cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Tìm hiểu nguyên nhân bé bị méo đầu

Bé thiếu tháng thường dễ mắc hội chứng đầu phẳng hơn bé sinh đủ tháng. Lý do là vì bé thiếu tháng có phần đầu non nớt hơn, cộng thêm việc bé thường nằm yên một chỗ trong lồng ấp dẫn đến tình trạng một bên đầu bị phẳng hơn so với bên còn lại, gây ra méo đầu.

Bé cũng có thể không may gặp phải điều này khi vẫn còn ở trong bụng mẹ. Lúc này, vùng xương chậu của mẹ có thể chèn lên đầu bé gây méo, hoặc do mẹ sinh đôi, sinh ba, các bé phải nằm sát nhau, do đó đầu của bé dễ dàng chịu áp lực từ bé bên cạnh.

Khi được sinh ra, bé duy trì thói quen ngủ quay về một bên. Điều này có thể hiểu được do bé cảm thấy an toàn, thoải mái khi ngủ quay về bên đó. Nhưng về lâu về dài, áp lực này sẽ tạo ra một bề mặt phẳng lên nửa hộp sọ, gây ra tình trạng bẹp đầu.

Một nguyên nhân nữa có thể kể đến là do cơ cổ của bé sơ sinh dễ bị căng dẫn đến bé khó quay đầu, bé thường giữ nguyên tư thế không những khiến bé khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ cho vùng đầu của bé sau này.

Cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh

Việc điều chỉnh để cải thiện bẹp đầu ở bé không những có hiệu quả tốt hơn về mặt thẩm mỹ mà còn là vấn đề sức khỏe của bé. Khi đầu bé được nắn tròn và đúng cách, các mạch máu, sợi thần kinh được lưu thông tốt hơn, các bộ phận nằm đúng vị trí và phát huy hết chức năng của mình. Dưới đây là một số cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo, mẹ nhé!

1. Thu hút sự tập trung của bé

Bé nhỏ thường thích thú trước những vật di chuyển hay có hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ. Do đó, mẹ có thể sử dụng đồ chơi để thu hút sự chú ý của bé. Trong lúc bé đang tập trung, mẹ có thể nắn đầu bé theo hướng dẫn cực kỳ thuận tiện.

Mẹ nên kích thích sự tò mò, khả năng tập trung của bé để dễ dàng thao tác hơnMẹ nên kích thích sự tò mò, khả năng tập trung của bé để dễ dàng thao tác hơn

Bên cạnh đó, đồ chơi cũng là món quà kích thích các giác quan bé phát triển. Khi bé nhìn ngắm đồ chơi, cơ quan thị giác của bé trở nên linh hoạt và bé cũng có mong muốn cầm, nắm giúp phát triển xúc giác.

Ngoài đồ chơi, mẹ có thể sử dụng giọng nói ấm áp của mình để cho bé ngoan ngoãn nghe lời. Hát những bài hát bé yêu thích theo nhạc hay nói chuyện nhẹ nhàng với bé để khuyến khích bé hợp tác quay mặt từ bên này sang bên kia cũng là một cách làm tuyệt vời.

2. Điều chỉnh tư thế ngủ của bé

Mẹ nên chú ý xem bé có chiều hướng quay người về bên nào ngủ để dạy bé tập quay người về phía ngược lại thường xuyên hơn. Nếu bé có xu hướng quay người về bên trái khi ngủ, ban đầu mẹ hãy cho bé ngủ về bên trái, sau đó vài phút mẹ hãy thay đổi đầu bé qua bên phải để hai bên được đều nhau, cải thiện tình trạng méo đầu.

Cơ thể của trẻ sơ sinh rất mong manh và yếu ớt. Do đó, khi đặt bé xuống giường ngủ, mẹ lưu ý đặt phần thân của bé xuống trước, tránh đặt đầu xuống đầu tiên vì đây là bộ phận nguy hiểm, sẽ dễ bị áp lực nếu đặt xuống trước và nếu mẹ không nhẹ nhàng đặt đầu bé đúng cách, phần cổ của bé cũng dễ bị tổn thương.

Nên canh thời gian để lật bé qua phía ngược lại cho đầu bé quay đều về hai bênNên canh thời gian để lật bé qua phía ngược lại cho đầu bé quay đều về hai bên

Nếu bé vẫn có biểu hiện đặc biệt thích quay người về bên nào đó hơn, mẹ hãy sử dụng khăn có chất liệu mềm nhẹ, hoặc gối chuyên dụng êm ái để nâng đỡ phần đầu bé, giảm thiểu tình trạng bẹp đầu mẹ nhé!

Ngoài ra, để điều chỉnh tư thế, dáng đi của bé luôn thẳng lưng, không bị cong vẹo, mẹ có thể sử dụng địu để hỗ trợ bé khi đi chơi xa. Địu em của Mothercare giúp giữ em bé ở tư thế ngồi tự nhiên, thoải mái, bao gồm 3 tư thế: quay mặt vào trong, ra trước và sau lưng.

Địu có dây đeo bản rộng giúp nâng đỡ, cho mẹ cảm giác thoải mái.Địu có dây đeo bản rộng giúp nâng đỡ, cho mẹ cảm giác thoải mái.

Mẹ khám phá thêm sản phẩm địu em bé tại Mothercare.

3. Đặt cho bé nằm sấp

Nằm sấp là tư thế giúp hỗ trợ bé tăng cường sức mạnh thể chất và cơ bắp. Đây là một phương pháp lý tưởng để giảm áp lực lên đầu bé, nắn đầu cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Đối với những bé từ 2 đến 3 tháng tuổi, mẹ có thể áp dụng phương pháp này vì ở độ tuổi này bé đã có thể tự ngẩng đầu lên, giúp đảm bảo an toàn.

Tư thế nằm sấp giúp rèn luyện sức mạnh cơ bắp, giảm áp lực lên đầu béTư thế nằm sấp giúp rèn luyện sức mạnh cơ bắp, giảm áp lực lên đầu bé

Tuy vậy, mẹ nhớ không cho bé nằm sấp quá lâu. Điều này gây một số ảnh hưởng lên hệ hô hấp của bé, bé dễ bị khó thở, tệ hơn nữa nếu bé vừa ăn no xong thì bé cũng có thể ói, sặc nữa đấy. Mẹ hãy áp dụng cho bé với cường độ thời gian phù hợp, thực hành mỗi ngày để tăng tính hiệu quả nhé!

4. Điều chỉnh tư thế cho con bú

Tư thế cho con bú cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hình dạng đầu của bé. Để dễ dàng giúp con ăn ngon, mẹ thường phải bế, ẵm, bồng trong lòng bàn tay. Nhưng không may, nếu mẹ bế sai cách một tư thế lâu ngày thì đầu bé sẽ ngày một phẳng hơn, bé cũng không bú được lượng sữa cần thiết mỗi cữ. Lúc này, mẹ cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để thay đổi thói quen bế khi cho con bú.

Cách phòng tránh méo đầu ở trẻ sơ sinh

Một số cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo để ngăn ngừa hội chứng đầu bẹp.

1. Bế bé thường xuyên

Khi bé nằm, ba mẹ có thể bế bé linh hoạt về nhiều hướng khác nhau. Đây cùng là một cách tuyệt vời để gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái, để cả gia đình tận hưởng giây phút bình yên bên nhau.

Bế bé là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa chứng đầu phẳngBế bé là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa chứng đầu phẳng

2. Thay đổi hướng nằm của bé

Khi bé nằm trong nôi, ba mẹ hãy cố gắng thay đổi vị trí nằm nhiều nhất có thể. Lúc thì để bé nằm đầu nôi, lúc thì ở cuối nôi. Việc này giúp bé dễ thích nghi với mọi môi trường, bé cũng được nhìn ngắm cảnh vật xung quanh dưới nhiều góc độ, kích thích tư duy và khả năng quan sát phát triển.

3. Tập cho bé nằm sấp

Nằm sấp là tiền thân của chuỗi hoạt động bò và trườn – hoạt động đánh dấu khả năng di chuyển linh hoạt của bé. Nằm sấp cũng giúp giảm áp lực lên đầu bé tối đa, bé cơ cơ hội phát triển sức mạnh thể chất ở cổ tay, đầu, cổ,…

4. Massage đầu

Bằng việc xoa bóp đầu bé về đúng vị trí, các bộ phận được mát xa nhẹ nhàng, đây cũng là phương pháp hiệu quả để chống bẹp đầu ở bé. Bé yêu cũng cảm thấy thư giãn, phấn khích hơn khi được những ngón tay mềm mại của mẹ nắn bóp.

5. Chất liệu gối nằm mềm mại

Việc cho bé nằm ở những nơi không có gối hay trên bề mặt phẳng thô cứng cũng là nguyên nhân khiến đầu bé bị méo. Do đó, mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm gối mềm mịn, thân thiện với làn da nhạy cảm của bé để bé có thể lật, xoay người dễ dàng mà không bị đau, mỏi cổ. Một chiếc gối êm ái còn giúp bé dễ dàng đi vào những giấc ngủ thần thiên.

Được làm từ chất liệu cotton mềm mịn, những sản phẩm gối cho bé là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc chăm sóc giấc ngủ của bé yêu, đồng thời nâng đỡ hỗ trợ phần đầu của bé không bị méo, ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ. Với những thiết kế họa tiết đơn giản và màu sắc dịu nhẹ, sản phẩm phù hợp với các loại giường hoặc cũi, là người bạn đồng hành trong những năm tháng đầu đời, giúp bé có một giấc ngủ ấm áp và an toàn. Mẹ có thể sử dụng gối để chèn phía dưới giúp hỗ trợ giữ đầu bé cố định.

Gối giúp hỗ trợ mẹ nắn đầu cho bé dễ dàng, hiệu quảGối giúp hỗ trợ mẹ nắn đầu cho bé dễ dàng, hiệu quả

Mẹ tham khảo thêm các sản phẩm gối cho bé tại Mothercare.