Theo quan niệm dân gian, các ngày rằm lớn trong năm của nước ta bao gồm: Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Tư (lễ Phật Đản), Rằm Tháng Bảy (lễ Vu Lan), Rằm Tháng Tám (Trung Thu) và các ngày lễ Phật Giáo khác.
Xem thêm:
- Công viên nghĩa trang tại TPHCM
Ngày rằm là ngày mấy âm lịch?
Ngày rằm, là ngày 15 theo âm lịch. Một năm có 12 ngày rằm.
Nguồn gốc lịch sử của ngày rằm là theo nguồn gốc của Phật Giáo.
Theo Bắc Tông, ngày rằm là những ngày lễ lớn trong năm, Phật tử ở khắp bốn phương tụ tập gặp nhau để tu tập, và làm công đức.
Theo Nam Tông, ngày rằm là ngày mà Đức Phật Thích Ca tuyên bố viên tịch.
Xem thêm:
- Danh sách những nghĩa trang đẹp nhất, lớn nhất ở Việt Nam cập nhật năm 2018
Các ngày rằm lớn trong năm
Một năm có 12 tháng. Mỗi tháng có 1 ngày rằm. Do đó trong một năm, sẽ có 12 ngày rằm.
Trong 12 ngày rằm này, có 3 ngày rằm rất lớn, được gọi là Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên.
- Thượng Nguyên, chính là rằm tháng Giêng. Đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới, với nhiều ước mong tốt lành.
- Trung Nguyên, chính là rằm tháng Tư. Đây là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi niết bàn. Người dân quen gọi là lễ Phật Đản.
- Hạ Nguyên, chính là rằm tháng Bảy. Rằm Tháng Bảy, là ngày lễ Vu Lan báo hiếu.
Xem thêm:
- Công viên nghĩa trang Bình An Vĩnh Nghiêm
Các ngày lễ Phật Giáo trong năm
Phật Giáo là tôn giáo gắn liền với nhiều người Việt Nam. Do đó, các ngày lễ lớn của Phật Giáo, cũng thường trùng lặp với những ngày lễ lớn theo tâm linh của người Việt.
Dưới đây là các ngày lễ lớn trong năm theo quan niệm của đại đa số người Việt, trong đó có khá nhiều ngày trùng với lễ lớn của Phật Giáo. Đó là những ngày sau:
- Tết Nguyên Đán. Đây là ngày đầu năm mới, mùng 1 Tết. Đây là ngày gia đình đoàn tụ, thăm ông bà họ hàng, đi thắp nhang tảo mộ, làm mâm cơm cúng trời đất, lì xì, đi chơi Tết.
- Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên Tiêu chính là ngày rằm tháng Giêng, một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Đây là ngày các gia đình thường làm mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên, hoa quả, xôi gà, cơm canh… Ngoài ra, các gia đình thường đi lễ Chùa, cầu xin sức khỏe, an lành, và duyên phận.
- Tết Hàn Thực. Tết Hàn Thực bắt nguồn từ Trung Quốc, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là ngày Tết ăn đồ lạnh. Nó rơi vào ngày 3/3 âm lịch. Trong ngày này, mọi người thường làm bánh chay để cúng ông bà, và kiêng kị đốt lửa lò. Ngày Tết này ở làng quê thường khá vui, vì bà con hay làm bánh chay để cúng Thần Hoàng ở đình miếu.
- Tết Thanh Minh. Tết Thanh Minh rơi vào ngày mùng 4 – mùng 5 tháng 4. Nếu chia một năm thành 24 tiết khí, thì tiết Thanh Minh là tiết khí thứ 5, rơi vào khoảng đầu mùa hè. Đây là dịp để con cháu trong gia đình đi tảo mộ, làm sạch cỏ dại, sửa sang lại mộ phần cho người đã mất. Đây cũng là dịp để ghi nhớ cội nguồn.
- Tết Phật Đản. Ngày lễ Phật Đản là ngày rằm tháng Tư. Đây là ngày kỉ niệm đức phật Thích Ca ra đời. Trong ngày này, người Phật tử sẽ ăn chay, phóng sinh, đi lễ chùa… Và đây là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của bên Phật Giáo.
- Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5/5 mỗi năm. Đoan nghĩa là bắt đầu, và Ngọ có nghĩa là giữa buổi trưa. Ngày này, dương khí của mặt trời trở nên cực thịnh. Và đây là ngày lễ giết sâu bọ. Người xưa quan niệm rằng, trong dạ dày của con người có sâu bọ. Và ngày này, là ngày để giết những con sâu bọ đó đi để bảo vệ sức khỏe. Giết sâu bọ bằng đồ ăn, rượu nếp và trái cây là điểm đặc biệt của ngày lễ này.
- Tết Vu Lan. Tết Vu Lan rơi vào ngày rằm tháng 7. Theo quan niệm của người xưa, đây là ngày mở cửa ngục. Đây là ngày mà các vong hồn ở địa ngục được ân xá, và có cơ hội được đầu thai kiếp khác. Đây cũng là ngày cúng để cầu sức khỏe cho cha mẹ, ông bà, và phân phát đồ ăn thức uống cho cho các linh hồn lang thang (tháng Cô hồn).
- Tết Trung Thu. Tết Trung Thu là ngày rằm tháng 8. Đây là ngày tết dành cho thiếu nhi, với các hoạt động như múa lân, phá cỗ, rước lồng đèn ông sao, ăn bánh trung thu….
- Tết Ông Táo. Đây là ngày 23 Tết, ngày đưa ông Táo về trời. Ông Táo thực chất gồm có 3 vị thần, cai quản việc bếp núc của gia đình, và tượng trưng cho sự phước đức. Qua một năm vất vả, đây là ngày các gia đình làm mâm cơm cúng để đưa tiễn các ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng. Và cá chép, là một vật cúng không thể thiếu trong ngày cúng ông Táo, vì đây là phương tiện để ông Táo cưỡi lên trời.
Xem thêm:
- Mẫu cáo phó tang lễ 2018
- Cách thiết kế mộ đôi và những mẫu mộ đôi đẹp
- Phong tục tang ma của người Việt
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!