Cung là 1 trong 2 yếu tố hàng đầu quyết định rất lớn đến sự biến động giá cả của thị trường. Trong bài viết này, Top Kinh Doanh sẽ làm rõ Cung là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cung trong bài viết dưới đây:
Cung là gì?
Khái niệm cung là gì?
Cung (tiếng anh: Supply) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Các khái niệm khác liên quan đến cung trong kinh tế vĩ mô
Quy luật về cung: giá cả của hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng (giá tăng thì cung tăng). Cung sẽ bao gồm:
Cung cá nhân (hay lượng cung): là lượng hàng hóa/dịch vụ người bán muốn bán ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
Cung thị trường: là Cung của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
Tổng cung: là Cung của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại..
Khái niệm cung là gì?
Cầu (tiếng anh: Demand) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Để hiểu rõ về cầu bạn có thể xem qua bài viết: Cầu là gì?
Đặc trưng của Cung
Cung bao gồm 2 yếu tố cơ bản là ý muốn sẵn sàng bán và khả năng bán.
Ví dụ trong kho của bạn có 100 trứng vịt đang sẵn sàng bán với giá mong muốn là 3.000đ nhưng do thời tiết quá nóng trứng mau hư nên thị trường chỉ chấp nhận mua với giá 2.000đ thì lúc đó cung thị trường bằng 0.
Tuy nhiên có lúc trứng vịt đang lên cao do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng bạn không có hàng sẵn trong kho thì lúc này vẫn bằng 0.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn Cung
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến Cung, trong đó 5 yếu tố giá cả, sản xuất đầu vào, công nghệ, kì vọng của thị trường và chính sách của chính phủ có tác động lớn nhất đến Cung trong kinh tế vĩ mô.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung
1. Giá cả hàng hóa, dịch vụ
Giá cả thị trường là yếu tố hàng đầu quyết định đến số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp có thể sản xuất và cung ứng. Nếu giá cả tăng lên (các yếu tố đầu vào không đổi) thì doanh nghiệp sẽ có lãi cao hơn khi bán sản phẩm.
Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất mua thêm máy móc thiết bị, trang vật tư, thuê thêm nhân công và kéo theo sản lượng cung ứng cũng sẽ tăng theo. Ngược lại, khi giá xuống thấp thì mực lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ giảm xuống từ đó phải thu hẹp quy mô sản xuất, tệ hơn là có thể ngừng sản xuất hoàn toàn và lượng cung sẽ giảm dần về 0.
Cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường
2. Chi phí đầu vào
Để tạo ra một sản phẩm thì các doanh nghiệp phải sử dụng các yếu tố đầu vào như: nhân công, máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu…Nếu giá bất cứ yếu tố đầu vào nào tăng lên thì kéo theo lợi nhuận trên mỗi sản phẩm sẽ giảm đi. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải giảm lượng sản xuất từ đó cung của thị trường sẽ giảm.
Còn trong trường hợp các yếu tố đầu vào giảm xuống thì lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tăng cung cho thị trường.
Trong thực tế, cung hàng hóa thường có tỉ lệ nghịch với giá cả của các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa đó.
3. Công nghệ sản xuất
Trong thời đại ngày nay thì công nghệ là yếu tố tác động rất lớn đến nguồn cung. Một nhà máy sản xuất khép kín với các dây chuyền hiện đại sẽ làm tăng năng xuất lao động, chi phí sản xuất sẽ thấp đi, chất lượng cao hơn từ đó doanh nghiệp lãi nhiều hơn và lượng sản phẩm doanh nghiệp cung cấp cho thị trường cũng tăng theo.
Tác động công nghệ đến nguồn cung
4. Kì vọng
Lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường hôm nay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của doanh nghiệp đó trong tương lai. Nếu dự kiến giá bán sản phẩm trong thời gian tới sẽ tăng lên thì doanh nghiệp sẽ tích trữ một phần vào kho (không đem bán) thì lượng cung sản phẩm trên thị trường cũng giảm đi.
5. Chính sách của chính phủ
Chính sách của chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến lượng cung như việc thuế cao làm cho chi phí đầu vào tăng lên, lợi nhuận doanh nghiệp giảm đi, từ đó doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất làm cho nguồn cung thị trường giảm đi.
Còn khi chính phủ có nhiều ưu đãi về thuế, thì doanh nghiệp sẽ gia tăng được lợi nhuận từ đó sản xuất nhiều hơn và nguồn cung trên thị trường cũng dồi dào hơn.
Tóm lại cung là gì?
Cung là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Có 5 yếu tố chính tác động lớn nhất đến nguồn cung đó là giá cả thị trường, chi phí đầu vào, công nghệ sản xuất, kì vọng doanh nghiệp và chính sách của chính phủ.
Cung là một phần của quy luật cung cầu, để hiểu rõ hơn về quy luật này bạn có thể xem lại bài viết: Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu và giá cả thị trường, tiền tệ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!