Mang thai tuần thứ 6 cơ thể mẹ sẽ thay đổi như thế nào?
Những cảm giác khó chịu của thai kỳ sẽ xuất hiện nhiều hơn trong tuần này. Mẹ hẳn sẽ cảm thấy rất uể oải khi cơ thể đang phải điều tiết cho phù hợp với các nhu cầu của thai kỳ tuần thứ 6.
Ngực trở nên đau và nhạy cảm hơn và chứng ốm nghén còn ập đến khiến mẹ mệt mỏi hơn. Ốm nghén có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào và có thể kéo dài cả ngày, do đó đừng ngạc nhiên nếu dạ dày của mẹ luôn trở nên nôn nao vào buổi trưa.
Buồn nôn không phải là điều duy nhất khiến mẹ phải vào nhà vệ sinh nhiều lần trong ngày. Hiện tượng đi tiểu nhiều khi mang thai hay són tiểu cũng sẽ khiến mẹ cảm thấy khá khổ sở. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thận của mẹ phải làm việc vất vả hơn để đưa chất thải ra khỏi cơ thể.
Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi mẹ cần lưu ý
Dấu hiệu sảy thai 6 tuần thường là đau xương chậu khi mang thai, đau bụng dưới, ra máu âm đạo hoặc các dấu hiệu mang thai dần biến mất.
Đau bụng dưới có thể xuất hiện vào giai đoạn đầu và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu lượng máu chảy ra nhiều. Lượng máu có thể ra ồ ạt (sảy thai hoàn toàn) hoặc ra từng ít một (sảy thai không hoàn toàn).
Mang thai 6 tuần bị ra máu cũng khiến nhiều mẹ bầu hoang mang. Nếu lượng máu chỉ ra ít thì có thể là do nội mạc tử cung chưa thích nghi với phôi thai nên có sự co bóp nhẹ. Còn nếu máu ra nhiều, ồ ạt, đi kèm với đó là đau bụng dữ dội thì mẹ cần đi khám vì rất có thể là dấu hiệu sảy thai.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 6 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nguy cơ sảy thai còn khá cao. Do đó, bạn nên thận trọng và hỏi kỹ ý kiến bác sĩ khi uống thuốc, thức uống có cồn và hút thuốc bởi chúng có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.
Ở tuần thai này, cảm giác vui mừng khi biết mình đang mang thai có thể sẽ sớm tan biến và thay vào đó là cảm giác lo sợ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ làm điều gì đó gây tổn hại cho bé trước khi mẹ biết mình đang mang thai? Phải làm sao đây nếu mẹ đã lỡ dùng aspirin để trị đau đầu hay đã uống ly rượu trong bữa ăn tối? Làm gì đây nếu mẹ đang bị cúm? Nếu mẹ đang lo lắng, hãy chia sẻ chúng với bác sĩ ngay để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Các xét nghiệm thường làm trong lần khám thai lần đầu tiên bao gồm xét nghiệm máu để xác định nhóm máu của mẹ (A, B, AB hoặc 0) và yếu tố Rh (Rh dương hoặc Rh âm). Đồng thời, xác định xem mẹ vẫn còn có khả năng miễn dịch với một số bệnh từ những lần tiêm chủng trước đó, chẳng hạn như bệnh Rubella hoặc viêm gan siêu vi B hay không.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 6
1. Stress
Nhiều người hẳn sẽ thắc mắc rằng stress có thể là nguyên nhân gây sẩy thai không? Trong thực tế, stress từ lâu đã bị nghi ngờ là một nguyên nhân gây ra sẩy thai sớm, nhưng có rất ít bằng chứng để chứng minh cho lý thuyết này.
Ước tính có khoảng 10-20% phụ nữ mang thai bị sẩy thai. Thông thường, nguyên nhân gây sẩy thai sớm là do bất thường trong nhiễm sắc thể hoặc một số vấn đề trong các giai đoạn phát triển của phôi thai nhi. Những nguyên nhân khác gây sẩy thai sớm có thể bao gồm:
- Bất thường trong nhiễm sắc thể ở một trong hai bố mẹ
- Rối loạn đông máu
- Tử cung hoặc cổ tử cung bất thường
- Mất cân bằng hormone
- Phản ứng miễn dịch phá vỡ quá trình cấy ghép phôi thai.
Nếu mẹ lo ngại mình có thể sẩy thai, hãy tập trung chăm sóc thật tốt bản thân và thai nhi ở tuần 6 và tránh xa các nguy cơ dẫn đến sẩy thai, chẳng hạn như hút thuốc và uống rượu.
2. Lạm dụng vitamin
Ngay cả khi phụ nữ mang thai cần nhiều các chất dinh dưỡng thì mẹ cũng đừng lạm dụng các loại vitamin bởi nhiều không có nghĩa là tốt. Trong một số trường hợp, vitamin thậm chí có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
3. Bầu 6 tuần nên ăn gì?
Rất nhiều người cho rằng mang thai là phải ăn cho 2 người bởi mẹ phải ăn luôn phần của bé. Tuy nhiên, điều này không cần thiết bởi thai nhi không hấp thụ dưỡng chất từ mẹ theo nguyên tắc này.
Nếu bạn là một người có thể trọng trung bình và khỏe mạnh, lượng calo khuyến nghị thì khi mang thai 6 tuần, mỗi ngày, bạn chỉ cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2000 calo.
Trong thực đơn của mẹ cũng cần có đa dạng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như thịt nạc, cá, trứng, các loại rau củ, trái cây… Đặc biệt, cần chú ý các thực phẩm giàu axit folic, sắt, vitamin D và canxi như các loại rau có màu xanh đậm, sữa chua, các loại hạt, thịt bò, sữa và các thực phẩm từ sữa….
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý uống nhiều nước và tránh các thực phẩm cay, nóng, thực phẩm chưa nấu chín, sữa chưa tiệt trùng…
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!