Can và could đều được dịch ra nghĩa tiếng Việt là ‘có thể’. Nhiều người vẫn luôn cho rằng đây chỉ là những từ căn bản, không khó khăn nhưng thực tế khi sử dụng, ghép vào các mẫu câu thì vẫn lúng túng. Mỗi một từ lại có nhiệm vụ riêng của mình và cách dùng phân biệt không giống nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều đó.
1. Phân biệt can và could
Can và Could là gì? Can và could là hai trong những động từ khuyết thiếu thường gặp trong tiếng Anh thực tiễn. Nghĩa cơ bản của chúng đều là “có thể”. Rất nhiều người nghĩ rằng can là thì hiện tại, còn could đơn giản là thì quá khứ của can. Thế nhưng sự thật không hẳn là như vậy mà chúng ta nên học một bài riêng để phân biệt can và could. Về cấu trúc thì không có gì đáng bàn, cách dùng can could may might đều là S + động từ khiếm khuyết + V nguyên thể.
Xét về chức năng sử dụng từ can và could vừa có điểm chung lại vừa có sự khác biệt. Cụ thể cả 2 động từ khuyết thiếu này đều dùng để chỉ khả năng xảy ra sự việc (possibility) và thể hiện sự xin phép (permission), yêu cầu hoặc đề nghị ai đó làm gì (request). Tuy nhiên sắc thái biểu đạt và mức độ của 2 từ này lại khác nhau.
Cụ thể, với chức năng dự đoán khả năng xảy ra sự việc, can dùng để miêu tả sự thật hiển nhiên, tất yếu, với độ tin tưởng và chắc chắn cao. Khi dùng could chỉ là dự đoán tin tưởng bởi người nói, không chắc chắn về sự vật.
Thứ hai, khi hỏi xin phép làm gì đó, nếu dùng could thì mức độ trang trọng sẽ cao hơn can. Còn khi muốn yêu cầu ai đó làm gì, bạn đều có thể dùng can hoặc could, nhưng could thường được sử dụng nhiều hơn trong trường hợp này bởi sắc thái nghĩa lịch sử hơn so với can. Nhìn chung 2 từ can và could đều mang những sắc thái nghĩa riêng, nên lưu ý sử dụng đúng mục đích và ngữ cảnh để thể hiện sự trang trọng với người giao tiếp đối diện, tránh lạm dụng sắc thái nghĩa có mạnh.
1.1. Nói về khả năng làm được một việc gì đó của chủ ngữ
→ dùng CAN cho ngữ cảnh ở hiện tại, COULD cho ngữ cảnh ở quá khứ. Ở trong cách dùng này, could có thể được dùng như thì quá khứ đơn cơ bản của động từ can.
Ví dụ: I can speak Japanese.
I could speak Japanese when I was 7. Can you swim? Fish can’t climb trees. My bike can run very fast. She said he could help me
1.2. Nói về khả năng xảy ra của một việc
→ chỉ dùng COULD, không dùng CAN. Theo cách dùng này, could chính là mang ý nghĩa phỏng đoán một sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai – cách dùng mà can không có. Bên cạnh 2 động từ khuyết thiếu chỉ khả năng là can và could, bạn cũng có thể sử dụng từ might. Cách dùng might cũng tương tự như 2 từ trên nhưng mức độ dự đoán khả năng xảy ra yếu hơn rất nhiều, yếu hơn cả “may”.
Ví dụ:
It could snow tomorrow. (Sai: It can snow tomorrow.)
“Where’s Megan?” “I don’t know. She could be with Dan.”
1.3. Nói về khả năng mà hoàn cảnh cho phép
→ dùng CAN nếu bạn khá chắc chắn rằng sẽ có, dùng COULD nếu không chắc chắn lắm, không chắc chắn bằng. Đây là một cách dùng tạo nên sự khác biệt của can và could mà không phải ai cũng biết. Lưu ý rằng khả năng của hoàn cảnh ở đây tức là điều kiện khách quan bên ngoài cho phép, khác với khả năng chủ quan của chúng ta như cách dùng số 1.
Ví dụ:
We can go to the mountains this weekend.
→ Khi dùng ‘can’, người nói dường như đã lên kế hoạch cho chuyến đi.
We could go to the beach this weekend. Or if you like, we could go to the mountains.
→ Khi dùng ‘could’, người nói chỉ đưa ra giả thiết, ví dụ như một lời gợi ý.
1.4. Yêu cầu, nhờ vả ai đó làm việc gì một cách lịch sự
→ dùng CAN YOU hoặc COULD YOU đều được (cách dùng COULD YOU lịch sự hơn một chút, nhưng cơ bản thì cũng như CAN YOU)
Ví dụ:
Can you help me, please?
Could you do me a favor, please?
1.5. Xin phép ai đó cho mình làm việc gì có liên quan đến họ
→ dùng CAN I hoặc COULD I. Can và could trong câu hỏi xin phép đều mang ý nghĩa sắc thái hỏi lịch sự nhưng could có phần nghiêm trang hơn một chút.
Ví dụ:
Can/Could I ask you about this matter?
Can/Could I have some more coffee?
Trong câu trả lời cho câu hỏi xin phép, chúng ta luôn luôn dùng ‘can’.
Ví dụ:
Can/Could I ask you something? -Yes, of course you can.
Với mẫu Can I/Could I, chúng ta cũng có thể nói để đề nghị làm gì cho người khác
Ví dụ:
Can/Could I help you?
2. Cách dùng be able to
Be able to là cụm từ chỉ khả năng chủ quan, có thể thay thế can và could trong cách dùng số 1. Điểm khác biệt là nó có thể được dùng ở cả 3 ngữ cảnh hiện tại, quá khứ và tương lai và chúng ta có thể chia động từ ở bất kỳ thì nào.
Ví dụ:
I am able to work under pressure.
I will be able to help you soon.
3. Bài tập can, could, be able to
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa các từ kể trên, chúng ta không có cách nào khác là phải làm thật nhiều bài tập can could be able to cũng như cọ sát với tình huống thực tế. Hãy cùng English Town luyện tập với các bài tập điền dạng đúng của từ sau đây nhé:
- Maybe the Parkers………… a new villa next year. (can/ to build)
- If you try hard, you………… your test. (can/ to pass)
- When I was seven, I…………. (not/ can/ to swim)
- William…………the piano after four months. (can/ to play)
- I…………to her on the phone for three month. (not/ can/ to speak)
- Selena…………her homework when her desk is in such a mess. (not/ can/ to do)
- The car fell into the river. The passenger….. get it out but the driver was dead.
- I knew the city well so I …. advise him where to go.
- Despite the arrival of the rain, they……. finish the tennis match.
- After her car crashes he was so confused that she …. tell the police who she was or where she was going.
- You haven’t …. concentrate recently at work.
Đáp án:
- will be able to build
- can pass
- could not swim
- could play
- could not speak
- will not be able to do
- was able to
- could
- were able to
- couldn’t
- been able to
Phía trên chỉ là các bài tập, còn nếu bạn muốn thực hành sử dụng can và could cũng như mọi mẫu câu tiếng Anh khác, hãy đến với môi trường 100% tiếng Anh của English Town. Bạn không chỉ được học những kiến thức ngữ pháp chuẩn chỉnh mà còn được tham gia khóa học giao tiếp ứng dụng hiệu quả kiến thức đã học. Tại đây, tất cả mọi người đều phải nói tiếng Anh một cách chủ động và tự nhiên. Cùng với các lớp học tiếng Anh thú vị, năng động và đội ngũ giáo viên nhiệt tình, việc chinh phục tiếng Anh chưa bao giờ nhẹ nhàng hơn thế!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!