CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO | Xe Hoàng Gia

Trong quá trình sử dụng xe đạp, việc nắm bắt các bộ phận cấu thành xe đạp rất quan trọng. Bạn có thể nhận biết các lỗi của xe thông qua kiểm tra các bộ phận trên xe, từ đó có phương pháp sửa chữa phù hợp. Ở Bài viết này, Xe Hoàng Gia sẽ giới thiệu các bộ phận cấu thành nên xe đạp, cũng như một số lưu ý khi bảo dưỡng và sửa chữa cấc bộ phận đó.

các bộ phận cấu thành nên xe đạp
Hiểu về các bộ phận của xe đạp để sửa chữa và bảo dưỡng đúng cách

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO

Một chiếc xe đạp thể thao được cấu tạo bởi:

  • Khung sườn xe (frame).
  • Cụm bánh xe: bao gồm lốp xe (tire), vành xe (spoke), căm xe (rim).
  • Cụm yên xe: gồm yên xe (saddle), cọc yên (saddle post).
  • Bàn đạp (pedal).
  • Cụm tay lái: bao gồm ghi đông (handlebar), pô tăng (stem).
  • Bộ chuyển động (groupset): bao gồm các bộ phận còn lại.
các bộ phận cấu thành nên xe đạp
Cấu tạo của một chiếc xe đạp thể thao

KHUNG SƯỜN XE

Có thể nói khung sườn xe chính là bộ mặt của chiếc xe đạp. Khung sườn được thiết kế đẹp, màu sắc bắt mắt sẽ thu hút sự chú ý của mọi người. Khung sườn cũng là một trong hai chi tiết cần chú ý bậc nhất khi lựa chọn xe đạp. Đối với xe đpạ thể thao, khung sườn có thiết kế với hai hình tam giác liền kề nhau. Chức năng của nó là liên kết các bộ phận khác của chiếc xe, tạo nên một chiếc xe hoàn chỉnh. Tuỳ vào giá thành xe, khung xe được cấu thành bởi nhiều chất liệu khác nhau. Từ loại giá rẻ như thép, đến loại cao cấp là khung sợi carbon siêu nhẹ. Một bộ khung xe cơ bản gồm những bộ phận sau:

  • Cụm tam giác phụ: gồm Seat Stays (đỡ yên sau), Chain Stay (cố định xích), Seat Tube (trụ đỡ cọc yên). Ba bộ phận này kết hợp lại tạo thành cụm cố định cho phần bánh sau của xe.
  • Cụm tam giác chính: gồm Top Tube (thanh đỡ ngang), Seat Tube (trụ đỡ cọc yên), Down tube (thanh đỡ dưới). Ba bộ phận này giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể người dùng. Đồng thời tạo liên kết với hai cụm bánh trước sau của xe.
  • Cụm đầu xe: gồm Head Tube (thanh đỡ cụm tay lái), Fork (phuộc xe). Cụm này liên kết với cụm tam giác chính để liên kết với bánh trước và tay lái. Ở một số loại xe địa hình (MTB), phuộc xe còn có chức năng giảm xóc, giúp di chuyển dễ dàng trên những con đường khó đi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phuộc xe đạp tại đây.
các bộ phận cấu thành nên xe đạp
Các bộ phận của khung sườn xe

Khung sườn xe đạp thể thao có mấy loại? Xem thêm tại đây.

CỤM BÁNH XE

Cụm bánh xe gồm các bộ phận sau:

  • Vành xe.
  • Lốp xe.
  • Căm xe.

LỐP XE

Lốp xe là phần bao bọc ngoài cùng của bánh xe. Lốp xe được cấu tạo từ cao su thiên nhiên, có khả năng đàn hồi tốt. Trên lốp xe có nhiều đường vân, giúp xe chống trơn trượt khi đi trên đường. Mỗi loại xe đạp sẽ sử dụng một loại lốp xe riêng, có chi tiết cấu tạo riêng biệt. Bao gồm:

Lốp xe đạp địa hình (MTB): là loại lốp có diện tích tiếp xúc mặt đường lớn. Lốp có nhiều gai trên thân vỏ, giúp bám đường tối đa. Kích thước đường kính lốp xe MTB thông thường là 26 inch và 27.5 inch.

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO
Mẫu lốp xe Maxxis dành cho xe MTB

Lốp xe đạp đường phố (Touring bike – Citybike): là loại lốp có diện tích tiếp xúc mặt đường nhỏ hơn lốp xe MTB. Lốp không có gai trên bề mặt, nhưng có có nhiều đường rãnh sâu, chống trơn trượt cho xe. Kích thước đường kính lốp xe touring thông thường là 700x28C, 700x32C, 700x35C.

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO
Mẫu lốp xe SCHWALBE dùng cho xe đạp touring

Lốp xe đạp đua (Roadbike): là loại lốp có diện tích tiếp xúc với mặt đường nhỏ nhất trong 3 loại lốp xe. Lốp vân có các rãnh trên bề mặt, nhưng tần suất không nhiều. Chính vì vậy nên các xe roadbike thường có tốc độ cao hơn so với các dòng xe còn lại. Kích thước đường kính lốp xe roadbike thông thường là 700x23C.

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO
Mẫu lốp xe MICHELIN dành cho xe roadbike

Ngoài ra, còn có một số mẫu lốp xe dành cho xe đạp trẻ em. Lốp xe trẻ em được thiết kế giống như lốp xe MTB, nhưng kích thước nhỏ hơn. Kích thước của lốp xe trẻ em dao động từ 12 inch đến 24 inch.

Xem thêm các kích thước bánh xe đạp thể thao thông dụng tại đây.

VÀNH XE VÀ CĂM XE

Vành xe Căm xe là những bộ phận giúp tạo hình và cố định lốp xe để tạo nên một chiếc bánh xe hoàn chỉnh. Vành xe giíp tạo hình bánh xe, còn căm xe giúp cố định và liên kết bánh xe với khung xe. Căm xe đa phần được làm bằng thép. Trong khi đó, mỗi loại xe thuộc phân khúc khác nhau thì sẽ có vành xe sử dụng chất liệu khác nhau. Đối với các mẫu xe giá rẻ và tầm trung, vành xe được làm bằng hợp kim nhôm. Còn với các mẫu xe cao cấp thì vành xe được làm từ sợi carbon siêu nhẹ.

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO
Mẫu vành xe carbon của CAMPAGNOLO
CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO
Mẫu vành xe hợp kim nhôm của RETROSPEC

CỤM YÊN XE

Cụm yên xe bao gồm các bộ phận sau:

  • Yên xe.
  • Cọc yên.

YÊN XE

Yên xe là bộ phận để người dùng ngồi lên khi điều khiên xe. Về cơ bản, yên xe chủ yếu làm bằng da PU thể thao, chống bám bẩn. Một số xe đạp cao cấp có yên xe làm bằng da thật, tạo nên dáng vẻ sang trọng của xe. Yên xe càng êm thì người dùng càng thoải mái khi di chuyển. Vì vậy, yên xe có riêng một phụ kiện bọc yên, tăng sự êm ái cho người ngồi.

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO
Mẫu yên xe của TWITTER
CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO
Mẫu phụ kiện bọc yên xe cao cấp

CỌC YÊN

Cọc yên là bộ phận đỡ cho yên xe, vừa là bộ phận giúp tăng giảm chiều cao của yên xe. Cọc yên xe đạp đa phần được làm bằng hợp kim nhôm. Một số mẫu xe cao cấp có phần cọc yên làm bằng carbon. Người dùng có thể điều chỉnh tăng giảm chiều cao cọc yên để có chiều cao xe phù hợp với mình.

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH NÊN XE ĐẠP THỂ THAO
Mẫu cọc yên xe đạp carbon siêu nhẹ

BÀN ĐẠP

Bàn đạp (Pedal) là bộ phận chính mà người dùng truyền lực đạp. Thông qua bộ chuyển động, lực đạp của người dùng tạo nên chuyển động cho xe. Bàn đạp được làm chủ yếu bằng hợp kim nhôm, cho độ bền cao. Bàn đạp xe đạp có nhiều loại, nhưng phổ biến hiện nay là hai loại sau:

Bàn đạp phẳng: đây là dạng bàn đạp cơ bản thường thấy ở mọi loại xe đạp khi xuất xưởng. Người dùng có thể sử dụng bàn đạp này mà không cần bất kỳ yêu cầu nào. Bàn đạp này có thể sử dụng cùng rất nhiều loại giày dép khác nhau.

bàn đạp xe thường
Bàn đạp xe thường

Bàn đạp giày cá (clipless): loại bàn đạp này có hai phần. Phần một là cơ chế bàn đạp nhỏ với cơ chế khoá lẫy (lò xo). Phần hai là một miếng chêm được gắn vào giày của bạn, gọi là “cá”. Điều kiện sử dụng bàn đạp này là người dùng phải có mội đôi giày đạp xe chuyên dụng, có khả năng gắn “cá”, và cũng phải phù hợp với loại bàn đạp được sử dụng. Vì vậy nên chi phí để sử dụng loại bàn đạp này khá tốn kém. Ưu điểm của loại bàn đạp này là giúp xe và người dùng trở thành một thể hợp nhất, lực đạp và tốc độ nhanh, ổn định. Loại bàn đạp này đuọc rất nhiều người dùng xe đạp thể thao ưa chuộng.

bàn đpạ giày cá
Bàn đạp giày cá

CỤM TAY LÁI

Cụm tay lái gồm các bộ phận sau:

GHI ĐÔNG

Ghi đông là bộ phận điều hướng của xe, được sử dụng để điều khiển bánh xe trước giúp xe di chuyển đúng hướng. Ghi đông còn là nơi dùng để lắp cần phanh (thắng xe), cần sang số hay chuông xe đạp. Ngoài ra, người dùng còn có thể treo một số phụ kiện như đèn pin, đồng hồ …. lên ghi đông trong quá trình di chuyển. Ghi đông có nhiều kiểu dáng, cũng như nhiều chất liệu khác nhau, tuỳ thuộc vào giá thành của chiếc xe.

ghi đông xe đạp
Mẫu ghi đông xe đạp bằng carbon

Pô tăng là bộ phận kết nối giữa ghi đông và khung xe. Pô tăng có độ dài phù hợp sẽ giúp người dùng điều khiển xe cảm thấy thoải mái và có sự cân bằng tốt. Giống như ghi đông, pô tăng cũng được làm từ nhiều loại chất liệu tuỳ vào giá thành của xe đạp.

pô tăng xe đạp
Mẫu po tăng xe đạp

BỘ CHUYỂN ĐỘNG (HAY BỘ TRUYỀN ĐỘNG)

Bộ chuyển động (groupset) cũng là một bộ phận chính của xe đạp, cùng với khung sườn xe. Bộ chuyển động gồm nhiều bộ phận ghép lại với nhau. Tuy nhiên tuỳ loại mà số lượng bộ phận của mõi bộ lại khác nhau. Một bộ groupset tiêu chuẩn bao gồm các bộ phận sau:

  • Xích xe.
  • Bộ phanh trước/sau.
  • Đùi đĩa.
  • Chuyển líp.
  • Chuyển đĩa.
  • Tay đề số.
  • Trục giữa.

Đẻ tìm hiểu thêm về bộ phận này, mời bạn tham khảo: những điều cần biết về bộ chuyển động

sram x0
Một bộ groupset của thương hiệu SRAM

Tuỳ vào giá thành chiếc xe mà bộ groupset của mỗi xe sẽ khác nhau về chất lượng và giá tiền. Hiện nay, Shimano và SRAM đang là 2 thương hiệu về groupset nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.

Xem thêm: Giới thiệu về groupset Shimano.

Xem thêm: Giới thiệu về groupset SRAM

MỘT SỐ LƯU Ý KHI BẢO DƯỠNG XE ĐẠP

VỚI HỆ THỐNG CHUYỂN ĐỘNG

Nếu bộ xích và líp xe đạp của bạn thường xuyên di chuyển trên địa hình bằng phẳng, thì tầm khoảng 4000 km thì nên thay sên 1 lần. Sau khi đã thay 3 lần sên thì nên thay líp 1 lần. Khi xe đạp di chuyển dưới mưa, bạn nên vệ sinh toàn bộ đĩa và líp để đảm bảo bộ truyền động luôn khô ráo và loại bỏ được hết bùn đất.

giant atx 860 - đùi đĩa
Nên bảo dưỡng bộ chuyển động định kỳ

VỚI LỐP XE

Thông thường, mỗi lần xe bạn đi được quãng đường từ 5000 – 7000 km, thì nên thay lốp 1 lần. Tuy nhiên, mỗi lốp xe sẽ tùy vào quãng đường đi được và cách bạn đi như thế nào. Mỗi lần thay lốp, bạn nên lựa chọn những thương hiệu lốp xe uy tín để đảm bảo lốp xe của bạn luôn bền bỉ và đi được thời gian dài.

twitter thunder plus - lốp xe
Thay lốp xe định kỳ để đảm bảo an toàn

VỚI HỆ THỐNG PHANH XE

Bạn nên bảo dưỡng phanh xe đạp thường xuyên để đảm bảo an toàn trong mỗi chuyến đi. Khi bạn thường xuyên di chuyển trên địa hình dốc và trong điều kiện thời tiết có mưa nhiều thì khoảng 3 tháng nên thay 1 lần. Đối với những đoạn đường bằng phẳng, không sử dụng phanh nhiều thì 3 năm thay 1 lần.

giant atx 860 - ghi đông
Phanh xe cũng là một bộ phận cần lưu ý bảo dưỡng

MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC

GIỮ CHO XE LUÔN KHÔ RÁO

Việc giữ cho chiếc xe đạp luôn sạch sẽ và khô ráo, sẽ làm tăng tuổi thọ sản phẩm. Vì thế, bạn nên rửa nước và lau khô xe đạp sau khi đi mưa hoặc nếu điều kiện thời tiết khô ráo thì cứ khoảng 1 tuần/lần vệ sinh xe đạp để loại bỏ những vết bẩn cứng đầu bám ở những góc xe.

giant atx 860 - xanh đen
Luôn giữ xe khô ráo trong nhà

LUÔN NHỚ KIỂM TRA HỆ THỐNG PHANH – LỐP XE

Đây là 2 bộ phận hay gặp sự cố nhất trong khi sử dụng. Vì vậy trước khi sử dụng xe, bạn nên kiểm tra phần tay phanh cũng như dây phanh, xem có đủ độ an toàn cho xe không. Đồng thời điều chỉnh hơi của bánh xe cho phù hợp. Không nên bơm bánh qua căng hoặc quá non. Bơm bánh căng có thể dẫn tới tình trạng nổ lố xe, trong khi bơm bánh quá non khiến ảnh hưởng tới vành xe, khiến cho xe không thể đạt tốc độ tối đa.

BẢO TRÌ XÍCH LÍP THƯỜNG XUYÊN

Bạn nên thường xuyên tra dầu cho xích líp của xe. Việc này giúp cho xe vận hành êm ái, tránh được những tiếng kêu lạ, làm giảm tuổi thọ của xe.

giant liv alight 1 - groupset
Lưu ý tra dầu cho xích líp xe

LƯU Ý CÁC VẾT TRẦY XƯỚC CỦA XE

Các vết trầy của xe có thể sẽ gây ra rỉ sét cho khung xe, làm giảm tuổi thọ của xe. Do vậy, khi phát hiện xe có vết xước, bạn nên chủ động xử lý sớm để tránh những hậu quả về sau.

bảo dưỡng xe đạp
Lưu ý những vết trầy xước trên xe để xử lý cho phù hợp

LỰA CHỌN CƠ SỞ BẢO DƯỠNG XE UY TÍN

Bạn nên chọn những địa chỉ uy tín để bảo dưỡng xe đạp, thời gian khoảng 6 tháng – 12 tháng/lần tùy theo tần suất sử dụng xe đạp của bạn. Những nơi này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những bộ phận bị hỏng và kiểm tra kĩ tình trạng xe đạp hiện tại bởi những người thợ có kỹ thuật lành nghề.

Xe Hoàng Gia là đơn vị bảo dưỡng xe đạp uy tín. Tại đây bạn sẽ được các kỹ thuật viên lành nghề giúp chẩn đoán lỗi xe, đưa ra những giải pháp phù hợp với chi phí hợp lý nhất. Đặc biệt khi mua xe đạp tại Xe Hoàng Gia, bạn không phải lo chuyện bảo dưỡng vì chúng tôi hỗ trợ bảo trì trọn đời cho bạn.

xe hoàng gia

TẠM KẾT

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu thêm về các bộ phận cấu thành nên xe đạp thể thao, cũng như một số lưu ý về việc bảo dưỡng xe đạp. Chúc bạn sớm chọn được một chiếc xe đạp phù hợp với bản thân. Nếu bạn còn phân vân, hãy liên hệ Xe Hoàng Gia. Chúng toi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn !

Xem thêm các sản phẩm xe đạp của Xe Hoàng Gia tại: https://xehoanggia.com/