Niềm vui có lẽ sẽ nhân lên gấp bội khi bạn biết mình mang đa thai, nhưng kèm theo đó là những rủi ro bạn phải đối mặt trong hành trình sắp tới. Hãy tìm hiểu kỹ về những biến chứng có thể gặp phải để có một thai kỳ khỏe mạnh và an yên.
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, hàng năm, hơn 10 triệu trẻ sơ sinh tử vong trước sinh nhật lần thứ 5 và thậm chí 8 triệu trẻ tử vong trong năm đầu đời.
Trong số các bệnh lý sản khoa làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh, song thai, đa thai là một yếu tố được nhận thấy rõ nhất. Theo đó, mang thai đôi có liên quan đến một số tai biến sản khoa, một số tai biến trong số đó để lại hậu quả chu sinh nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trường hợp sinh đôi thứ hai. Tỷ lệ tử vong chu sinh có thể cao hơn đến 6 lần ở song thai so với thai đơn, phần lớn là do tỷ lệ sinh non cao hơn và hạn chế tăng trưởng của thai nhi gặp ở song thai, đa thai. Sinh non và cân nặng sơ sinh cũng là những yếu tố quyết định đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nguy cơ tử vong mẹ ở các trường hợp mang song thai cao hơn xấp xỉ 2,5 lần so với thai đơn.
Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ đa thai đã tăng lên đáng kể do ngày càng có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến phương pháp hỗ trợ sinh sản. Bên cạnh niềm hạnh phúc nhân đôi vì mang đa thai, cả mẹ và bé sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Mẹ cần hiểu rõ các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và biến chứng của đa thai để phối hợp với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Đa thai là gì và xảy ra khi nào?
Trong một thai kỳ có hai hay nhiều thai nhi cùng lớn lên trong tử cung mẹ được gọi là đa thai. Có 2 trường hợp đa thai: Đa thai cùng trứng và khác trứng.
- Đa thai cùng trứng: Là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh, trong quá trình phân chia tách làm 2 phôi hoặc nhiều phôi giống hệt nhau, từ đó phát triển thành các em bé giống hệt nhau.
- Đa thai khác trứng: Là hiện tượng 2 hoặc nhiều hơn 2 trứng cùng rụng một lúc và thụ tinh với 2 hoặc nhiều hơn 2 tinh trùng và phát triển thành những em bé khác nhau về hình dáng, màu da.
Nguyên nhân dẫn đến đa thai
Theo ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, các yếu tố làm tăng khả năng mang đa thai của người mẹ gồm:
Di truyền
Nếu bạn có mẹ hoặc chị/em gái từng mang đa thai, khả năng mang đa thai của bạn cũng tăng lên đáng kể.
Tuổi tác
So với những thai phụ tuổi dưới 35, phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng mang đa thai cao hơn.
Tiền sử mang đa thai
Nếu trước đây từng mang đa thai, bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho lần mang thai này, vì rất có thể bạn sẽ tiếp tục mang đa thai một lần nữa.
Thuốc kích thích rụng trứng
Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kích thích rụng trứng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thưa hoặc không đều. Hormone kích thích nang trứng (FSH) và Clomiphene citrate được bác sĩ kê toa để tăng cường sản xuất trứng. Các loại thuốc này có tác dụng phụ là kích thích nhiều trứng rụng cùng lúc và nếu tất cả đều được thụ tinh sẽ dẫn đến hiện tượng đa thai.
Sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản
Khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như lọc rửa và bơm tinh trùng (IUI), các thuốc kích trứng và gây rụng trứng thường khiến cho nhiều trứng được giải phóng trong 1 chu kỳ, từ đó tăng nguy cơ sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn.
Bên cạnh đó, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng làm tăng khả năng đa thai nếu có nhiều phôi được chuyển vào tử cung. Các phôi sau chuyển cũng có khả năng tự phân tách để tạo thành những phôi giống hệt nhau, dẫn tới đa thai.
Theo thống kê, tỷ lệ đa thai trong thụ tinh ống nghiệm là 25%, cao gấp 20 lần so với đa thai tự nhiên, mà nguyên nhân chính là do chuyển nhiều phôi để tăng tỷ lệ thành công.
PGS.TS.BS Lê Hoàng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) chia sẻ: “Việc chuyển cùng lúc nhiều phôi trong thụ tinh ống nghiệm giúp nâng cao tỷ lệ thành công. Tuy nhiên, điều này làm tăng tỷ lệ đa thai kèm theo những rủi ro cho mẹ và bé. Tại IVFTA, chúng tôi ứng dụng nhiều kỹ thuật mới nâng cao chất lượng phôi và làm tổ của phôi giúp tăng tỷ lệ đậu thai mà không cần chuyển nhiều phôi, từ đó hạn chế tỷ lệ đa thai để bà mẹ và thai nhi có một thai kỳ nhẹ nhàng, khỏe mạnh và các gia đình có điều kiện chăm sóc bé tốt nhất.”
Xem thêm: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Nơi gieo mầm hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Các triệu chứng thường gặp
Siêu âm là cách duy nhất để biết chính xác mẹ đang mang đa thai hay một thai. Tuy nhiên, ngoài nhận biết bằng siêu âm, mẹ có thể biết mình mang đa thai hay không bằng cách để ý những dấu hiệu sau:
Ốm nghén nặng
Thống kê cho thấy thai phụ mang đa thai thường bị ốm nghén nhiều hơn so với những người mang thai đơn. Ngoài ra, các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, chán ăn, chóng mặt… còn xuất hiện khá sớm, trước khi thai phụ phát hiện mình có thai.
Mức Beta-hCG tăng nhanh
Beta-hCG là một loại hormone xuất hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ mang thai khoảng 10 ngày sau khi thụ thai. Chỉ số này thường tăng gấp đôi cứ sau 2 – 3 ngày, đạt cực đại vào tuần thứ 8 – 11 của thai kỳ. Que thử thai hiển thị “2 vạch” nếu trong nước tiểu có hormone Beta-hCG. Tuy nhiên để có kết quả chính xác, que thường chỉ được sử dụng sau khi người phụ nữ phát hiện mình trễ kinh.
Nhưng với thai phụ mang đa thai, nồng độ Beta-hCG sẽ tăng nhanh chỉ vài ngày sau khi thụ thai. Đó là lý do nếu bạn sử dụng que thử thai thông thường (không phải loại siêu nhạy cảm) và có kết quả dương tính dù chưa trễ kinh, rất có khả năng đây là một thai kỳ đa thai.
Mệt mỏi
Những mẹ bầu đa thai thường có cảm giác mệt mỏi, thậm chí gần như kiệt sức. Nguyên nhân là cơ thể người mẹ phải làm việc cật lực hơn để nuôi dưỡng nhiều hơn một em bé, dẫn tới quá tải.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cảm thấy tim hoạt động nhiều hơn, đập nhanh và mạnh hơn vì phải bơm một lượng máu lớn hơn để cung cấp cho tử cung để nuôi dưỡng nhiều thai nhi.
Kích thước tử cung lớn
Trong suốt thai kỳ, bác sĩ sẽ đo chiều cao tử cung của bạn (từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung) như một cách ước tính tuổi thai cũng như sự phát triển của em bé. Mang đa thai có thể khiến tử cung của mẹ cao và rộng hơn so với thai đơn.
Tăng cân nhiều
Các bà mẹ mang song thai sẽ tăng nhiều hơn mẹ đơn thai từ 5 – 7kg. Con số này ở thai phụ mang từ 3 thai trở lên là 8 – 12kg hoặc hơn.
Biến chứng thường gặp của song thai
Mẹ bầu song thai có nguy cơ gặp phải những rủi ro sức khỏe cho cả mẹ và bé, cụ thể:
Sinh non
Biến chứng hay gặp nhất là sinh non. Hơn một nửa phụ nữ mang song thai, tam thai và nhiều thai trong một thai kỳ gặp tình trạng sinh non. Những em bé sinh trước 37 tuần sẽ tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn, bao gồm vấn đề về hô hấp, ăn uống và thị giác. Những vấn đề khác, chẳng hạn như học tập và khuyết tật hành vi, có thể xuất hiện muộn hơn, ở thời thơ ấu hoặc thậm chí tuổi trưởng thành.
Trong khi đó, những em bé sinh non trước 32 tuần sẽ tăng nguy cơ tử vong hoặc gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dù được hưởng sự chăm sóc tốt nhất. Thậm chí, có nhiều em bé sinh non do đa thai cần được chăm sóc y tế suốt đời.
Sảy thai
Hiện tượng sảy thai sớm trong tam ca nguyệt thứ nhất rất thường thấy ở các thai phụ mang đa thai. Ở các tam cá nguyệt tiếp theo, nguy cơ sảy thai vẫn tiềm ẩn nếu mẹ không được theo dõi đúng cách và có biện pháp xử trí kịp thời.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là hiện tượng rối loạn huyết áp, xảy ra sau tuần thai thứ 20 hoặc sau khi sinh con. Tình trạng này có xu hướng xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn trong thai kỳ đa thai.
Tiền sản giật là nguyên nhân khiến nhiều cơ quan trong cơ thể người mẹ bị tổn thương. Trong đó, phổ biến nhất là thận, gan, não và mắt. Tiền sản giật nặng còn có thể gây co giật cơ, gọi là sản giật. Khi sản giật xảy ra trong thai kỳ, em bé cần được chào đời càng sớm càng tốt, ngay cả khi chưa phát triển đầy đủ.
Đái tháo đường thai kỳ
Mẹ bầu mang đa thai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cao hơn so với các thai phụ đơn thai khác. Đây cũng là căn nguyên dẫn đến đái tháo đường sau này ở người mẹ. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, trẻ thường gặp vấn đề về hô hấp hoặc hạ đường máu sau sinh.
Trầm cảm
Đa thai làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Nếu bạn có cảm giác buồn bã, lo lắng hoặc tuyệt vọng đến mức không thể thực hiện các công việc hàng ngày, hãy thông báo cho bác sĩ ngay.
Thai nhi phát triển bất thường
Ở các thai kỳ đa thai, thai nhi phải đối mặt với nguy cơ chậm phát triển hoặc phát triển bất thường. Sự phát triển bất thường của thai nhi thường tỷ lệ thuận với số lượng túi thai trong buồng tử cung. Nếu có những dấu hiệu bất thường, mẹ cần được thăm khám ngay để được theo dõi sát sao và xử trí kịp thời.
Thai nhi có chung một bánh rau
Một vấn đề có thể xảy ra khi song thai có chung một bánh rau là hội chứng truyền máu song thai (TTTS). Trong TTTS, lưu lượng máu giữa các em bé trở nên mất cân bằng. Một em bé truyền máu cho em bé còn lại. Em bé cho bị thiếu máu trong khi em bé nhận dư máu. TTTS càng xảy ra sớm trong thai kỳ, biến chứng càng nghiêm trọng đối với một hoặc cả hai em bé.
Hiện tượng song thai có chung một bánh rau và một túi ối tuy hiếm xảy ra, nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Bên cạnh hội chứng truyền máu song thai, song thai chung một bánh rau còn gặp biến chứng liên quan đến xoắn dây rốn, tức là dây rốn của thai nhi này bị quấn vào dây rốn hoặc các bộ phận của thai nhi kia.
Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Những em bé sinh ra từ người mẹ mang đa thai tăng gấp đôi nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, bao gồm nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác, cũng như các vấn đề về đường tiêu hóa và tim.
Mẹ nên làm gì khi mang đa thai?
Khi được chẩn đoán mang đa thai, mẹ bầu hãy tuân thủ các biện pháp sau để hạn chế tối đa các biến chứng có thể gặp phải cho cả mẹ lẫn bé:
Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Khi nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tăng lên gấp đôi, gấp ba… mẹ cần cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng cho cả trẻ sơ sinh sau này. Thực đơn cho mẹ cần đa dạng, đủ cả lượng và chất, trong đó tăng cường các vi chất quan trọng như sắt, canxi, axit folic, vitamin A…
Theo dõi thai chặt chẽ
Mẹ bầu thường được khuyên đến bác sĩ thường xuyên hơn để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Việc siêu âm đúng lịch cũng giúp bác sĩ sớm phát hiện các dị tật thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những tai biến sản khoa (như tiền sản giật, hội chứng truyền máu song thai…) để có hướng can thiệp kịp thời.
Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ
Mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều, thư giãn, tránh làm việc quá sức nhằm hạn chế các nguy cơ biến chứng thai kỳ.
Khâu cổ tử cung
Để tránh tình trạng cổ tử cung mở quá sớm, bác sĩ thường chỉ định khâu cổ tử cung ở các mẹ bầu mang đa thai. Điều này giúp giữ cho thai nhi ở lâu nhất trong bụng mẹ, hạn chế nguy cơ bé gặp phải các vấn đề sức khỏe nếu chẳng may sinh non.
Uống thuốc đầy đủ
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc hỗ trợ dinh dưỡng và các kích thích tố khác để đảm bảo kỳ sinh nở diễn ra thuận lợi, an toàn.
Đồng hành cùng mẹ trong suốt giai đoạn mang thai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự hào khi có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, sẽ luôn bên cạnh quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé.
Bên cạnh đó, khoa Phụ sản của bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến như máy siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm Doppler màu cho phép tầm soát dị tật mạch máu ở tim và não của thai nhi, dàn máy siêu âm Voluson E10 thế hệ mới nhất cho hình ảnh hiển thị có độ phân giải cao trên màn hình LCD, thông báo chính xác các thông số biểu hiện sức khỏe của mẹ và bé.
Ngoài ra, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mẹ bằng cách chăm lo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, đội ngũ điều dưỡng tận tâm sẽ chăm sóc 24/7, giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Để đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
- Hotline: 1800 6858 – 024 7106 6858
- TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0287 102 6789 – 0287 300 6858
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Trên đây là các thông tin quan trọng mà mẹ bầu cần biết về hiện tượng mang đa thai là gì. Còn đợi gì mà không tham khảo thêm nhiều thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề này cùng Tâm Anh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!