Tìm hiểu Bậc của ancol là gì? Lý thuyết và bài tập

Ancol là một hợp chất vô cùng quen thuộc với chúng ta. Nó được sử dụng nhiều ở đời sống. Vậy nên việc nắm rõ và hiểu về chất này là vô cùng quan trọng. Bài viết bậc của Ancol là sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết nhất. mời các bạn học sinh có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bậc ancol là gì

Bậc của ancol được xác định là bậc của nguyên tử C để liên kết với nhóm -OH.

Ví dụ:

CH3CH2 – OH: Ancol bậc I

CH3CH(OH)CH3: Ancol bậc II

CH3C(CH3)(OH)CH3: Ancol bậc III

2. Thế nào là ancol bậc 1,2,3

a) Nhóm OH- có thể dính vào cacbon bậc 1, bậc 2, bậc 3 tạo thành ancol tương ứng bậc 1, bậc 2, bậc 3.

Lưu ý: Bậc của ancol sẽ bằng ới bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH.

Ancol bậc 1: là ancol có nhóm OH sẽ liên kết với cacbon bậc 1

Ancol bậc 2: là ancol có nhóm OH sẽ liên kết với cacbon bậc 2

Ancol bậc 3: là ancol có nhóm OH sẽ liên kết với cacbon bậc 3

Không có ancol bậc 4

Ví dụ:

word image 18546 2

word image 18546 3

b) Cách nhận biết ancol bậc 1, 2, 3

Ta có thể phân biệt được bậc của ancol bằng cách ta sẽ oxi hóa ancol trong một ống đựng CuO đun nóng sau đó sẽ nghiên cứu sản phẩm chúng tạo ra. + Nếu như sản phẩm được tạo ra là anđehit: ancol ban đầu sẽ là bậc I + Nếu như sản phẩm được tạo ra là xeton: ancol sẽ là bậc II. + Nếu ancol sẽ không bị oxi hóa: ancol sẽ là bậc III.

Phân biệt ancol bậc 1: Ta sẽ cho ancol tác dụng cùng với đun nóng CuO. CuO từ màu đen sẽ chuyển sang Cu có màu đỏ. Khi sản phẩm được tạo tác dụng với AgNO3/NH3 sẽ có kết tủa trắng.

Phân biệt ancol bậc 2: Ta sẽ cho ancol tác dụng cùng với đun nóng CuO. CuO sẽ từ màu đen sẽ chuyển sang Cu có màu đỏ. Không có phản ứng tráng gương từ sản phẩm được tạo thành.

Phân biệt ancol bậc 3: Với bậc 3 ancol không có phản ứng CuO.

3. Các tính chất của ancol

3.1 – Phân loại

a) Ancol no, đơn chức và mạch hở

Phân tử Ancol có một nhóm -OH và liên kết với gốc ankyl:

Ví dụ: CH3 – OH hay C3H7 – OH,

b) Ancol không no, đơn chức và mạch hở

Phân tử Ancol có một nhóm -OH và liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon không no.

Ví dụ: CH2 = CH – CH2 – OH, CH3 – CH = CH – CH2 – OH…

c) Ancol thơm và đơn chức

Phân tử có nhóm -OH và liên kết với nguyên tử cacbon no và sẽ thuộc mạch nhánh của vòng benzen.

Ví dụ: C6H5 – CH2 – OH đây là ancol benzylic

d) Ancol vòng no và đơn chức

Phân tử Ancol có một nhóm -OH để liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc gốc hidrocacbon có vòng no.

Ví dụ: C6H11OH đây là xiclohexanol

e) Ancol đa chức

Phân tử có từ hai hay nhiều nhóm -OH ancol.

Ví dụ: HO – CH2 – OH là ethylene glycol hay HO – CH2 – CH2OH – CH2 – OH là glixerol

3.2 – Đồng phân và danh pháp

a. Đồng phân

Các ancol no, mạch hở, đơn chức sẽ có đồng phân mạch cacbon và đồng phân ở vị trí nhóm chức -OH (trong mạch cacbon)

b. Danh pháp

a) Tên thông thường

Ancol + tên gốc ankyl + ic

b) Tên thay thế

Là tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + với số chỉ vị trí nhóm OH + ol

Số nguyên tử C Công thức cấu tạo Tên thông thường Tên thay thế 1 CH3OH Ancol metylic Metanol 2 CH3CH3OH Ancol etylic Etanol 3 CH3CH2CH2OH Ancol propylic Propan – 1- ol 4 CH3CH2CH2CH2OH Ancol butylic Butan – 1- ol 4 CH3CH2CH(OH)CH3 Ancol sec – butylic Butan – 2-ol 4 CH3CH(CH3)CH2OH Ancol isobutylic 2 – metylpropan – 1 – ol 4 (CH3)3C-OH Ancol tert – butylic 2 – metylpropan – 2 – ol

Tên của một số ancol no, đơn chức và mạch hở

3.3 – Tính chất vật lý

Ở một điều kiện thường các Ancol sẽ là các chất lỏng hoặc chất rắn. Khi phân tử khối tăng thì nhiệt độ sôi và khối lượng riêng cũng tăng theo. Tuy nhiên độ tan trong nước lại giảm đi.

Các ancol có nhiệt độ sôi sẽ cao hơn các hiđrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro

Nhiệt độ sôi: Ancol so với các chất có M tương đương thì ta có nhiệt độ sôi của: Muối > Axit > Ancol > Andehit > Hidrocacbon, ete và este… Nhiệt độ sôi sẽ phụ thuộc vào yếu tố sau:

Độ tan: Ancol có 1, 2, 3 nguyên tử C ở trong phân tử sẽ tan vô hạn trong nước.

3.4 – Tính chất hóa học

Trong phân tử ancol có liên kết C – OH, đặc biệt là liên kết O – H phân cực mạnh. Vì vậy nhóm – OH nhất là nguyên tử H sẽ dễ bị thay thế hoặc là tách ra trong các phản ứng hóa học.

a. Phản ứng đặc trưng thế H của nhóm OH ancol

Tính chất chung của ancol chính là tác dụng với kim loại kiềm:

Ví dụ:

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2

Tổng quát:

+ Với ancol đơn chức ta có:

2ROH + 2Na → 2RONa + H2↑

+ Với ancol đa chức ta có:

2R(OH)x + 2xNa → 2R(ONa)x + xH2↑

Ancol hầu như sẽ không thể phản ứng được cùng với NaOH nhưng mà natri ancolat sẽ bị phân hủy hoàn toàn.

– Tính chất đặc trưng của glixerol là hòa tan Cu(OH)2

Ví dụ:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Không chỉ glixerol mà các ancol đa chức sẽ có các nhóm – OH liền kề cũng có được tính chất này.

⇒ Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm – OH đứng cạnh nhau trong phân tử.

word image 18546 6

Thí nghiệm của Glixerol

b. Phản ứng thế nhóm OH

Phản ứng với axit vô cơ:

Ví dụ:

C2H5OH + HBr C2H5Br + H2O

=> Phản ứng này chứng tỏ rằng phân tử ancol có nhóm – OH.

Phản ứng với ancol

Ví dụ:

2C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O

C2H5OC2H5: đietyl ete

⇒ Công thức để tính số ete được tạo thành từ n ancol khác nhau chính là

c. Phản ứng tách nước hay còn gọi là phản ứng đehiđrat hoá

Ví dụ:

CH3CH2OH CH2 = CH2 + H2O

Trong điều kiện tương tự, các ancol no, đơn chức, mạch hở (trừ CH3OH) có thể sẽ bị tách nước tạo thành anken. PT Tổng quát:

CnH2n + 1OH CnH2n + H2O

d. Phản ứng oxi hoá

– Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:

Khi bị đốt các ancol cháy và sẽ tỏa nhiều nhiệt. Sẽ cho đốt cháy ancol no, đơn chức và mạch hở:

– Phản ứng oxi hoá đã không hoàn toàn bởi CuO, to

+ Các ancol bậc I khi bị oxi hóa không hoàn toàn sẽ tạo thành anđehit. Ví dụ:

CH3CH2OH + CuO CH3CHO (anđehit axetic) + Cu + H2O

CH3- CH(OH) – CH3 + CuO CH3 – CO – CH3 + Cu + H2O

+ Trong điều kiện trên, ancol bậc III sẽ không phản ứng.

3.5 – Ứng dụng

Ứng dụng của Ancol được thể hiện dưới đây:

Metanol đã được sử dụng chủ yếu ở trong sản xuất anđehit fomic – đây chính là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chất dẻo.

– Etanol được dùng để điều chế một số hợp chất hữu cơ như axit axetic, etyl axetat, dietyl ete,… do nó có khả năng hòa tan tốt một số hợp chất hữu cơ nên chất này thường được sử dụng trong pha vecni, dược phẩm hay là nước hoa,… Trong đời sống, chúng sẽ được dùng cho pha chế các loại đồ uống với những độ ancol khác nhau.

word image 18546 15

Ứng dụng của Ancol

3.6 – Điều chế

a. Phương pháp tổng hợp

Anken + H2O

Ví dụ:

CH2 = CH2 + H2O CH3 – CH2 – OH

b. Phương pháp sinh hoá: lên men từ tinh bột hoặc đường,….

(C6H10O5)n C6H12O6 C2H5OH

=>> Xem thêm nội dung liên quan: Ancol hóa 11

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn học sinh các kiến thức lý thuyết cũng như cách giải các bài tập trong sách giáo khoa của bậc của ancol là. Mong rằng những kiến thức trên có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập. Chúng các bạn có thể đạt được điểm số cao trong môn hóa.

==> Đăng kí ngay để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư duy các môn học tốt hơn

Tại đây =>> Kiến Guru <<=