Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Giữa các mặt đối lập luôn có sự thống nhất và đấu tranh. Sau đây, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, ví dụ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
1. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là:
Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
2. Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập được thể hiện qua mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội xưa. Họ đối lập với nhau về quyền lợi, ý chí. 2 giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.
Ví dụ khác như người kinh doanh và người tiêu dùng. Người kinh doanh thì mong muốn bán được giá cao để thu được nhiều lợi nhuận còn người tiêu dùng thì mong muốn có giá thành rẻ và hợp lý. Hai lợi ích của hai đối tượng này đối lập với nhau giúp điều chỉnh thị trường và quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Ví dụ nữa là sự đối lập về lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động. Người lao động thì mong muốn mức lương cao hơn cho công sức của mình làm việc. Còn người lao động lại muốn trả tiền lương thấp cho người lao động. Hai lợi ích đối lập này đã có sự tác động, đấu tranh lẫn nhau.
3. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thường được gọi tắt là quy luật mâu thuẫn là quy luật phổ quát của hiện thực, kể cả trong tư duy và sự nhận thức hiện thực đó bằng chính tư duy của con người.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất và hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Chính V.I.Lênin đã khẳng định như vậy. Ông viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng”. Theo V.I.Lênin, “sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó…, đó là thực chất… của phép biện chứng”. Trong phép biện chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn; sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
– Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau:
- Sự thống nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa, sự ràng buộc quy định lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau để cùng tồn tại; nếu không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không tạo ra sự vật.
- Có thể hiểu một cách đơn giản thì thống nhất chính là sự đồng nhất, sự phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đây là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời là tương đối có nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật.
- Việc đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp được diễn ra từ thấp đến cao và bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng.
– Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển
- Việc đấu tranh của các mặt đối lập sẽ gây ra những biến đổi các mặt đối lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập chính là khi các mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật cũ sẽ bị mất đi và sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau với ba hình thức sau đây:
- Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật.
- Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển háo thành một mặt đối lập mới.
- Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau và cải biến lẫn nhau.
Hoa Tiêu vừa lấy ví dụ cho bạn đọc về sự đấu tranh của các mặt đối lập. Thông qua đó các bạn có thể hiểu phần nào quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Quy luật này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhận thức, giải quyết mâu thuẫn của con người. Triết học giúp con người nhìn nhận thế giới khách quan, có phương pháp luận sâu sắc, xem xét toàn diện các vấn đề. Các mặt đối lập không chỉ tồn tại sự đấu tranh mà chúng còn có mặt thống nhất, tạo tiền đề cho nhau cùng phát triển.
Hi vọng qua ví dụ vừa rồi, các bạn học sinh có thể vững thêm kiến thức về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Nội dung nào là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!