Tuổi Đinh Tỵ hợp với màu gì và kỵ màu nào nhất?

Tuổi Đinh Tỵ hợp màu gì chính là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Màu sắc có ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống của mỗi người và ai cũng có những màu sắc yêu thích nhất định. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem màu hợp tuổi Đinh Tỵ 1977 và màu kị là màu gì qua bài viết dưới đây.

Người phương Đông từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm cũng như coi về vai trò của 12 con giáp trong cuộc sống tâm linh thường ngày. Việc tin và làm theo phong thủy đôi khi lại chính là văn hóa tâm linh của nhiều người, nhiều vùng nhằm tránh đi những điều xui rủi, nắm bắt cơ hội hướng đến những điều may mắn, tốt đẹp. Mỗi cung tuổi có những lưu ý khác nhau trong phong thủy, cũng như cách chọn màu sắc, cách trang trí nhà cửa riêng biệt, cúng các thiết bị đồ dùng theo tuổi gia chủ.

Theo quan điểm của khoa học phong thủy, màu sơn nhà, màu xe hay màu sắc trang phục quần áo, túi xách, giày dép, trang sức có vai trò to lớn trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hòa yếu tố âm dương – ngũ hành của bản mệnh từng người. Do đó, nắm bắt cách thức sử dụng màu sắc sao cho phù hợp với quan điểm của quy luật phong thủy là việc bạn nên cân nhắc để quan tâm mỗi ngày.

Tuổi Đinh Tỵ

– Năm sinh dương lịch: 1917, 1977 và 2037

– Năm sinh âm lịch: Đinh tỵ

– Mệnh Thổ

– Màu tương sinh của tuổi Đinh Tỵ: Người tuổi Đinh tỵ có khá nhiều sự lựa chọn màu cho màu sắc trang phục. Bởi họ rất hợp với màu đỏ, màu hồng (Hỏa sinh Thổ), còn màu vàng và vàng đất lại chính là màu bản mệnh của Thổ nên càng tốt hơn.

– Màu tương khắc của tuổi Đinh Tỵ: Người tuổi Đinh tỵ nên tránh dùng màu xanh, xanh lục trong trang phục, đồ đạc vì Mộc khắc Thổ không tốt cho tuổi Đinh tỵ.

Ngũ hành tương sinh

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

Quan hệ tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là nuôi dưỡng, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa…

Quan hệ tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:

– Nếu là Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành của mình.

– Nếu là Sinh xuất: Hành của mình làm lợi cho hành khác.

Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (không tốt).

Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (không tốt).

Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (không tốt).

Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (không tốt).

Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (không tốt)

Ngũ hành tương khắc

Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.

Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay ảnh hưởng xấu đến hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ làm cho kim loại bi tan chảy. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chặn làm cho nước không thể chảy qua được…

Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:

– Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (mình bị hại)

– Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (Mình không bị hại).

Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).

Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).

Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).

Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).

Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).

Ý nghĩa các màu hợp với tuổi Đinh Tỵ

Màu đỏ: Màu đỏ là màu thuộc hành Hỏa, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa tương hợp. Màu đỏ tượng trưng cho máu và lửa, lòng nhiệt huyết, sức mạnh và quyền lực. Màu đỏ đôi khi dưới ý nghĩa tiêu cực, cũng là biểu tượng của chiến tranh, sự tàn khốc. Từ thời xa xưa, con người đã có những cảm xúc mãnh liệt cháy trong người và họ sợ hãi với màu đỏ khi nó gắn liền với lửa và máu, chiến tranh và sự hi sinh. Ngoài ra, màu đỏ đậm thường tượng trưng cho sự quyết tâm mạnh mẽ, phù hợp với những người lãnh đạo. Màu đỏ nhạt tượng trưng cho sự đam mê, hưởng thụ và sự nhạy cảm. Màu đỏ tím tượng trưng cho sự nữ tính, lãng mạn, tình yêu và tình bạn. Là một màu nóng, màu của máu và lửa, tượng trưng cho năng lượng thể chất, ham muốn và đam mê. Những người thích màu đỏ có cá tính mạnh mẽ, quyết đoán, cam đảm, táo bạo, nhiệt tình, bốc đồng, thú vị và hung hăng. Có một niềm đam mê quyền lực khá lớn.

Màu cam: Màu cam cũng là màu thuộc hành Hỏa, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa tương hợp. Màu cam là sự kết hợp của màu đỏ và màu vàng. Đó là một màu tươi sáng và ấm áp. Nó đại diện cho lửa, mặt trời, vui vẻ, ấm áp và môi trường nhiệt đới. Màu cam mang đến sự vui tươi, phấn khởi, là biểu tượng cho sự nỗ lực, sáng tạo và cuốn hút. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sử dụng đồ vật màu cam có thể tăng tính tư duy và sáng tạo, giúp đạt hiệu quả cao trong công việc.

Màu tím: Màu tím cũng là màu thuộc hành Hỏa, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa tương hợp. Màu tím là sự pha trộn giữa màu đỏ và màu xanh, màu sắc đẹp để thưởng thức và tạo ra từ hai màu tuyệt vời, xanh và đỏ. Thường thì màu tím có liên quan đến sự sang trọng, sức mạnh, trí tuệ, sáng tạo và ma thuật. Màu tím tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy, giàu có và thèm khát. Trong nghệ thuật, màu tím là màu của sự sáng tạo và huyền bí. Đây là màu sắc ít thấy trong tự nhiên.

Màu vàng: Đó là màu sáng nhất mà mắt người có thể nhìn thấy. Màu vàng có ý nghĩa đại diện cho tuổi trẻ, niềm vui, niềm vui, ánh nắng mặt trời và những cảm giác hạnh phúc khác. Màu vàng thường được liên tưởng tới ánh sáng nên nó cũng là màu của trí tuệ, sự thông thái, anh minh. Màu vàng thường mang lại cảm giác ấm áp, làm con người thấy thoải mái, hoạt động dưới nắng vàng làm tăng sự linh hoạt trí óc. Màu vàng có liên quan đến việc học. Đó là một màu sắc cộng hưởng với bên trái (hoặc logic) của não, nơi nó kích thích tâm lý và nhận thức của chúng ta. Màu vàng tạo cảm hứng cho suy nghĩ và sự tò mò và nó sáng tạo từ quan điểm tinh thần, màu sắc mang đến những ý tưởng mới. Ở phương Đông, màu vàng là biểu tượng của hoàng gia, quý tộc, mang ý nghĩa danh dự và lòng trung thành.

Màu nâu: Màu nâu là màu của sự bền vững và chắc chắn, ổn định, cấu trúc và hỗ trợ. Đồng thời nó cũng là màu sắc tượng trưng cho sự nam tính. Đó là một màu sắc toát lên sự thoải mái về thể chất, sự đơn giản và chất lượng. Từ góc độ tiêu cực, màu nâu cũng có thể, trong những trường hợp nhất định, mang lại ấn tượng về sự keo kiệt.

T/H