Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 35 (có đáp án): Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Câu 1: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật
Câu 2: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật
B. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn
Câu 3: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Câu 4: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A. thực vật, động vật và con người
B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người
Câu 5: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. nhân tố hữu sinh
B. nhân tố vô sinh
C. các bệnh truyền nhiễm
D. nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng
Câu 6: Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian
B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu
C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi
D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất
Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 9: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất
B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường
D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất
Câu 10: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố
A. hạn chế B. rộng
C. vừa phải D. hẹp
Câu 11: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố
A. hạn chế B. rộng
C. vừa phải D. hẹp
Câu 12: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số nhân tố này nhưng lại hẹp đối với một số nhân tố khác thì chúng thường có vùng phân bố
A. hạn chế B. rộng
C. vừa phải D. hẹp
Câu 13: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa
A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi
Câu 14: Nơi ở là
A. khu vực sinh sống của sinh vật
B. nơi cư trú của loài
C. khoảng không gian sinh thái
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (Phần 4)
- Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (Phần 2)
- Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (Phần 3)
- Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Giới thiệu kênh Youtube VietJack
Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
- Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
- Kho trắc nghiệm các môn khác
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!