Tiêm filler môi Kiêng ăn gì? Nên ăn gì để môi Đẹp, Quyến Rũ

I – Tiêm filler môi kiêng ăn gì?

Tiêm filler môi là xu hướng làm đẹp 4.0 giúp các chị em sở hữu “cánh hoa” mềm mọng, quyến rũ, căng đầy. Dẫu vậy, kết quả bơm filler ít nhiều bị ảnh hưởng nếu bạn không kiêng các món sau:

1.Tránh đồ ăn có khả năng gây sẹo

Đầu tiên, khách hàng nên tránh các đồ ăn có khả năng gây sẹo và di chứng. Theo nhận định từ các chuyên gia, biểu bì môi mỏng gấp 7.5 lần so với da thường. Nếu không cẩn thận trong vấn đề dinh dưỡng, việc lưu sẹo là điều tất yếu. Đồ ăn dễ lưu sẹo gồm có:

1.1. Nhóm giàu đạm

Nạp quá nhiều đạm sẽ khiến các tế bào sản sinh mạnh mẽ, vết chích có xu hướng loét ra và sưng to. Hơn thế, filler cũng sẽ lâu tan, môi dễ sạm thâm và lệch form mong muốn.

  • Thực phẩm cần “cách ly”: Thịt bò, các loại phi lê, đùi cừu, hải sản, trứng ngỗng, cá hồi, các loại gan.
  • Bạn chỉ nên bổ sung 100 – 120g đạm/ngày và lựa chọn các dạng đạm dễ chuyển hóa, không tích nước.
  • Thay vì ăn cá và thịt, chị em chuyển hướng sang đậu và các chế phẩm họ đậu nhé.

1.2. Nhóm giàu collagen

Collagen là kẻ thù của môi khi tiêm filler bởi nó sẽ gây sưng to bất thường, tốc độ bình phục chậm đồng thời làm khách hàng đau nhức trong thời gian dài. Cùng với đó, collagen cũng khiến các sợi thần kinh “mẫn cảm” hơn, môi dễ bị nổi mụn hoặc kích ứng.

  • Thực phẩm nhiều collagen là rau muống, ngọn su su, rau bí ngô, mồng tơi, đậu bắp, trái bơ, sữa đậu nành, giá đỗ, thịt ngỗng, nhộng, sầu riêng…
  • Tuyệt đối không nạp collagen trong 1 tuần đầu
  • Lượng collagen lý tưởng trong những ngày tiếp theo là 10 – 20mg, tương đương 100g/ngày

1.3. Nhóm giàu Cholesterol

Tương tự như đạm và collagen, hệ quả của Cholesterol cho môi tiêm filler là rất nghiêm trọng. Về cơ bản, chất này sẽ làm cơ thể tạo ra mỡ thừa, phân bổ ở bụng, tay, chân và tồn tại dưới dạng sẹo trên môi.

  • Thực phẩm chứa hàm lượng Cholesterol là đồ chiên rán, fastfood, đồ ăn đóng hộp, mì ăn liền, đồ ngọt…
  • Không ăn các đồ ăn kể trên trong 1 tuần hậu tiêm
  • Từ tuần thứ hai, lượng chất béo nạp vào cơ thể dừng ở mức 15mg/ngày, tập trung ở dầu thực vật và hạt khô.

2. Không ăn đồ nóng, cay

Thứ hai, đồ ăn nóng và cay cũng không hề tốt khi bạn mới “tân trang” môi. Hậu quả của nó là gây nhiệt miệng, tích mủ ở vết thương. Các biểu mô cũng xơ cứng làm khuôn miệng kém tự nhiên và lộ di chứng thẩm mỹ.

  • Đồ ăn có tính nhiệt tiêu biểu là tinh bột nặng như: Gạo nếp, lúa mì, khoai tây, miến, nui, mít, đào, mận, ổi, xoài, nhãn; măng tây, măng khô, nấm tai mèo…
  • Đồ ăn có tính cay tiêu biểu là các loại ớt, mù tạt, gia vị như hành, tiêu, tỏi, quế, hồi.
  • Nêm nếm các món ăn vừa phải, không ăn đồ Ấn Độ, đồ Hàn trong 1 tuần đầu nhé.

3. Kiêng thực phẩm có Omega 3, 6

Về mặt lý thuyết, các chất bổ sung omega 3 và 6 có thể gây ra hiện tượng loãng máu và dẫn đến bầm tím nếu sử dụng lâu ngày.

Tuy nhiên, bạn chỉ cần kiêng cữ trong 3 ngày đầu. Khi môi có dấu hiệu xẹp xuống, khách hàng thoải mái ăn như bình thường.

Thực phẩm giàu Omega 3 và 6 bao gồm: cá trích, cá ngừ, thịt gà, thăn bò, hạt óc chó, hạt dẻ cười, hạt mắc ca, cà rốt, su hào và bắp cải tím.

4. Tuyệt đối kiêng rượu, bia & thuốc lá

Cuối cùng, khách hàng không được phép uống rượu bia, dùng nước ngọt có gas và hút thuốc lá trong vòng 1 tháng. Cồn sẽ làm các mao mạch môi sưng trướng, phù nề; Asen trong thuốc khiến sắc tố môi trở nên tái nhợt; chất gas thúc đẩy quá trình oxy hóa, khóe miệng lưu các nếp nhăn.

Từ tuần thứ hai, bạn được phép uống nước có nồng độ cồn dưới 5 hoặc nước ngọt trong phạm vi 100 – 200ml. Với riêng các chị em, cần kiêng thêm trà sữa, café trong khoảng 3 ngày đầu nhé.

II – Những thực phẩm nên sử dụng sau tiêm filler môi

Bên cạnh những thực phẩm thuộc nhóm “tuýt còi”, vẫn còn khá nhiều loại thức ăn thơm ngon bạn được phép nạp sau khi tiêm môi thẩm mỹ. Đó là:

1. Rau xanh & trái cây

Ưu điểm của rau xanh và trái cây là định lượng nhẹ, dễ tiêu hóa, là kho báu của vitamin và chất xơ. Đây là những hợp chất cần thiết giúp đôi môi nhanh khỏi và tránh những chuyển biến tiêu cực.

  • Tích cực ăn các loại quả mọng, giàu vitamin A và C như: nho, táo, dứa, cam, bưởi, đu đủ, roi, lê, hồng, na, khế…
  • Bổ sung thêm loại rau xanh như: cải ngọt, cần tây, súp lơ trắng/xanh, đỗ cove, xà lách, các loại rau mầm…
  • Duy trì khối lượng rau củ trong mỗi bữa từ 300 – 350g/bữa. Trong đó 200g là rau có lá, 150g là củ nhé.

2. Thực phẩm mát, nguội

Sai lầm cố hữu của nhiều chị em khi tiêm filler môi là chườm nóng hoặc ăn các món lúc còn nóng. Việc tác động nhiệt vào miệng sẽ khiến filler mất đi hình dạng và nằm sai vị trí. Thêm vào đó, các cơ cũng sẽ giãn ra, khuôn miệng bẹt đi trông thấy.

  • Ăn nóng vừa phải, để thức ăn nguội sau 3 – 4 phút rồi mới dùng bữa
  • Chọn các nguyên liệu tính hàn như trai, ốc, hến, thịt lợn, tôm sông, sò điệp
  • Ăn các loại quả/hạt mát như đậu đen, đậu xanh, măng cụt, dưa chuột, hồng ngâm, dưa lê,
  • Ăn các loại rau mát như rau má, rau diếp cá, bông lá đề, cam thảo, cây chó đẻ, hoa kim ngân, nhân trần, trà xanh…

3. Các loại sinh tố, nước ép hoa quả

Thứ ba, các dạng sinh tố, nước ép hoa quả cũng là gợi ý tuyệt vời để bạn bổ sung dưỡng chất hậu thẩm mỹ. Những nguyên liệu này giống như một dạng detox cơ thể, giảm thiểu áp lực nhai/nuốt và bổ sung lượng ẩm thiếu hụt cho môi.

Ngoài hai loại nước trên, bạn hãy uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Tận dụng các loại hoa khô, lá khô, hạt khô để pha nước và đổi vị tránh nhàm chán.

II – Một số lưu ý sau khi tiêm filler môi

Dù không gây tác động quá lớn đến mô mềm nhưng tiêm filler vẫn khiến môi rơi vào trạng thái “siêu nhạy cảm”. Do đó, khách hàng hãy tuân thủ 5 lưu ý sau:

1. Kiêng hôn hoặc đụng chạm vào môi

Thứ nhất, bạn phải kiêng sờ nắn, hôn hoặc động chạm vào môi. Nước bọt và đôi tay luôn “tiềm tàng” rất nhiều vi khuẩn làm vết tiêm sưng viêm, lở loét. Hơn thế, việc va chạm còn khiến môi chịu áp lực khá mạnh, form miệng rất dễ biến dạng hoặc mất đi vẻ cân đối.

2. Kiêng dùng son & kem dưỡng môi

Tiếp theo, phái đẹp nên rời xa son môi và kem dưỡng môi ít nhất 1 tuần. Hai loại mỹ phẩm này đều chứa thành phần axit salicylic, petrolatum sẽ khiến các tế bào bị bào mòn nhanh, độ đàn hồi giảm và ức chế eslanin vùng hạ bì.

Sau 2 tuần đầu, bạn cần dừng ngay việc tẩy da chết hoặc trang điểm đậm. Chỉ dùng nước sạch, nước muối, dung dịch chuyên dụng để vệ sinh môi thôi nhé.

3. Tránh ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt cao

Da môi có đặc tính mỏng và nhiều liên kết hổng nên dễ bị xâm hại bởi ánh nắng mặt trời. Vì thế, trước khi ra đường, chị em cần bảo vệ môi bằng khẩu trang và kính râm.

Không dừng lại ở đó, bạn cũng nên giảm lượng tăng tiết mồ hôi bằng việc ngừng xông hơi, tắm suối nước nóng, nấu nướng…

4. Tránh hoạt động thể chất

Trong 24 – 48 giờ sau khi bạn cấy môi hoặc tiêm bất kỳ chất làm đầy nào khác, bạn cần tránh các bài thể dục nặng như: nhảy dây, nâng tạ, chống đẩy, lắc vòng.

Nhịp tim tăng cao do tập luyện có thể khiến tình trạng sưng tấy hoặc bầm tím trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt, tập luyện làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương môi nếu bạn không cẩn thận.

Lời khuyên: Nên tạm thời tĩnh dưỡng trong 7 ngày đầu. Nếu bạn thèm vận động mà không muốn ảnh hưởng đến môi, hãy chọn các bộ môn như yoga, thiền, kegel để giải phóng năng lượng, rèn luyện thể chất nhé.

5. Tránh các nơi có áp suất cao

Theo nghiên cứu của Viện Y học Bắc Kinh, khách hàng mới tiêm filler cần tránh khu vực có áp suất cao. Áp suất không khí là nguyên nhân khiến vùng tiêm bầm tím, vón cục đôi khi là mất cảm giác tạm thời.

Bởi thế, bạn cần đợi ít nhất một tuần sau điều trị mới được phép đi máy bay, chơi các trò mạo hiểm như tàu lượn, nhảy dù, leo núi hoặc đốt pháo hoa…

Nắm lòng các bí quyết tiêm filler môi kiêng ăn gì sẽ là kim chỉ nam giúp mọi cô nàng có một bờ môi gợi cảm, tươi tắn và cực kỳ tự nhiên. Đến với BV Kangnam để làm đẹp cho môi và tự tin hơn trong tình yêu và cuộc sống nhé.