Thịt mèo kỵ với gì? Thịt mèo có chất gì? Ai không nên ăn thịt mèo?

Thịt mèo hay sản phẩm thịt chế biến từ những con mèo nuôi trong nhà (đa số là mèo ta theo nghĩa gọi của người dân Việt Nam) được sử dụng để làm thực phẩm tại một số quốc gia. Họ tin rằng ăn thịt mèo sẽ mang đến sự may mắn, sức khỏe dồi dào và có truyền thống ăn thịt mèo từ lâu. Trong khi đó một số quốc gia khác lại cấm ăn thịt mèo và vô nhân đạo. Tại Việt Nam đặc biệt là ở những tỉnh miền Bắc, việc sử dụng thịt mèo lại khá phổ biến. Cùng NgonAZ tìm hiểu rõ hơn trong bài: Thịt mèo có chất gì? Thịt mèo kỵ với gì? Ai không nên ăn thịt mèo?

Thịt mèo có chất gì?

Ở Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh phía bắc như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương…., thịt mèo được người dân sử dụng phổ biến hơn và rất được yêu thích. Trong khi đó người dân miền Trung Việt Nam lại có quan điểm khác, họ cho rằng việc ăn thịt mèo sẽ gặp xui xẻo, không tốt cho công việc buôn bán của họ…

Thịt mèo kỵ với gì?
Thịt mèo có chất gì?

Thông thường, thịt mèo được sử dụng thường lấy thịt chủ yếu từ loài mèo được nuôi trong nhà (thịt mèo rừng khá hiếm gặp). Nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng việc ăn thịt mèo tuy nhiên nhiều quốc gia khác lại cho rằng việc tiêu thụ thịt mèo là một hành động cấm kỵ vì nó không đảm bảo vệ sinh và vô nhân đạo.

Thịt mèo được xếp vào nhóm thực phẩm có thành phần dưỡng chất dồi dào, phong phú và rất hữu ích cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng với chế biến hợp lý. Theo PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế): trong thịt mèo có chứa hàm lượng đạm cao hàm lượng chất này có trong thịt chó và thịt bò. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn nhận định rằng họ đã tìm thấy trong thịt mèo có chứa hơn 20 loại axit amin hữu ích cho cơ thể.

Do khả năng vận động linh hoạt của loài mèo, chúng thường xuyên leo trèo nên trong cơ thể của loài mèo có hàm lượng mỡ cực ít. Tuy nhiên, với hàm lượng chất kẽm, canxi, vitamin A trong thịt mèo lại có chứa nhiều hơn trong thịt chó, lợn, gà rất nhiều. Với hàm lượng chất vitamin A cao chính là lý do giúp cho mắt mèo rất tinh anh và có thể nhìn được xa trong bóng đêm.

Trong quan điểm của y học dân gian và đông y, thịt mèo là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và một vị thuốc. Các thầy thuốc đông y đã cho rằng, thịt mèo có vị ngọt, mặn, chua, tính ấm và không có độc. Khi sử dụng thịt mèo có công dụng tiêu thũng, chống tình trạng lao lực, giải độc, làm giảm đau, điều trị bệnh lao, chóng mặt, trị mãn kinh, mụn nhọt.

Theo các thầy thuốc đông y cũng nhận định rằng, thịt mèo được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng, chữa chứng thần kinh suy nhược. Người Việt Nam cũng sử dụng xương mèo đen để nấu thành cao. Cao được làm từ xương mèo đen được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh cực kỳ hữu ích.

Người Trung Quốc cũng sử dụng thịt mèo để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh như: tràng nhạc có hạch chảy máu mủ, chữa chứng gan, thận hư nhược…

Các món ăn được chế biến từ thịt mèo đã trở thành món khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.Vì vậy cần chú ý sử dụng các món ăn được chế biến đúng quy cách, hợp vệ sinh và đảm bảo an toàn.

Lợi ích khi ăn thịt mèo

Thịt mèo được sử dụng để chữa bệnh báng to bụng, bệnh lao, chữa chóng mặt, bệnh trĩ mãn tính, mụn nhọt. Ngày sử dụng khoảng 50 – 100g dưới dạng các món được nấu chín ăn hoặc sấy khô, tán bột để uống

Mật mèo đen ngâm rượu sử dụng để uống hàng ngày, có công dụng chữa hen suyễn, đau bụng kinh niên.

Thịt mèo kỵ với gì 2
Lợi ích tuyệt vời từ thịt mèo

Xương mèo đen ngâm rượu uống được sử dụng như là thuốc bổ, giảm tình trạng đau nhức, thích hợp sử dụng cho người cao tuổi. Xương đầu mèo đốt thành tro, tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 12g với một chút rượu, chữa bệnh ho suyễn do đờm hay dùng bôi bên ngoài da để chữa tình trạng lở ngọc hành ở trẻ em.

Các dân tộc ít người ở vùng núi phía Bắc sử dụng thịt và dạ dày mèo rừng để chữa tình trạng cơ thể suy nhược, xanh xao, gầy yếu; xương mèo rừng đem ngâm rượu để uống giúp chữa đau nhức gân xương; mật mèo rừng pha chế thuốc có thể chữa đau mắt.

Theo những tài liệu cổ, phân của mèo đem sao cho khô là thuốc chữa trị đậu, sởi trẻ nhỏ. Gan mèo đen đem thái nhỏ, phơi cho khô, tán thành bột, mỗi lần uống khoảng 4g với một chút rượu nhạt vào lúc đói để chữa bệnh hư lao.

Phổi của mèo (1 bộ) đem băm nhỏ trộn với các nguyên liệu: đọt lá sòi tía (80g), ngũ vị tử (20g) làm thành chả nướng hoặc đem đi hấp chín, sử dụng để ăn có thể chữa trị hen suyễn. Nước đái mèo nhỏ vài giọt vào trong tai sẽ làm cho con đỉa hoặc sâu bọ nhanh chóng bò ra ngoài. Cách để lấy được nước đái mèo như sau: Bắt mèo, giữ chặt 4 chân của nó, sử dụng vỏ bưởi xát vào đít hay dùng gừng tươi xát vào lỗ mũi của nó, mèo sẽ nhanh chóng đái vọt ra và bạn nhanh chóng hứng lại. .

Ngoài ra, trong y học hiện đại, mèo còn được sử dụng để thử công dụng của các loại thuốc chữa bệnh về tim như đối với các chế phẩm của dương địa hoàng (Digitalis purpurea); người ta sử dụng đơn vị “mèo” để nghiên cứu đánh giá chất lượng thuốc mới. Ruột mèo có thể được sử dụng để làm chỉ khâu trong phẫu thuật.

Thịt mèo kỵ với gì?

Theo các nhà khoa học, không nên ăn thịt mèo chung với một số loại thịt như ba ba, rùa, chó bởi vì chúng sẽ gây nên các triệu chứng tích thực, khó tiêu, tích nhiệt và tả lỵ.

Thịt mèo kỵ với gì 3
Thịt ba ba kỵ với thịt mèo

Ai không nên ăn thịt mèo?

Người bị bệnh gout không nên ăn thịt mèo

Bệnh gout là một căn bệnh xuất phát từ nguyên nhân chính là cơ thể dư hàm lượng axit uric quá nhiều không thể đào thải hết. Chúng tính tụ sau và chuyển hóa thành các urat và lắng đọng xung quanh những vùng xương khớp dẫn đến tình trạng đau, sưng, viêm ở các khớp. Hàm lượng chất uric này có nhiều trong chất đạm của các loại thịt cá. Vì thế để tránh mắc bệnh hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì cần kiểm soát chế độ ăn các chất đạm liên quan đến các món thịt.

Ai không nên ăn thịt mèo 1

Theo một chuyên gia của bộ y tế đã cho biết rằng thịt mèo có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, hàm lượng đạm trong thịt mèo cao hơn trong cả thịt bò và chó. Trong thành phần của thịt mèo còn chứa hơn 20 loại acid amin, dồi dào hàm lượng vitamin A, kẽm và canxi.

Vì vậy người bị bệnh gout không nên sử dụng thịt mèo bởi vì hàm lượng đạm có trong thịt mèo cao sẽ làm tăng hàm lượng acid uric tích tụ trong cơ thể. Sử dụng thịt mèo người bị bệnh gout sẽ càng cảm thấy bệnh càng nghiêm trọng, những vùng khớp sẽ sưng và đau nhức hơn rất nhiều. Vậy người bị bệnh gout cần phải kiêng không ăn thịt mèo.

Phụ nữ đang mang thai không nên ăn thịt mèo

Mặc dù trong thịt mèo có chứa thành phần vi chất dinh dồi dào nhưng khi bà bầu ăn loại thịt này thì lại mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn, không tốt đối với sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ mẹ bầu không nên sử dụng thịt mèo.

Ai không nên ăn thịt mèo 2

Các tác hại khi bà bầu sử dụng thịt mèo gồm có nguy cơ mắc các bệnh sau đây:

Bệnh dại

Trong cơ thể của loài mèo, chó có nguy cơ bị nhiễm virus gây bệnh dại rất cao do thói quen sinh hoạt của chúng. Virus gây bệnh có thể không được hoàn toàn tiêu diệt trong quá trình chế biến và có thể truyền vào cơ thể người khi ăn. Đặc biệt, bà bầu cần chú ý không được để cho mèo cắn vì trong tuyến nước bọt của chúng có chứa rất nhiều virus lyssa gây bệnh mèo dại, có thể truyền trực tiếp sang người qua vết thương hở khi cắn khiến người bị căn cũng mắc bệnh dại.

Bệnh nhiễm khuẩn huyết

Bệnh nhiễm khuẩn huyết phát sinh chủ yếu trong trường hợp chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến bà bầu bị tình trạng tiêu chảy, kiết lị. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong cho mẹ bầu.

Bệnh móng mèo

Bệnh móng mèo khiến người nhiễm bệnh bị sốt, nổi hạch toàn thân, khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến mẹ bầu bị tử vong. Bệnh móng mèo thường gặp ở các chú mèo hoang có điều kiện ăn ở kém, hoặc thậm chí cả mèo nhà có những biểu hiện bất thường. Để đảm bảo an toàn, bà bầu tuyệt đối không nên ăn thịt mèo.

Bệnh Protozoa

Ăn thịt mèo chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh Protozoa. Đây là bệnh mắc phải do người bị nhiễm ký sinh trùng và tạo thành những tổ kén ở vùng võng mạc hay các khối hạch trong cơ thể. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, sức khỏe của hệ thần kinh, tim mạch và có thể truyền từ mẹ sang thai nhi, khiến cho bà bầu bị sảy thai.

Bệnh giun đũa

Ngoài có trong phân, trên lông mèo cũng có thể có những ấu trùng giun đũa khiến người tiếp xúc bị nhiễm phải giun đũa. Thịt mèo cũng như hầu hết tất cả những loại thịt khác, đều cần được chế biến chín hẳn, kỹ trước khi ăn để có thể tiêu diệt được toàn bộ ấu trùng giun đũa.

Lời kết

Thịt mèo hay “tiểu hổ” có thể nói là món ăn đặc sản, được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng trong thành phần của thịt mèo có chứa dồi dào chất dinh dưỡng rất hữu ích cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, như đã đề cập trong bài viết trên thì bạn cần biết cách sử dụng thịt mèo sao cho đúng cách và đặc biệt chú ý đến thịt mèo kỵ với gì? Thịt mèo có chất gì? Ai không nên ăn thịt mèo? nhé. Chúc các bạn thành công!