Thói quen vệ sinh răng miệng phù hợp, đúng kỹ thuật sẽ giúp hàm răng luôn sạch bóng, khỏe mạnh. Điều này cũng giúp ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề bệnh lý răng miệng có thể xảy ra. Vậy chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách như thế nào?
Tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng hàng ngày
Chăm sóc răng miệng hằng ngày đúng cách là rất quan trọng và cần thiết. Điều này góp phần đem lại nhiều lợi ích đáng kể như:
1. Sở hữu hàm răng trắng sáng, ngăn ngừa nguy cơ bị sâu răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp làm sạch hiệu quả các mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Từ đó ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, bệnh nha chu,… khá tốt.
Không những vậy, chăm sóc và vệ sinh răng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp hạn chế cao răng hình thành nhiều, ít bị bám màu bởi thực phẩm. Đem lại hàm răng sạch khỏe, trắng bóng tự nhiên, hơi thở thơm mát giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
2. Ăn nhai tốt hơn
Một hàm răng khỏe mạnh sẽ giúp cho việc ăn uống trở nên dễ dàng và ngon miệng hơn. Do đó, hãy chú ý chăm sóc răng phù hợp để duy trì hàm răng sạch khỏe giúp thoải mái thưởng thức các món ăn yêu thích.
3. Ổn định hoặc phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm
- – Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và viêm nha chu có mối quan hệ khắn khít và tác động qua lại. Khi bị viêm nha chu sẽ khiến cho tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi làm sạch răng sai cách sẽ khiến cho khả năng kiểm soát lượng đường trong máu không ổn định. Nguy cơ kháng insulin khá cao sẽ gây nhiều trở ngại cho việc chuyển đường thành năng lượng.
Do đó, dù không mắc bệnh tiểu đường hay đang mắc bệnh. Thì cũng cần phải chăm sóc răng kỹ lưỡng để tránh các ảnh hưởng nguy hiểm có thể xảy ra.
- – Bệnh tim
Các bệnh lý răng miệng khi không khắc phục sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng, nguy cơ gây viêm trong mạch máu. Điều này làm cho các tế bào ở tim, cũng như các phần khác của cơ thể giảm khả năng di chuyển. Từ đó làm bệnh nhân dễ bị cao huyết áp.
Nguy hiểm hơn hết, các mảng bám chất béo còn có thể làm hư hỏng thành mạch máu. Đồng thời di chuyển ngược dòng lên tim hoặc não. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
- – Các bệnh khác
Ngoài ra, các bệnh lý răng miệng còn có mối liên quan nhiều đến các bệnh lý khác như béo phì, viêm khớp dạng thấp, các bệnh lý ở phổi,… Do đó, hãy cố gắng duy trì hàm răng khỏe mạnh và sớm khắc phục các bệnh răng miệng nếu có để phòng tránh hiệu quả nguy cơ mắc các bệnh lý này.
4. Bảo tồn trí nhớ và khả năng nhận thức
Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ cũng như khả năng nhận thức.
Các nghiên cứu cho thấy những người có các vấn đề về răng miệng nhất là người cao tuổi. Họ sẽ có trí nhớ và khả năng nhận thức không được tốt như người có răng chắc khỏe. Do đó, ngay khi còn trẻ hãy bảo vệ và chăm sóc răng kỹ lưỡng để duy trì trí nhớ thật tốt khi về già nhé!
5. Giúp tự tin, nâng cao chất lượng cuộc sống
Khi chăm sóc răng cẩn thận sẽ ngăn ngừa được các vấn đề bệnh lý xảy ra ở răng miệng. Từ đó không chỉ giúp hàm răng khỏe mạnh, thẩm mỹ mà còn phòng tránh được tình trạng hôi miệng.
Khi sở hữu một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, thoải mái hơn trong sinh hoạt cũng như giao tiếp với mọi người xung quanh. Cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể.
6. Đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi
Khi mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tốt khiến thai phụ dễ gặp các vấn đề ở răng miệng. Điều này có thể tác động không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Nguy hiểm hơn có thể khiến mẹ bầu sinh non, sảy thai, trẻ sinh ra nhẹ cân,…
Chính vì vậy, các bác sĩ đã có khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai nên thăm khám và chữa trị triệt để các vấn đề bệnh lý răng miệng nếu có. Đồng thời trong quá trình mang thai và sau khi sinh cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày đúng cách, khám nha khoa định kỳ,… Giúp giữ cho răng luôn khỏe mạnh, trắng đẹp.
Những sai lầm khi chăm sóc răng miệng
1. Uống nước ngọt không đường không hại răng
Mặc dù không có chứa đường nhưng hàm lượng axit có trong loại nước ngọt này vẫn ở mức cao. Do đó nếu sử dụng thường xuyên vẫn có thể gây hại cho răng khiến men răng bị bào mòn giống như các nước ngọt có đường khác.
2. Sử dụng nước súc miệng theo ý thích
Nước súc miệng được nhiều người sử dụng để làm sạch hiệu quả các mảng bám, giúp hơi thở thơm tho hơn. Tuy nhiên nếu lạm dụng dùng quá nhiều lần trong ngày, có thể làm mất đi các vi khuẩn có lợi trong khoang miệng và làm mất cân bằng môi trường trong vùng miệng.
3. Đánh răng quá kỹ, chà xát mạnh sẽ sạch răng
Đánh răng nhiều lần và đánh răng với lực quá mạnh sẽ làm răng và nướu bị mài mòn, dễ bị kích ứng.
Không những không thể ngăn chặn được sâu răng, viêm nướu. Mà việc đánh răng quá kỹ, chà xát mạnh sẽ khiến cho răng ngày càng yếu, nguy cơ hư hỏng nặng cần phải nhổ bỏ răng rất nguy hiểm.
4. Đánh răng ngay sau khi ăn
Sau khi ăn xong các axit có trong thức ăn vẫn chưa được trung hòa. Nếu chải răng ngay lúc này sẽ tạo điều kiện để axit hoạt động nhiều hơn. Điều này sẽ dễ làm cho răng bị mài mòn nhanh chóng.
5. Đánh răng trong khi tắm
Việc đánh răng trong khi tắm thường không kỹ lưỡng và dễ bỏ qua các vùng răng sâu bên trong cũng như vùng lưỡi. Không những vậy, vi khuẩn từ nước và xà phòng tắm có thể bám lên bàn chải đánh răng làm tích tụ nhiều vi khuẩn.
Đánh răng khi tắm về lâu dài sẽ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng nên cần thay đổi thói quen này ngay.
6. Bàn chải lông cứng sẽ tốt hơn
Nhiều người cho răng sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng sẽ giúp làm sạch răng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu dùng bàn chải cứng với lực chà xát mạnh quá kỹ sẽ gây kích ứng đến răng và nướu, dễ chảy máu và làm mòn răng nhanh chóng.
7. Chỉ đến nha sĩ khi răng sâu, răng đau
Có nhiều ý kiến cho rằng chỉ cần đến nha khoa thăm khám khi răng có bệnh lý là được. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bởi có nhiều vấn đề răng miệng thường phát triển âm thầm, khó có thể tự nhận biết được nên cần phải thăm khám cụ thể.
Khi không phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Các vấn đề răng miệng sẽ khiến bệnh nhân tốn kém nhiều chi phí và thời gian mới có thể điều trị hiệu quả được.
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách
Để chủ động phòng tránh các vấn đề bệnh lý xảy ra ở răng miệng và sở hữu một hàm răng sạch khỏe. Mỗi người cần phải chú ý hơn đến ý thức chăm sóc răng miệng hiệu quả như sau:
1. Lựa chọn bàn chải đánh răng
- – Lựa chọn bàn chải lông mềm, kích thước đầu bàn chải nhỏ tránh làm tổn thương đến nướu.
- – Thay bàn chải 2 – 3 tháng/lần.
2. Cách đánh răng khoa học
- – Mỗi ngày nên chải răng đều đặn 2 – 3 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy, buổi tối trước khi ngủ và sau khi ăn xong khoảng 30 phút.
- – Hãy chọn kem đánh răng có chứa fluor, thao tác vệ sinh răng miệng nên nhẹ nhàng. Tránh vệ sinh răng quá nhanh, quá nhiều lần, quá mạnh để không làm nướu bị chảy máu.
- – Khi chải răng nên tuân thủ đúng kỹ thuật và trình tự để làm sạch răng một cách hiệu quả nhất.
3. Sử dụng chỉ nha khoa
Hãy tập thói quen dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng. Bởi tăm xỉa răng khi dùng có thể làm tổn thương nướu và mô mềm, dễ gây thưa răng.
Bàn chải thông thường đôi khi khó có thể lấy đi hết các mảng bám tồn đọng ở kẽ răng. Nên dùng chỉ nha khoa là một giải pháp tốt để khắc phục hiệu quả tình trạng này.
4. Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng
Vùng lưỡi là nơi rất dễ tích tụ nhiều vi khuẩn. Nếu không được làm sạch cẩn thận sẽ gây ra tình trạng hôi miệng, nấm lưỡi, bệnh nha chu, ăn uống không có cảm giác ngon,…
Do đó, hãy chú ý làm làm sạch lưỡi sau mỗi khi súc miệng hoặc sau khi ăn để tránh tồn đọng nhiều vi khuẩn.
5. Sử dụng nước súc miệng một cách thông minh
- – Lựa chọn nước súc miệng có thành phần phù hợp được nha sĩ khuyên dùng, không chứa
- – Súc miệng ít nhất 30 giây để làm sạch vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng.
- – Nên dùng nước súc miệng sau khi ăn hoặc sau khi chải răng. Không nên sử dụng quá 2 – 3 lần/ngày.
- – Nên chọn mua nước súc miệng tại các nhà thuốc tây hoặc cửa hàng uy tín. Không được nuốt nước súc miệng.
6. Áp dụng chế độ ăn phù hợp và hạn chế hút thuốc
- – Tránh sử dụng các đồ ăn ngọt, dẻo, dính, bánh kẹo, nước có ga,… Vì chúng vừa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng nhất là sâu răng, viêm nha chu.
- – Trong các bữa ăn hằng ngày hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả tươi để tăng khả năng làm sạch mảng bám trên răng.
- – Uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng. Lượng nước bọt được tiết ra đầy đủ sẽ giúp bảo vệ cả mô mềm và mô cứng trong khoang miệng.
- – Không hút thuốc lá vì nó có thể làm cho các vấn đề ở răng và nướu thêm nặng nề hơn.
7. Thực hiện khám răng theo định kỳ
Thông thường, các dấu hiệu bệnh lý răng miệng giai đoạn đầu khá mơ hồ và rất khó phát hiện sớm. Do đó, thăm khám nha khoa thường xuyên là rất quan trọng để duy trì hàm răng sạch khỏe, ngăn ngừa bệnh lý.
Mỗi năm nên đến trung tâm nha khoa kiểm tra răng 1 – 2 lần và cạo vôi răng. Qua quá trình thăm khám có thể sớm phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề bệnh lý phát sinh nếu có.
Vệ sinh răng miệng tốt kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho răng nướu luôn sạch khỏe. Mỗi ngày chỉ cần dành ít phút để chăm sóc răng là đã có thể duy trì hàm răng chắc khỏe, nụ cười tươi tắn.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin nào khác đừng ngần ngại hãy gọi đến tổng đài 1900 7141. Hoặc đến ngay Nha khoa Đông Nam cơ sở gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm:
- Nên ăn gì để răng chắc khỏe?
- Chăm sóc răng miệng cho bà bầu?
- Đánh răng đúng cách theo khoa học
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!