Trước khi thất bại, Nokia từng được coi là thương hiệu dẫn đầu của cuộc cách mạng điện thoại di động. Nokia là một trong những thương hiệu có giá trị và dễ nhận biết nhất trên thế giới.
Vị thế của Nokia đối với thị trường điện thoại di động được minh chứng bằng thực tế là nó có thị phần toàn cầu hơn 40%.
Trong khi hành trình lên đỉnh cao của Nokia diễn ra nhanh chóng, sự suy giảm của nó cũng tương tự như vậy.
Vậy tại sao từ một đế chế gần như không thể thay thế với nguồn lực rất mạnh, Nokia đã bị bỏ lại đằng sau cuộc chơi. Dưới đây là tóm gọn 05 lý do chính khiến Nokia thất bại.
1. Chỉ tập trung vào phần cứng.
Sẽ không có bất cứ nghi ngờ gì khi nói Nokia vốn rất nổi tiếng về chất lượng phần cứng, tuy nhiên, khi nói đến phần mềm, có rất ít người phủ nhận tình yêu của họ dành cho Android của Google hoặc iOS của Apple.
Nokia lẽ ra nên kết hợp với hệ điều hành Android sớm hơn nếu hãng này thực sự muốn quay trở lại đường đua. Thay vào đó, công ty lại tiếp tục hợp tác với Microsoft, điều đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho cả hai gã khổng lồ công nghệ.
2. Nokia thất bại vì thiếu sự đổi mới.
Nokia đã cố gắng trở lại cuộc đua bằng những chiếc điện thoại mới của mình với công nghệ mới nhất, nhưng đó vốn là những tính năng đã có hay có phần cũ kỹ, chưa phải là những thứ công nghệ dành cho tương lai.
Không chỉ thất bại với dòng điện thoại cao cấp (flagship phone) mà Nokia cũng bị tổn hại ở phân khúc tầm trung (mid-range segment). Sự thâm nhập của quá nhiều thương hiệu khác như Motorola, Xiaomi, HTC, Huawei đã khiến Nokia gặp thất bại ê chề.
3. Không có một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Nếu bạn suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, những gì mà Google và Apple đã làm đó là tạo ra một cộng đồng bao gồm các nhà sản xuất điện thoại (phone makers), nhà phát triển (developers) và cả khách hàng.
Các thương hiệu mới đã tham gia hệ sinh thái này khi khách hàng rất hài lòng khi dùng thử chúng vì họ đã vốn quen với giao diện người dùng của Android.
Ngược lại, Nokia luôn cố gắng để đứng ngoài cuộc cạnh tranh này và sự cô lập đó đã khiến công chúng mất dần sự quan tâm đến thương hiệu.
4. Sự trỗi dậy của thị trường di động Trung Quốc.
Không lâu, kể từ khi thị trường điện thoại di động phát triển, các thương hiệu Trung Quốc bắt đầu sản xuất điện thoại di động với tốc độ không thể đánh bại.
Có lần người phát ngôn của Nokia nói rằng người Trung Quốc sản xuất điện thoại còn nhanh hơn cách chúng tôi thực hiện một ý tưởng mới của mình bằng PowerPoint.
5. Chọn nhầm CEO.
Khi Stephen Elop ngồi lên chiếc ghế CEO của Nokia vào quý 4/2010, Nokia khi đó vẫn có 28,2% thị phần điện thoại di động, bán ra 117 triệu máy, còn Samsung chỉ mới bán được 71 triệu máy và Apple chỉ là 13,4 triệu máy.
Vào thời điểm đó, hệ điều hành điện thoại di động mà Nokia lựa chọn, là Symbian, chiếm 36,6% thị trường điện thoại thông minh là cũng là nền tảng lớn nhất khi iOS của Apple chỉ mới có 16,7%.
Không ai có thể phủ nhận tài năng của Stephen Elop nhưng đôi khi, có một người nổi tiếng với đầy đủ các kỹ năng là không đủ để chuyển đổi một doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp đang trong một thị trường rất năng động với sự cạnh tranh rất gay gắt.
Elop đã nhận ra những khó khăn mà Nokia đang gặp phải và ông đã cố gắng để đưa ra một số quyết định lớn nhưng tất cả đều vô vọng.
Nokia vẫn tiếp tục ‘té ngã’ trên đường đua mãi những ngày về sau đó !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!