Trước khi đi trả lời cho câu hỏi RAM DDR3 là gì và RAM DDR4 là gì thì trước tiên các bạn cần nhớ lại khái niệm về RAM và RAM DDR.
RAM và RAM DDR là gì?
RAM viết tắt cho Random Access Memory, tạm dịch là bộ nhớ truy cập tạm thời. Đây là nơi chứa các hàng lệnh đợi với tốc độ cực cao. Những thứ lưu ở RAM rất đa dạng, ví dụ như khi bạn nhập một lệnh vào máy tính từ bàn phím, lệnh đó được gửi đến RAM, sau đó đến bộ nhớ tạm của CPU và đưa vào CPU xử lý.
RAM cũng là nơi lưu trữ kết quả tạm thời sau khi được CPU xử lý. Ví dụ như khi bạn mở một trang web lên, tất cả nội dung trang web đó được lưu tạm ở RAM, bạn chuyển sang một tab khác sau đó quay lại, nội dung vẫn ở đó mà không cần load lại. Tuy nhiên nếu mở quá nhiều tab, RAM bị đầy thì những tab cũ hơn sẽ bị xóa trên RAM, khi quay lại tab đó bạn sẽ thấy bị load lại từ đầu.
DDR là viết tắt cho Double Data Rate – tốc độ dữ liệu gấp đôi, một cải tiến so với loại RAM QDR trước đây. RAM DDR đã qua nhiều thế hệ từ DDR, DDR2, DDR3 và phổ biến bây giờ là DDR4.
Vậy RAM DDR3 và RAM DDR4 là gì?
Như đã nói ở trên, RAM DDR3 và DDR4 đơn giản là các thế RAM. Trong đó:
- DDR3: Ra đời năm 2007 có tần số hoạt động trong khoảng 800 – 2133MHz, điện áp sử dụng là 1.5V.
- DDR4: Ra đời năm 2007 có tần số hoạt động trong khoảng 2133 – 4266MHz, điện áp sử dụng là 1.2V.
Như vậy, RAM DDR4 sẽ cho tốc độ truyền dữ liệu cao hơn RAM DDR3, hoạt động ở điện áp thấp hơn và tất nhiên cũng tiết kiệm điện hơn.
RAM DDR4 và DDR3 không thể tương thích ngược, vì ngay từ phần cứng chân cắm RAM đã có sự khác biệt, mỗi mainboard chỉ hỗ trợ một loại RAM duy nhất. Việc hỗ trợ loại RAM nào cũng còn phụ thuộc nhiều vào bộ xử lý, chipset…
Sự khác biệt giữa RAM DDR3 và RAM DDR4
Trên thực tế, trải nghiệm với một chiếc máy tính sử dụng RAM DDR3 và DDR4 là không nhiều, đối với tác vụ của đa số người dùng sử dụng sẽ không thấy được độ trễ bởi RAM. Tuy nhiên nhờ điện áp thấp hơn nên DDR4 phổ biến trên laptop, còn DDR3 thì ít phổ biến, thay vào đó là tùy chọn tiết kiệm điện DDR3L.
Nhưng nếu máy tính sử dụng card tích hợp, nhất là các dòng laptop sử dụng CPU AMD và CPU Intel Ice Lake và Tiger Lake thì hiệu suất đồ họa thực sự có khác biệt về RAM. Vì card tích hợp thường là sử dụng RAM chung với hệ thống, tốc độ RAM càng cao hiệu suất đồ họa càng được cải thiện.
Nhưng nếu phải so sánh giữa tốc độ RAM và dung lượng RAM thì chắc chắn dung lượng tạo ra sự khác biệt rõ rệt hơn. Một chiếc laptop chạy Windows 10 có 4GB RAM DDR4 khó mà chạy đa nhiệm hàng chục phần mềm, mở vài chục tab Chrome, nhưng đổi lại một chiếc laptop cũ hơn, nhưng có 16GB RAM DDR3 sẽ cho trải nghiệm đa nhiệm tốt hơn nhiều.
Như vậy nhìn chung, với các tác vụ thông thường, loại RAM nào cũng đáp ứng tốt, thứ bạn cần quan tâm là dung lượng. Còn khi nâng cấp RAM cho laptop, bạn cần lưu ý loại RAM laptop đó hỗ trợ, cây RAM có sẵn để mua đúng RAM cùng tốc độ bus, chứ không phải lúc nào cũng cao hơn sẽ tốt hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!