Ý NGHĨA PHẬT NHƯ LAI ĐẠI NHẬT-PHẬT HỘ MỆNH TUỔI MÙI-THÂN – Phật Bản Mệnh

Đại Nhật Như Lai, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật.

Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng. Kinh điển căn bản là Đại Nhật kinh sớ.

Cho dù trong Kim cương giới hay Thai tạng giới của Đông Mật hoặc trong Sự bộ, Hành bộ của Tạng Mật, ngài đều có địa vị hiển hách. Trong Tứ bộ Mật tục của Phật giáo Tạng truyền, thuộc về bộ Như Lai trong Hành bộ và Tục bộ.

Đức Phật Đại Nhật Như Lai an tọa trong tư thế kim cương trên bảo tòa được tám Sư tử nâng đỡ, thân ngài sắc trắng, Ngài bắt ấn chuyển pháp luân có biểu tượng là bánh xe pháp. Thân Ngài được trang hoàng bằng các trang sức Báo thân.

Đức Phật Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lư Giá Na) tịnh hóa hoàn toàn được vô minh ảo tưởng. Vô minh hay hiểu biết sai lầm chính là sự tin tưởng một cách tuyệt đối, cho rằng vạn pháp đều đang tồn tại chắc thực như cách chúng ta nhận biết. Điều này cũng giống như việc ta nhìn thấy một sợi dây thừng trong bóng tối và cảm thấy vô cùng sợ hãi vì tưởng lầm đó là một con rắn.

Theo nghĩa này thì từ lúc sinh ra, từng phút, từng giây, mọi hành động và suy nghĩ của chúng ta đều bị chi phối bởi vô minh. Chính nhận thức phân biệt mê lầm này đã kéo theo một chuỗi các hoạt động tiêu cực và kết quả là ta phải chịu đau khổ.

Phật Như Lai Đại Nhật hộ mệnh cho tuổi Mùi, giúp hóa giải hung tinh, nắm bắt mọi cơ hội, tương lai hiển đạt.

Mật Tông cho rằng, Đại Nhật Như Lai không chỉ là bản tôn mà còn là mấu chốt giáo lý của Mật Tông. Bởi trí tuệ quang minh của Đức Phật Như Lai chiếu đến khắp nơi, có thể khiến Pháp giới vô biên phổ chiếu quang minh và mở ra Phật tính, thiện căn cụ thể trong chúng sinh, thành công trong sự nghiệp thế gian, xuất thế gian, vì thế lấy tên gọi là Đại Nhật. Tên gọi Đại Nhật có ba hàm nghĩa, trong Đại Nhật kinh sơ có ghi chép đó là:

    • 1/ Diệt trừ u tối và phổ khắp ánh sáng.
    • 2/ Thành tựu các công việc.
    • 3/ Ánh sáng không bao giờ mất đi.

Cùng với sự chấm dứt của vô minh, chúng ta sẽ nhận ra Pháp Giới Thể Tính Trí và Đức Phật Đại Nhật Như Lai nơi tự tâm mình.

Khi đó, toàn bộ thế giới vô minh ảo tưởng sẽ tan biến và ta có thể nhận biết vạn pháp theo đúng bản chất thật của chúng. Về ý nghĩa, Đức Đại Nhật Như Lai được nhắc tới như là tinh túy và hợp nhất tất cả phẩm hạnh của Ngũ Trí Phật.

Do vậy Ngài có sắc trắng thuần tịnh, bởi sắc trắng bao gồm tất cả các màu sắc khác. Biểu tượng của Đức Đại Nhật Như Lai là Pháp luân tượng trưng cho sự ban trải giáo pháp tỏa sáng như mặt trời xua tan bóng đêm vô minh che chướng bản tâm nguyên sơ thanh tịnh của chúng sinh.

Tuổi Thân mang bên mình vị Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật nhắc nhở họ không nên quá tự tin, nên dừng lại lắng nghe và suy nghĩ. Phật giúp họ nắm bắt được nguồn năng lượng của mình. Dù có phải đối mặt với tình thế khó khăn nguy hiểm tới đâu họ cũng không hề dao động và giải quyết tốt đẹp.