Nên làm răng giả tháo lắp hay cố định khi mất răng vĩnh viễn

Răng có vai trò quan trọng trong ăn nhai, nghiền nát thức ăn hỗ trợ hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi, đồng thời mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt. Vì vậy, nếu mất răng vĩnh viễn cần có phương pháp trồng răng thích hợp để đảm bảo khôi phục các chức năng của răng.

Hiện nay, có 2 phương pháp chính là làm răng giả tháo lắp và răng giả cố định, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng biệt nên khiến nhiều người băn khoăn nên làm răng giả tháo lắp hay cố định khi mất răng vĩnh viễn.

1. Tìm hiểu về răng giả tháo lắp và răng giả cố định

Để có thể lựa chọn đúng đắn nên làm răng giả tháo lắp hay cố định, trước hết chúng ta cần tìm hiểu những tìm kiểu kỹ lưỡng các đặc điểm của 2 phương pháp này.

1.1 Răng giả tháo lắp

Đây là phương pháp phục hình răng xuất hiện đầu tiên trên thế giới, có cấu tạo gồm 2 phần là nền nhựa và răng giả. Bộ phần nền nhựa hay còn gọi là nướu giả được làm bằng chất liệu nhựa dẻo hoặc cứng, có thể gắn móc kim loại hoặc không. Nướu và răng giả có màu sắc tương tự nướu và răng thật giúp phục khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho hàm răng.

Răng giả tháo lắp sử dụng khá đơn giản, chỉ cần chụp hàm tháo lắp lên vị trí mất răng, nắn chỉnh sao cho phần nướu giả chùm lên sát khít với nướu thật, không bị kênh cộm và neo giữ hàm giả chắc chắn hơn.

1.2 Răng giả cố định

Răng giả cố định không thể tháo rời mà gắn cố định trên cung hàm của người dùng, do đó răng giả cố định có tính ổn định, sử dụng trong thời gian dài hơn so với răng giả tháo lắp. Hiện nay, có 2 phương pháp phục hình răng cố định là cầu răng sứ và cấy ghép Implant.

  • Cầu răng sứ sử dụng một dải sứ gồm ít nhất 3 mão răng sứ gắn cố định tại vị trí mất răng bằng cách mài cùi 2 răng kế cận để làm trụ và chụp mão răng lên trên. Răng thay thế cho răng đã mất sẽ nằm ở chính giữa cầu răng sứ.
  • Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng giả hiện đại nhất hiện nay. Cấu tạo răng Implant gồm 3 phần: trụ Titanium, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trụ Implant ghép trực tiếp vào trong xương hàm thay thế chân răng đã mất nâng đỡ vững chắc mão răng sứ bên trên, răng Implant có thiết kế tương tự răng thật về cả màu sắc và hình dáng nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Xem thêm: Bảng giá răng giả tháo lắp chi tiết tại Nha khoa Trẻ

2. So sánh răng giả tháo lắp và răng giả cố định với những chỉ tiêu cụ thể

So sánh các phương pháp này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất và phần nào giúp các bạn đưa ra được lựa chọn nên làm răng giả tháo lắp hay cố định.

Răng giả tháo lắp Cầu răng sứ Trồng răng Implant Tính thẩm mỹ

Lấp đầy khoảng trống cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng. Tuy nhiên, răng giả không có màu sắc tự nhiên như răng thật.

Tính thẩm mỹ cao hơn hàm giả tháo lắp. Răng Implant tương tự răng thật về cả hình dáng và màu sắc nên có tính thẩm mỹ tuyệt đối. Mức độ an toàn Cấu tạo nhựa dẻo và kim loại lành tính nên đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Cầu răng sứ an toàn với sức khỏe cơ thể, tuy nhiên cần thực hiện mài cùi răng, xâm lấn men răng thật. Implant sử dụng các vật liệu nha khoa cao cấp từ trụ, khớp nối đến mão răng sứ, có độ tương thích sinh học cao. Khả năng ăn nhai

Lực ăn nhai dàn trải đều trên cung hàm nhưng độ bền chắc không cao nên cần hạn chế các thực phẩm cứng.

Ăn nhai thoải mái hơn răng giả tháo lắp, nhưng cũng nên cẩn thận với một thực phẩm cứng, dai để tránh hỏng cầu răng sứ. Răng giả cố định vững chắc trên cung hàm giúp tái tạo khả năng ăn nhai tốt, cảm nhận hương vị thức ăn y hệt răng thật. Tính thuận tiện Răng giả không cố định nên bạn sẽ thực hiện vệ sinh răng cho cả hàm giả và những chiếc răng còn lại trên cung hàm.

Thay thế răng mất bằng cách gắn cố định, nên không cần tháo ra để vệ sinh. Tuy nhiên, các khe rãnh ở vị trí tiếp xúc mão răng và chân răng thật rất dễ bị kẹt thức ăn nên việc vệ sinh khó khăn hơn Implant.

Răng Implant có độ trơn nhẵn cao nên thức ăn khó mắc đinh vào, đồng thời việc vệ sinh răng miệng chỉ cần thực hiện 1 lần và tương tự như vệ sinh răng thật. Thời gian thực hiện Thời gian hoàn tất nhanh chóng, có thể ăn nhai bình thường ngay sau khi phục hình. Thời gian từ 1 – 2 tuần là hoàn thành. Thời gian thực hiện trung bình từ 1 – 3 tháng (đã bao gồm trường hợp nâng xoang và ghép xương răng) Tuổi thọ răng giả Hàm răng giả sau 3 – 5 năm sẽ có hiện tượng lỏng lẻo và phải làm lại khung tháo lắp mới. Tuổi thọ có hạn từ 10 – 15 năm. Tuổi thọ trung bình là 25 năm và có thể hơn nữa nếu được chăm sóc tốt. Khả năng kiểm soát biến chứng Lực ăn nhai trên răng giả tháo lắp không đủ để kích thích xương hàm không bị tiêu biến trong thời gian dài. Cầu răng sứ chỉ có thể làm quá trình tiêu xương diễn ra chậm hơn so với răng giả tháo lắp chứ không thể tránh được hoàn toàn. Trồng răng Implant là phương pháp duy nhất giúp người bệnh không bị tiêu xương hàm dù sử dụng trong thời gian dài.

3. Các yếu tố quyết định nên làm răng giả tháo lắp hay cố định

Mất răng nên làm răng giả tháo lắp hay cố định còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố dưới đây:

3.1 Điều kiện kinh tế

Hàm giả tháo lắp có mức chi phí thấp hơn nhiều so với 2 loại răng giả cố định, vì vậy trong trường điều kiện kinh tế không cho phép chi trả một khoản tiền lớn thì bạn có thể lựa chọn hàm giả tháo lắp.

Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp trồng răng hiệu quả nhất bởi vẫn còn một số bật cập mà chỉ khi thực hiện làm răng giả cố định mới có thể khắc phục được. Cụ thể là khả năng ăn nhai bị hạn chế, hay tình trạng tiêu xương hàm không được kiểm soát. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi phục hình răng để đảm bảo an toàn và tránh biến chứng tiêu xương hiệu quả.

3.2 Tình trạng mất răng

Tùy vào từng trường hợp mất răng mà bác sĩ sẽ tư vấn nên làm răng giả tháo lắp hay cố định. Với những trường hợp mất nhiều răng mà các răng kế cận không đủ khỏe mạnh hoặc tình trạng mất răng toàn hàm thì bạn không thể làm cầu răng sứ mà có thể lựa chọn răng giả tháo lắp hoặc cấy ghép Implant. Tuy nhiên, nếu trường hợp mất răng lâu ngày làm tiêu xương hàm thì cần tiến hành phục hình cả chân răng và thân răng, mà chỉ có phương pháp cấy ghép Implant là khôi phục được.

Đối với trường hợp mất 1 răng thì cần phải thực hiện làm răng giả cố định với cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant để khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng.

3.3 Độ tuổi thực hiện trồng răng giả

Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ quan tâm đến những chỉ tiêu riêng biệt, cụ thể ở người già không yêu cầu cao về tính thẩm mỹ mà chỉ cần cải thiện chức năng ăn nhai thì phương pháp được ưu tiên ở đây là hàm giả tháo lắp.

Đối với những người trẻ tuổi thì họ yêu cầu cao về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và chịu áp lực của răng phải tốt. Vì vậy, sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho những người trẻ năng động là răng giả cố định. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chỉ thực hiện trồng răng Implant khi đã đủ 18 tuổi và có cấu trúc xương hàm ổn định.

3.4 Sức khỏe của người bệnh

Nên làm răng giả tháo lắp hay cố định phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe trước đó của bệnh nhân. Nếu thực hiện răng giả cố định cần tác động đến men răng (cầu răng sứ), tác động đến xương hàm (Implant) do đó cần phải có sức khỏe răng miệng và toàn thân tốt mới có thể thực hiện được.

Những người lớn tuổi hay người trẻ sức khỏe yếu không thể chịu đau do phải mài răng hay tiểu phẫu trồng răng thì hàm giả tháo lắp sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất.

Xem thêm: Quy trình làm răng giả tháo lắp diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn vệ sinh răng giả tháo lắp đúng cách giúp sử dụng lâu dài

Trên đây là những giải đáp của Nha khoa Trẻ về vấn đề nên làm răng giả tháo lắp hay cố định, hy vọng đã giúp được các bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp cho mình. Và để biết chính xác phương pháp đó có đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bạn hay không thì hãy liên hệ Nha khoa Trẻ và chia sẻ cụ thể tình trạng mất răng của bạn để được tư vấn chính xác nhất.

Thông tin liên hệ:

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: Số 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0963 333 844

Fanpage: nhakhoatrehanoi