Mường Lát là huyện vùng cao biên giới nằm ở tận cùng phía Tây bắc tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Xốp Bâu; phía tây giáp huyện Viêng Xay (Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) với đường biên giới 110km; phía tây Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La (với đường biên 30 km); phía đông giáp huyện Quan Hóa. Với vị trí đó, Mường Lát có thể “ Bắc tiến” phát triển về Sơn La; “ Tây tiến” sang nước bạn Lào. Cách trung tâm tỉnh Thanh Hóa (Thành phố Thanh Hóa) 246 km.
Nằm trong quá trình cải tạo hàng chục vạn năm của đồng bằng Trung Bộ, đất đai Mường Lát được hình thành chủ yếu do đá mẹ phong hóa tại chỗ. Địa hình bị chia cắt phức tạp, chủ yếu dốc, núi cao, tầng đất trung bình đất tươi xốp, phía trên cao cây rừng phát triển mạnh; phía sườn đất dốc, sói mòn, rửa trôi mạnh.
Mường Lát có mạng lưới sông, suối, chằng chịt, lớn nhất là sông mã, bắt nguồn từ Trung Quốc, qua nước bạn Lào chảy vào xã Tén Tằn, xã Tam Chung, Trung Lý về Quan Hóa.
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có quá trình phát triển rất sớm. Năm 1925, thực dân Pháp làm đường Thanh Hóa đi Quan Hóa (cũ) chiều dài 246 km. Sau đó là những đường liên huyện như: Quan Hóa đi Tam Chung; Quan Hóa đi Quang Chiểu… đó là những con đường trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiếp tế lương thực, thực phẩm, quân tư trang… Hiện nay Mường Lát đã có hệ thống đường ô tô đến trung tâm xã, đường tỉnh lộ 520 chạy từ Quan Hóa đến Mường Chanh với tổng chiều dài 136km (trong đó qua Mường Lát 98km).
Huyện Mường Lát mặc dù mới bước sang tuổi 17, nhưng trong chiều sâu lịch sử nơi đây là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt Cổ.
Mường Xưa nằm trong châu Quan Da, phủ Thanh Đô. Năm minh mệnh thứ 10 (1829), dồn Tàm Châu vào Quan Da đổi làm châu Quan Hóa.Năm Tự Đức thứ 3 (1851) dồn Thạch Thành, Quảng Địa, Quan Hóa về phủ Quảng Hóa kiêm nhiếp gồm 10 động: Phú Lệ, Phú Xuân, Cổ Am, Ái Chư, Lực Canh, Hoa Dụ, Vân Lung, Đặc Kiệt, Bất Căng, Sơn Chênh. Đầu thế kỷ XX đến trước năm 1930, châu Quan Hóa có 12 tổng, sau đó chính quyền thực dân pháp cắt 4 tổng thành lập châu Tân Hóa, châu Quan Hóa còn lại 8 tổng. Huyện Mường Lát ngày nay có 2 tổng là tổng Lục Canh và tổng Qung Chiểu
– Tổng Lục Canh có 4 Mường: Mường Lát, Mường Lý, Mường Ai và Mường Chiềng Cồng. Diện tích 204km2; 1.430 khẩu; trung bình 7 người/km2
– Tổng Quang Chiểu có 3 mường: Mường Pung, Mường Xim và Mường Chanh. Diện tích 391km2; dân so0os 720 người; mật độ trung bình 1 người hơn 1km2.
Sau cách mạng tháng 8 /1945, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quyết định bỏ cấp phủ, châu dưới tỉnh gọi là huyện, xã. Lúc này tổng Lực Canh đổi thành xã Tam Chung. Hai xã Tam Chung và Quang Chiểu thuộc huyện Quan Hóa, ngày 6/3/1963 theo quyết định số 30 – CP của Hội đồng Chính phủ ( nay là Chính Phủ) chia xã Tam Chung thành 3 xã mới là :
+ Xã Trung Lý gồm có các chòm: Tà Cóm, Tài Chánh, Co Cài, Nang, Cang, Xa Lăn, Táo, Phó và Đông.
+ Xã Tam Chung gồm có các chòm: Can, Nháp, Lát, Pong, Chung Lợi, Trung Lập, Buốn, Hia, Chiên,Thàng Công, Mòn, Canh, Đoàn Kết và Pù Nhịu.
+ Xã Pù Nhi gồm các chòm: Pù Cá, Pa Ay, Phá Hịa, Pha Đén, Hua Pù, Pa Hộc, Luốc Ha, Chim, Cơm, Pu Ngùa, Piềng Diếm và Pu Quản.
Ngày 14 tháng 12 năm 1984, thực hiện Quyết định số 163/HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng chia xã Tam Chung thành 2 xã mới là xã Tén Tằn và xã Tam Chung, chia xã Quang Chiểu thành 2 xã là xã Mường Chanh và xã Quang Chiểu.
Xã Tén Tằn gồm 5 bản là Tân Lập, Đoàn Kết, Na Khà, Chòm Chiên và xã Tén Tằn.
Xã Tam Chung gồm 5 chòm bản: là Bản Lát, Na Poong, Pù nghiêu, Chòm Căn, Chòm Poong và Đông Ban.
Xã Quang Chiểu gồm 12 chòm bản là: Chòm Sáng, Chòm Poong, Chòm Cún, Chòm Sim, Chòm Pùng, Chòm Qua, Chòm Hạm, Chòm Mừng, Suối Tút, Pù Đứa, Còn Dao và Co Cài.
Xã Mường Chanh gồm 6 chòm bản là: Chòm Ngó, Na Hào, Chòm Bống, Chòm Cang, Chòm Chai và Chòm Lách.
Đến đây 6 xã : Trung Lý, Tam Chung, Pù Nhi, Tén Tằn, Quang Chiểu, Mường Chanh, ổn định về địa giới và quản lý các mặt thuộc huyện Quan Hóa cũ
Ngày 18 tháng 11 năm 1996, theo Nghị định 72 NĐ/CP của Chính Phủ, huyện Quan Hóa cũ chia thành 3 huyện, từ đây huyện Mường Lát chính thức có tên gọi gồm 6 xã vùng cao biên giới: Trung Lý, Tam Chung, Pù Nhi, Tén Tằn, Quang Chiểu, Mường Chanh. Sau gần 3 năm chia huyện ngày 5 tháng 9 năm 1999 Chính Phủ có Nghị định số 65/1999/NĐ-CP Thành lập xã Mường Lý thuộc Mường Lát, trên cơ sở 12.009ha diện tích và 3.874 nhân khẩu xã Trung Lý.
Ngày 31 tháng 12 năm 2003 theo Nghị định 131 của Chính Phủ chia xã Tam Chung thành 2 là: Thị trấn Mường Lát và xã Tam Chung. Thị trấn Mường Lát gồm các bản: bản Poong, bản Pom Buôi, bản Pom Khuông, bản Ón, Khu phố huyện và Trung tâm lâm trường Mường Lát. Xã Tam Chung gồm: bản Lát, bản Poong, bản Cân, bản suối Phái, bản Tân Hương, bản suối Lóng và một phần bản Pom Khuông, bản Hin Phăng, bản Ón.
Ngày 23 tháng 12 năm 2008 Thành lập xã Nhi Sơn thuộc huyện Mường Lát trên cơ sở điều chỉnh 3.684,61 ha diện tích tự nhiên và 2.029 nhân khẩu của xã Pù Nhi.
Xã Nhi Sơn có 3.684,61 ha diện tích tự nhiên và 2.029 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Nhi Sơn: Đông giáp xã Trung Lý, huyện Mường Lát; Tây giáp xã Pù Nhi, huyện Mường Lát; Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Bắc giáp xã Tam Chung và thị trấn Mường Lát huyện Mường Lát.
Đến nay huyện Mường Lát có 8 xã và 1 thị trấn với số dân 35.536 người (năm 2012) gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống: Thái, Mông, Khơ Mú, Dao, Kinh, Mường mỗi dân tộc lại mang sắc thái riêng./.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!