Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị sưng, phù nề mi. Dù là nguyên nhân gì thì sưng mi cũng khiến người bệnh rất khó chịu do ảnh hưởng tầm nhìn, khó khăn trong sinh hoạt, học tập.
Nguyên nhân gây sưng mi
– Lẹo
Mọi người thường gọi chung khối sưng trên mi mắt là “chắp lẹo”, nhưng thực ra chắp với lẹo có khác nhau.
Lẹo xảy ra khi một tuyến trong mi mắt bị nhiễm trùng (thường là các tuyến nước mắt ở dưới lông mi). Người bị lẹo sẽ thấy mắt ngứa, đau, mi sưng lên, sau đó khối lẹo trông giống mụn mủ.
– Chắp
Chắp cũng gây sưng đỏ mi, nhưng khác với lẹo, chắp xảy ra khi một tuyến bã nhờn ở mi bị bít tắc. Những người tuyến mồ hôi nhiều bã nhờn sẽ dễ bị chắp. Người bị chắp có thể bị tái đi tái lại nhiều lần.
– Dị ứng: Dị ứng toàn thân hay dị ứng tại mắt đều có thể gây ngứa ở mắt, mắt đỏ, sưng mi, chảy nước mắt.
– Viêm kết mạc: Khi mắt bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ), mi có thể sưng lên gây khó chịu cho người bệnh.
– Mất ngủ, mệt mỏi: Khi bạn mất ngủ hoặc quá mệt mỏi, mi mắt có thể sưng lên.
– Khóc: Khóc nhiều và trong thời gian lâu sẽ gây sưng mi. Chứng sưng mi này sẽ hết dần sau khi ngừng khóc. Sưng mi mắt sau khi khóc có thể là hậu quả của ứ dịch, do tăng lưu lượng máu đến vùng xung quanh mắt.
– Trang điểm và dùng kem chăm sóc da: Một số người bị kích ứng/dị ứng khi trang điểm hoặc dùng kem dưỡng da dẫn đến mi mắt sưng đỏ và đau.
– Viêm mô tế bào hốc mắt: Đây là một nhiễm trùng sâu trong mô mi mắt, nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
– Rối loạn nội tiết: Mắc rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây sưng mi và viêm (bệnh Graves).
Cách khắc phục, điều trị sưng mi mắt
-Trong mọi trường hợp sưng mi, chườm ấm khá hiệu quả để giảm đau. Có thể chườm bằng gạc, khăn ấm, hoặc luộc một quả trứng rồi giữ nguyên vỏ lăn trứng ở vùng mi (quả trứng ấm nóng ở mức cơ thể chịu được).
-Trong các trường hợp sưng mi do mất ngủ hay khóc nhiều, uống nước cũng có thể làm giảm sưng. Nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh cũng có tác dụng tương tự.
-Người có cơ địa dị ứng cần tránh các tác nhân dễ gây dị ứng như: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa…
-Nếu mi sưng kèm mắt bỏng rát khó chịu, nước mắt nhân tạo có thể làm dịu đi rất nhiều.
-Sưng mi nhẹ có thể tự khỏi. Nhưng sưng mi kèm theo sốt, đau nhiều thì bạn cần đi khám để bác sĩ có chỉ định điều trị.
-Nếu sưng do nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường sẽ phải dùng kháng sinh theo liều chỉ định.
-Nếu sưng mi do rối loạn nội tiết, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật, sau đó điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau.
Một số lưu ý khi dị ứng mắt
– Khi lên chắp, lẹo, tuyệt đốt không tự nặn vì có thể gây nhiễm trùng nặng. Việc tháo mủ nếu cần thiết phải do bác sĩ chỉ định.
– Nếu phải trang điểm, cần tẩy trang đúng quy trình để hạn chế khả năng gây viêm ở mi gây sưng và phù nề mi.
– Dù bị bệnh hay không, tránh dụi tay vào mắt. Nên rửa tay thường xuyên để tránh vô tình gây nhiễm khuẩn ở mắt.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Ths.BS Đỗ Minh Lâm
Tài liệu tham khảo:
- https://www.aao.org/eyenet/article/postop-mystery-of-swollen-eyelid
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2884828/
- https://www.allaboutvision.com/conditions/swollen-eyelids.htm
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!