Luyện từ và câu câu kể ai là gì

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau:

Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: “Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi.” Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.

2. Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?

Gợi ý:

– Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.

– Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,… về một người nào đó cho người khác biết.

Trả lời:

* Các câu dùng để giới thiệu:

– Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

– Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

* Câu dùng để nhận định:

– Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.

3. Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?; bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì (là ai? là con gì?)?

Gợi ý:

Con phân tích các thành phần trong câu.

Trả lời:

Câu

Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

Bộ phận trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

1

Đây

là Diệu Chi, bạn mới của chúng ta.

2

Diệu Chi

là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công

3

Bạn ấy

là một họa sĩ nhỏ đấy.

4. Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học ”Ai làm gì?, Ai thế nào?” ở chỗ nào?

Gợi ý:

Con xét sự khác biệt trên hai mặt:

– Cấu tạo:

– Ý nghĩa

Trả lời:

Kiểu câu kế “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các điểm sau đây:

+ Về mặt ý nghĩa:

Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.

+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” đứng đầu bộ phận vị ngữ.