Thời gian thực hiện lấy cao răng có lâu không?

Cao răng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng, là tác nhân gây ra một số bệnh lý nha khoa. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người cần lấy cao răng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe hàm răng. Vậy thời gian lấy cao răng có lâu không, hãy cùng tìm hiểu chI tiết hơn qua bài viết sau đây.

1. Vì sao phải lấy cao răng?

Cao răng là cặn cứng lắng lại từ muối vô cơ, cặn mềm, mảnh vụn thức ăn, xác tế bào biểu mô, vi khuẩn… và chất khoáng trong miệng. Sau khi ăn khoảng 15 phút, lớp màng mỏng sẽ bám vào bề mặt răng, lâu dần sẽ hình thành mảng bám và cao răng. Cao răng thường có màu trắng đục, vàng nhạt, nâu sậm hoặc đỏ thẫm, bám chắc ở trên thân răng và dưới mép lợi. Cao răng bám chắc trên răng, khó loại bỏ chỉ bằng việc vệ sinh thông thường.

Mảng bám, cao răng là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Các vi sinh vật có hại phát triển quá mức sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng,

Lấy cao răng là việc nên làm định kỳ bởi cao răng tồn tại lâu ngày có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng của mọi người như:

– Viêm lợi

– Viêm nha chu

– Sâu răng

– Hôi miệng

– Viêm chân răng…

Bên cạnh đó, vi khuẩn tích tụ từ cao răng còn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như viêm tủy ngược dòng, bệnh ở niêm mạc miệng như lở loét miệng, viêm amidan, bệnh viêm họng…

Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, mọi người cần lấy cao răng thường xuyên hoặc ngay khi cao răng hình thành nhiều bất thường trên răng.

2. Quy trình lấy cao răng

Cao răng thường được bác sĩ nha khoa loại bỏ bằng dụng cụ chuyên dụng. Lấy cao răng là thủ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu răng.

Quy trình lấy cao răng tại các nha khoa hiện nay bao gồm các bước cơ bản sau đây:

– Bước 1: Thăm khám, xác định tình trạng cao răng trong khoang miệng để đưa ra kế hoạch xử trí phù hợp đối với từng người.

– Bước 2: Vệ sinh răng miệng để đảm bảo an toàn, hạn chế viêm nhiễm trong quá trình thực hiện.

– Bước 3: Tiến hành lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng, tách cao răng ra khỏi thân răng và nướu.

– Bước 4: Đánh bóng để bề mặt răng nhẵn, ít mảng bám và cao răng hình thành hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng lại một lần nữa và kết thúc quá trình lấy cao răng.

– Bước 5: Tư vấn chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám, lấy cao răng định kỳ.

3. Lấy cao răng có lâu không?

Tần suất lấy cao răng đối với mọi người theo khuyến cáo của bác sĩ nha khoa là:

– Người lớn có nhiều cao răng, cao răng dễ hình thành do bề mặt răng sần sùi cần lấy cao răng từ 3-4 tháng/lần.

– Người lớn có ít cao răng, cao răng hình thành lâu, bề mặt răng nhẵn bóng có thể lấy cao răng từ 5-6 tháng/lần.

– Trẻ em cần được lấy cao răng từ 5-6 tháng/lần để không làm ảnh hưởng tới răng và nướu.

Thời gian lấy cao răng thường kéo dài từ 10-30 phút, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Bên cạnh đó, tay nghề của bác sĩ cũng quyết định tới tốc độ lấy cao răng. Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ thao tác chính xác, loại bỏ mảng bám, cao răng cần thiết ra khỏi bề mặt răng và lợi của mọi người mà không làm tổn thương tới sức khỏe răng miệng.

Theo khuyến cáo nha khoa, cao răng không nên lấy quá liên tục bởi điều này có thể khiến răng bị mòn men, ê buốt.

Sau khi lấy cao răng, răng miệng cần được chăm sóc với một chế độ đặc biệt để đảm bảo an toàn, tránh tổn thương răng. Do vậy, mọi người cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc vệ sinh và sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ sự chắc khỏe của hàm răng.

Nhìn chung, lấy cao răng là thủ thuật khá đơn giản và thực hiện nhanh chóng. Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc về thời gian lấy cao răng. Bạn có nhu cầu lấy cao răng nên tìm tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.